Home / ⚖ Pháp luật / Hành vi ăn chặn tiền từ thiện bị phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi ăn chặn tiền từ thiện bị phạt bao nhiêu năm tù?

Ăn chặn tiền từ thiện bị xử lý như thế nào? Lợi dụng việc kêu gọi từ thiện để ăn chặn tiền từ thiện có đi tù không? Ăn chặn tiền từ thiện bị bao nhiêu năm tù? Đây là những câu hỏi và cũng là thắc mắc của nhiều người trong thời gian gần đây khi mà trên mạng xã hội đang lùm xùm nghi vấn các nghệ sĩ ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm quyên góp giúp đồng bào miền Trung bão lũ.

Việc quyên góp tiền để làm từ thiện là một việc hết sức nhân văn, khi mà người dân đang phải chịu ahr hưởng từ những đợt thiên tai hoặc dịch bệnh thì một tổ chức, cá nhân có uy tín đứng ra kêu gọi quyên góp tiền để làm từ thiện hỗ trợ cho những người đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai là rất tốt, tuy nhiên nếu như người kêu gọi quyên góp tiền từ thiện mà có ăn chặn thì sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Ăn chặn tiền từ thiện bị xử lý như thế nào? Có đi tù không? Bị phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi ăn chặn tiền từ thiện có thể bị xử phạt hành chính từ 10 triệu – 100 triệu đồng, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” khung hình phạt từ 6 tháng – 20 năm tù giam, hoặc bị xử lý hình sự với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với khung hình phạt từ 6 tháng đến tù chung thân.

Theo nghị định Số: 64/2008/NĐ-CP thì việc một cá nhân tổ chức kêu gọi quyên góp tiền từ thiện đã vi phạm pháp luật, chỉ những cơ quan, tổ chức sau đây mới có quyền kêu gọi nhận tiền, hàng cứu trợ:

– Căn cứ quy định tại điều 5 nghị định Số: 64/2008/NĐ-CP quy định những cơ quan có quyền kêu gọi, tiếp nhận tiền và hàng khi làm từ thiện cụ thể như sau:

“Điều 5. Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ

1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.

2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.

Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ“.

– Căn cứ pháp lý tại điều 21 nghị định Số: 64/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt và khen thưởng cụ thể như sau:

“Điều 21. Khen thưởng và xử lý vi phạm

2. Xử lý vi phạm: các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý và phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

– Căn cứ pháp lý tại điều 3 nghị định Số: 64/2008/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi làm công tác từ thiện cụ thể như sau:

“Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo.

2. Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp.

3. Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi”.

Như vậy, trường hợp các nghệ sĩ tự mình êu gọi quyên góp tiền, hàng để ủng hộ đã sai quy định pháp luật, nếu như các nghệ sĩ muốn kêu gọi nhận tiền, hàng để làm từ thiện thì phải thành lập một quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật, sau đó mới thực hiện kêu gọi và nhận tiền, hàng từ thiện một cách hợp pháp.

1.1. Khi nào hành vi ăn chặn tiền từ thiện bị xử phạt hành chính?

Trường hợp người thực hiện hành vi kêu gọi tiền quyên góp để làm từ thiện nhưng không dùng số tiền đó vào mục đích từ thiện, thay vào đó là chiếm đoạt số tiền đó thì bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng.

Căn cứ pháp lý tại điểm c, d khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này”.

1.2. Khi nào ăn chặn tiền từ thiện bị xử lý hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

– Tóm tắt quá trình lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức ăn chặn tiền từ thiện: Đầu tiên là nãy sinh ý định chiếm đoạt tiền của người khác thông qua hình thức kêu gọi quyên góp tiền từ thiện –> Tiếp theo là lên kế hoạch thực hiện, bằng cách dùng thủ đoạn gian dối để kêu gọi mọi người chuyển tiền cho mình –> Sau khi nhận tiền với số tiền lớn hơn 2 triệu đồng thì chiếm giữ lại mà không đi làm từ thiện –> Lúc này tội phạm đã hoàn thành.

+ Thứ 1, ý định chiếm đoạt tiền thông qua việc kêu gọi tiền từ thiện phải xuất hiện đầu tiên. Nghĩa là, ý định chiếm đoạt số tiền mọi người quyên góp làm từ thiện phải xuất hiện trước khi nhận tiền của người khác thì mới có căn cứ để xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

+ Thứ 2, số tiền ăn chặn từ việc làm từ thiện phải nhiều hơn 2 triệu đồng, nếu như số tiền ăn chặn tiền từ thiện ít hơn 2 triệu đồng thì phải thuộc các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự thì mới có thể xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

+ Thứ 3, phải có hành vi gian dối để chiếm đoạt, ăn chặn tiền từ thiện. Hành vi dùng thủ đoạn gian dối là việc nêu lên nguyên nhân, kết quả của việc làm từ thiện nhằm lấy được lòng tin của mọi người rằng sự việc đi làm từ thiện là có thật, có thể hành vi gian dối với nhiều hình thức khác nhau, nhưng quy chung lại thì đều là những cách thức làm cho người khác tin tưởng mà giao tiền cho mình.

Trên đây là 3 điều kiện phải có thì mới có căn cứ xử lý hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.

– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc ăn chặn tiền từ thiện bị phạt bao nhiêu năm tù?

+ Hành vi ăn chặn tiền từ thiện nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; Hoặc bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; Hoặc bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân.

+ Hình phạt bổ xung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, nếu như nghệ sĩ mà ăn chặn tiền từ thiện thì có thể sẽ bị cấm hành nghề biểu diễn nghệ sĩ từ 1 – 5 năm, hoặc cũng có thể bị tịch thu tài sản.

Căn cứ pháp lý tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, khung hình phạt cao nhất cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bị phạt tù chung thân nếu phạm tội trong các trường hợp quy định tại khoản 4 điều 174 bộ luật hình sự 2015.

1.3. Khi nào ăn chặn tiền từ thiện bị xử lý hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

– Tóm tắt quá trình “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức ăn chặn tiền từ thiện: Đầu tiên có ý định kêu gọi mọi người quyên góp tiền để đi làm từ thiện thật, suy nghĩ chất phác thật thà –> Sau đó kêu gọi người khác chuyển tiền cho mình để đi làm từ thiện –> Nhận được tiền của người khác –> Thấy tiền nhiều thì nổi lòng tham chiếm đoạt –> Không đi làm từ thiện mà tìm cách giấu, giữ lại để tiêu xài cá nhân –> Tội phạm hoàn thành.

+ Thứ 1, tư tưởng ăn chặn tiền từ thiện xuất hiện sau khi nhận tiền. Nghĩa là ban đầu người làm từ thiện có ý định quyên góp tiền để đi làm từ thiện thật lòng, nhưng sau khi nhận tiền thì nổi lòng tham mà không đi làm từ thiện, sau đó nghĩ cách để chiếm đoạt số tiền từ thiện đó.

+ Thứ 2, số tiền chiếm đoạt trên 4 triệu đồng, nếu dưới 4 triệu thì phải thuộc các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự 2015 thì mới có thể xử lý người ăn chặn tiền từ thiện với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

+ Thứ 3, hành vi ăn chặn tiền từ thiện đã được thực hiện hoàn thành. Tùy thuộc vào tính chất của từng vụ việc mà xác định thời gian chiếm đoạt hoàn thành khác nhau. Trong trường hợp kêu gọi tiền từ thiện để hỗ trợ đồng bào miền Trung trong đợt bão lũ thì phải thực hiện kịp thời trong thời gian người dân cần hỗ trợ và như những gì đã cam kết trước đó, nếu như chưa kịp thực hiện thì phải có thông báo cho những người chuyển tiền biết, nếu như sau đợt bão lũ mà vẫn chưa thực hiện công việc từ thiện như đã kêu gọi thì hành vi được xem là đã hoàn thành.

Trên đây là 3 điều kiện để có căn cứ xử lý người ăn chặn tiền từ thiện tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua việc ăn chặn tiền từ thiện bị phạt bao nhiêu năm tù?

+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức ăn chặn tiền từ thiện có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; Hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; Hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm; Hoặc bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Căn cứ pháp lý để xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự 2015 cụ thể như sau:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Trên đây là giải đáp vấn đề ăn chặn tiền từ thiện có đi tù không? Hành vi ăn chặn tiền từ thiện bị bao nhiêu năm tù? Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề tổ chức kêu gọi, quyên góp tiền từ thiện và sử dụng chúng vào đúng mục đích để tránh vi phạm pháp luật. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (12 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *