Home / ⚖ Pháp luật / Bán chui cổ phiếu là gì? Bán chui cổ phiếu được lợi gì?

Bán chui cổ phiếu là gì? Bán chui cổ phiếu được lợi gì?

Bán chui cổ phiếu là gì? Bán chui cổ phiếu được lợi gì? Hành vi bán chui cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán nói chung? Tội bán chui cổ phiếu bị xử phạt như thế nào? Vi sao Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu của FLC? Vụ bán chui cổ phiếu FLC của Trịnh Văn Quyết ảnh hưởng như thế nào cho người đầu tư? Bán chui cổ phiếu gây hậu quả gì cho thị trường?

Từ vụ việc bán chui cổ phiếu của chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, chúng ta có các khái niệm, định nghĩa và các vấn đề xoay quanh, cụ thể dưới đây chúng tôi sẽ phân tích các vấn đề xoay quanh chủ đề bán chui cổ phiếu.

1. Bán chui cổ phiếu là gì?

Bán chui cổ phiếu là hành vi bán cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng mà không công bố thông tin và gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trước khi giao dịch.

Bán chui cổ phiếu là gì?

Bán chui cổ phiếu là gì? Ảnh minh họa

Pháp luật Việt Nam hiện tại không có khái niệm bán chui cổ phiếu, không có định nghĩa cụ thể về bán chui cổ phiếu, thuật ngữ bán chui cổ phiếu được ám chỉ cho các hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán phải thông báo trước khi thực hiện giao dịch.

Tại khoản 1 điều 32 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định trách nhiệm phải công bố thông tin về giao dịch của cổ đông sáng lập cụ thể như sau:

“Điều 32. Công bố thông tin về giao dịch của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng

1. Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày thực hiện giao dịch, cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp phải gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc thực hiện giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, người thực hiện chuyển nhượng phải gửi bổ sung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng nêu trên” 1.

Bên cạnh đó, tại điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC nghĩa vụ công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch cụ thể như sau:

“Điều 33. Công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ

1. Người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng (sau đây gọi chung là người nội bộ) và người có liên quan của các đối tượng này (sau đây gọi chung là người có liên quan) phải công bố thông tin, báo cáo trước và sau khi thực hiện giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết), công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khi giá trị giao dịch dự kiến trong ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giá trị giao dịch dự kiến trong từng tháng từ 200 triệu đồng trở lên tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ), kể cả trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán (như các giao dịch cho hoặc được cho, tặng hoặc được tặng, thừa kế, chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng chứng khoán và các trường hợp khác), cụ thể như sau:

a) Trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch tối thiểu 03 ngày làm việc, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII hoặc Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thời hạn thực hiện giao dịch không được quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký thực hiện giao dịch. Người nội bộ và người có liên quan phải thực hiện theo thời gian, khối lượng, giá trị do Sở giao dịch chứng khoán đã công bố thông tin và chỉ được thực hiện giao dịch đầu tiên vào ngày giao dịch liền sau ngày có thông tin công bố từ Sở giao dịch chứng khoán;

c) Trường hợp thực hiện giao dịch mua trong các đợt phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc giao dịch chào mua công khai, đối tượng phải công bố thông tin theo quy định tại Điều này được miễn trừ nghĩa vụ quy định tại điểm b khoản này và thực hiện theo quy định pháp luật về hoạt động chào bán, phát hành, chào mua công khai;

d) Người nội bộ và người có liên quan không được đồng thời đăng ký, giao dịch mua và bán cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm trong cùng một đợt đăng ký, giao dịch và chỉ được đăng ký, thực hiện giao dịch tiếp theo khi đã báo cáo kết thúc đợt giao dịch trước đó; ngoại trừ trường hợp công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là người có liên quan của người nội bộ thực hiện đăng ký, giao dịch mua và bán chứng khoán cho các quỹ ETF hoặc đầu tư theo chỉ định của khách hàng ủy thác tuy nhiên phải đảm bảo từng khách hàng ủy thác không được đồng thời đăng ký, giao dịch mua và bán trong cùng một đợt đăng ký;

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch (trường hợp giao dịch kết thúc trước thời hạn đăng ký) hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về kết quả giao dịch đồng thời giải trình nguyên nhân không thực hiện được giao dịch hoặc không thực hiện hết khối lượng đăng ký (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục XV hoặc Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Người nội bộ và người có liên quan là đối tượng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại Điều 31 Thông tư này thì chỉ phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin áp dụng đối với người nội bộ và người có liên quan.

2. Người nội bộ và người có liên quan không thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này đồng thời là đối tượng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại Điều 31 Thông tư này thì phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.

3. Quy định về nghĩa vụ công bố thông tin tại điểm a, b và d khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu của khách hàng là người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng hoặc người có liên quan của các đối tượng này.

4. Trường hợp sau khi đăng ký giao dịch, đối tượng đăng ký giao dịch không còn là người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng hoặc người có liên quan của các đối tượng này, đối tượng đăng ký giao dịch vẫn phải thực hiện việc báo cáo và công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Trường hợp công ty chứng khoán là người có liên quan của người nội bộ của tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc quỹ đại chúng niêm yết, khi thực hiện sửa lỗi giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc chứng chỉ quỹ niêm yết, công ty phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm hoàn thành giao dịch sửa lỗi.

6. Trường hợp công ty mẹ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (công đoàn, đoàn thanh niên,…), cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng thực hiện giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin áp dụng đối với người nội bộ và người có liên quan.

7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được các báo cáo liên quan đến giao dịch chứng khoán của người nội bộ và người có liên quan theo quy định tại Điều này, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty” 2.

Như vậy, bán chui cổ phiếu được hiểu là khi cổ đông sáng lập sở hữu cổ phiếu bị bị hạn chế chuyển nhượng trước và sau khi thực hiện giao dịch mà không công bố thông tin và gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

2. Bán chui cổ phiếu được lợi gì?

Bán chui cổ phiếu mang lại lợi ích cực kỳ lớn đối với những cổ đông sáng lập và những người nắm giữ số lượng cổ phiếu nhiều, điển hình như vụ bán chui cổ phiếu FLC của Trịnh Văn Quyết, khi bán chui cổ phiếu, ông Quyết chỉ chịu mức phạt rất thấp (1,5 tỷ), nhưng hưởng lợi từ việc bán chui cổ phiếu cả nghìn tỷ.

Bán chui cổ phiếu được lợi gì?

Bán chui cổ phiếu được lợi gì? ảnh minh họa

– CAND, từ trước đến nay, việc bán “chui” cổ phiếu không đăng ký đã xảy ra nhiều trên thị trường chứng khoán, và UBCKNN cũng đã nhiều lần “xuống tay” xử phạt với các trường hợp “bán” này.

Có thể điểm danh các “tay to” đã bị vào danh sách xử phạt như ông Phạm Hoành Sơn (Tập đoàn Hoành Sơn) – Chủ tịch Hội đồng quản trị Cao su Sao Vàng (HoSE: SRC) đã thực hiện mua 6.886.150 cổ phiếu SRC từ 30/6 đến ngày 2/7/2020 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch cổ phiếu.

Thời điểm đó, gần 6,9 triệu cổ phiếu SRC của Tập đoàn Hoành Sơn ước tính lãi khoảng 53 tỷ đồng. Số tiền mà UBCKNN xử phạt đối với Tập đoàn Hoành Sơn là 110 triệu đồng.

Tương tự, cổ đông lớn nhất của Chứng khoán Hòa Bình (HNX: HBS) là ông Phạm Ngọc Quân đã mua 8.642.000 cổ phiếu HBS nhưng không thực hiện chào mua công khai theo quy định. Sau đó, ông Quân đã bán 642.000 cổ phiếu HBS, giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống 8.000.010 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 24,24%).

So sánh với lúc mua vào, lượng cổ phiếu HBS do ông Quân bán đã tăng hơn 119 tỷ đồng – gấp 7 lần. Tuy nhiên, mức phạt dành cho ông Quân cũng chỉ là 125 triệu đồng.

Và sự việc nóng hổi vừa xảy ra đây là trường hợp mua bán không báo cáo của ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Theo đó, ngày 10/1, ông Quyết đã bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC trong tổng số 175 triệu cổ phiếu đã đăng ký bán – tương ứng tổng giá trị đăng ký bán 3.850 tỷ và lượng đã bán khoảng 1.650 tỷ đồng.

Nếu áp theo khung tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.

Với số lượng cổ phiếu FLC được giao dịch vừa qua, nhiều khả năng ông Trịnh Văn Quyết sẽ bị phạt ở khung tối đa là 1,5 tỷ đồng. Con số này đem so với 1,6 nghìn tỷ lợi nhuận thu được thì quá bèo bọt” 3.

3. Bán chui cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào?

Hành vi bán chui cổ phiếu ảnh hưởng rất lớn đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, cụ thể khi doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản mà các cổ đông bán chui, không thông báo công khai thì các nhà đầu tư nhỏ sẽ không biết được tình hình hoạt động của công ty, đem lại rủi ro và hậu quả khi “ôm” cổ phiếu do thiếu thông tin.

Bán chui cổ phiếu ảnh hưởng như thế nào?

Bán chui cổ phiếu ảnh hưởng và gây ra hậu quả rất lớn cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, ảnh minh họa

Nếu bị các app cho vay tiền dọa nạt thì người bị dọa nạt có thể làm đơn và gửi đến công ty tài chính yêu cầu chấm dứt hành vi dọa nạt khi đòi nợ, nếu các app này vẫn tiếp tục dọa nạt và bôi xấu danh dự thì có thể gửi đơn tổ cáo tới cơ quan Thanh tra để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài

– CAND, theo quy định tại Luật Chứng khoán, khi các thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp muốn bán cổ phiếu phải đăng ký với UBCKNN, các sở giao dịch chứng khoán. Điều này xuất phát từ việc những người này nắm được thông tin của doanh nghiệp nên rất có thể dẫn tới hành vi bán để trục lợi.

Vì tính chất nhạy cảm này, giao dịch cổ phiếu của thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp đại chúng bị hạn chế chứ không giống cổ phiếu do các cổ đông thông thường nắm giữ.

Theo nhận định của các chuyên gia, quy định phải đăng ký này nhằm bảo vệ các cổ đông, nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đấy là chưa kể, các công ty cổ phần, công ty đại chúng số lượng chủ sở hữu rất lớn, sử dụng vốn đại chúng để kinh doanh nên công khai, minh bạch là nguyên tắc tối quan trọng.

Trên thực tế, việc không đăng ký mua bán của ông Quyết đã gây ra thiệt hại cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Dù không đo đếm được cụ thể, nhưng thời gian gần đây, FLC là một trong những cổ phiếu thu hút dòng tiền đầu cơ mạnh nhất thị trường với thanh khoản hàng chục triệu cổ phiếu mỗi phiên.

Thị giá FLC đã lên mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Trong phiên giao dịch 10/1, có thời điểm FLC đã tăng trần lên 24.100 đồng/cổ phiếu, nhưng kết phiên cổ phiếu này đã giảm 6,2% xuống 21.150 đồng.

Rõ ràng với tác động từ việc mua bán của ông Quyết, các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu FLC sẽ chịu thiệt hại từ việc cổ phiếu mất giá. Được biết, đây không phải lần đầu tiên ông Trịnh Văn Quyết bị xử phạt vì bán chậm công bố thông tin cổ phiếu.

Trước đó, vào 11/2017, UBCKNN cũng đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới các giao dịch cổ phiếu đối với ông Trịnh Văn Quyết vì đã có hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bán 57 triệu cổ phiếu FLC trong khoảng thời gian 20 – 24/10/2017.

Trước sự việc này, ngày 11/1, UBCKNN cho biết hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định. Còn từ phía ông Quyết cho biết, đã giao bộ phận thư ký gửi bộ phận Công bố thông tin của Tập đoàn FLC về thông báo bán 175 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 4/1, nhưng do “sơ suất” trong quá trình xử lý nên văn bản chưa được gửi tới các cơ quan chức năng như đúng thủ tục.

Và vì “sơ suất”, phiên giao dịch sáng 11/1, thêm một lần, cổ phiếu FLC tiếp tục giảm sàn ngay từ đầu phiên với dư bán sàn hàng chục triệu cổ phiếu, trong khi bên mua trắng xóa. Điều này cho thấy những thiệt hại của nhà đầu tư xem ra vẫn chưa dừng lại” 4.

4. Bán chui cổ phiếu bị xử phạt như thế nào?

Hành vi bán chui cổ phiếu bị xử phạt hành chính, phạt tiền cao nhất là 1.5 tỷ đồng đối với cá nhân, phạt tiền 3 tỷ đồng đối với tổ chức, ngoài ra người bán chui cổ phiếu còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 05 tháng (tùy mức độ vi phạm)

Bán chui cổ phiếu bị xử phạt như thế nào?

Bán chui cổ phiếu bị xử phạt như thế nào? ảnh minh họa

Để hiểu rõ hơn hành vi bán chui cổ phiếu bị phạt như thế nào, mời các bạn tham khảo chi tiết các mức phạt tại điều khoản 27 điêu Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi Sửa đổi, bổ sung Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 33. Vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập; cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của người nội bộ

1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đúng thời hạn khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.

2. Hành vi báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:

a) Cảnh cáo nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.

3. Hành vi không báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:

a) Cảnh cáo nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.

4. Hành vi giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký hoặc ngoài khoảng thời gian Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con công bố thông tin, vượt quá giá trị đăng ký bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:

a) Cảnh cáo nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 1% đến 2% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên. Trường hợp mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

5. Hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá (đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ) hoặc theo giá phát hành gần nhất (đối với chứng quyền có bảo đảm) hoặc giá trị chuyển nhượng (đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ) như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;

h) Phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên. Trường hợp mức phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; cổ đông sáng lập báo cáo không đúng thời hạn trước khi thực hiện giao dịch cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng và phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; cổ đông sáng lập báo cáo không đúng thời hạn trước khi thực hiện giao dịch cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này.”

Tìm hiểu thêm:

Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Bị xử phạt như thế nào?

Nguyên nhân tại sao Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu của FLC?

Cổ phiếu tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) bị cấm ký quỹ

5/5 - (6 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *