Khi Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác có lấy lại được không? Lấy lại số tiền mà mình đã chuyển khoản nhầm bằng cách nào? Người nhận tiền chuyển nhầm vào tài khoản không trả bị xử lý sao? Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản ngân hàng đúng luật, bên cạnh đó chúng tôi cũng nêu một sso lưu ý lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản phổ biến hiện nay.
Hiện nay, tình trạng chuyển tiền nhầm cho người khác qua số tài khoản ngân hàng Vietcombank, Techcombank, Sacombank, BIDV, MBbank, Donga, ACB, Agribank, Vietinbak, MBbank… tuy không phải là phổ biến, nhưng trên thực tế cũng có trường hợp chuyển khoản nhầm cho người khác, có thể do bị sai số tài khoản ngân hàng, hoặc sai tên người nhận, hoặc sai tên ngân hàng,… mà dẫn tới tình trạng bị chuyển tiền nhầm, vậy thì chuyển nhầm có lấy lại được không và lấy bằng cách nào?
👉 Tìm nội dung ở đây
1. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác có lấy lại được không
Khi chuyển tiền nhầm vào số tài khoản ngân hàng của người khác thì vẫn có thể lấy lại được số tiền mà mình đã chuyển trước đó, bằng cách liên hệ đến ngân hàng và chủ tài khoản thụ hưởng, nếu chủ tài khoản không chịu hoàn trả, bạn hãy trình báo sự việc đến cơ quan Công an để được hỗ trợ.
Căn cứ pháp lý để chủ tài khoản thừa hưởng có trách nhiệm phải hoàn trả số tiền mà người khác chuyển nhầm vào số tài khoản ngân hàng của mình cụ thể được quy định tại điều 579 Bộ luật dân sự như sau:
“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.
Như vậy, trong trường hợp chủ tài khoản thừa hưởng nhận được chuyển khoản nhầm từ một người khác thì chủ tài khoản thừa hưởng phải thực hiện một trong các điều sau:
– Thứ 1, phải trả lại số tiền đã nhận chuyển khoản nhầm đó cho chủ sở hữu hợp pháp
Trong trường hợp người chuyển khoản nhầm đã thông báo đến chủ tài khoản thừa hưởng và nêu rõ vấn đề: Người khác chuyển khoản nhầm và yêu cầu hoàn trả lại số tiền đó cho chủ sở hữu thì lúc này, chủ thừa hưởng tài khoản đó có nghĩa vụ phải chuyển trả lại số tiền cho người đã chuyển khoản nhầm.
Nếu như chủ thừa hưởng tài khoản đó cố tình không trả thì tùy theo tính chất, số tiền cụ thể mà có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thứ 2, nếu không biết chủ sở hữu là ai thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp chủ thừa hưởng nhận được chuyển khoản nhầm của người khác mà không biết chủ tài khoản đã chuyển nhầm cho mình là ai thì phải giao nộp số tiền đó cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để chờ giải quyết.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ra thông báo tìm kiếm công khai trong một thời gian nhất định để tìm chủ sở hữu số tiền hợp pháp (người đã chuyển khoản nhầm cho bạn), trong thời gian quy định của pháp luật, nếu không tìm ra được người đã chuyển khoản nhầm cho bạn thì lúc này cơ quan chức năng sẽ thực hiện biện pháp trao tài sản đó cho bạn theo quy định của pháp luật, lúc này bạn mới là chủ sở hữu số tiền đó một cách hợp pháp.
Như vậy, theo quy định tại Điều 579 Bộ luật dân sự thì khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác nếu có chứng cứ cụ thể thì bạn vẫn có thể lấy lại được số tiền đã chuyển khoản nhầm trước đó, trường hợp người nhận không trả thì tùy mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm số tài khoản ngân hàng
– Bước 1: Liên hệ đến ngân hàng của người nhận
Đầu tiên, khi chuyển tiền nhầm cho số tài khoản ngân hàng của người khác thì các bạn cần nhanh chóng liên hệ đến ngân hàng thừa hưởng của người mà bạn đã chuyển khoản nhầm để được hỗ trợ.
Như chúng tôi đã nêu ở trên, căn cứ pháp lý tại điều 579 Bộ luật dân sự thì người nhận chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ phải hoàn trả lại tài sản cho người khác, do vậy bạn cần liên hệ đến ngân hàng của người đó để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bạn cần mang theo giấy tờ tùy thân để chứng mình bạn là chủ tài khoản, các biên lai chuyển khoản,… yêu cầu ngân hàng thông báo đến chủ tài khoản về việc chuyển khoản nhầm và yêu cầu chủ tài khoản thừa hưởng đó trả lại số tiền theo quy định của pháp luật.
Ví dụ, bạn sử dụng ứng dụng Internet Banking của ngân hàng Vietcombank, sau đó bạn chuyển tiền nhầm cho một số tài khoản của ngân hàng khác là Techcombank, Sacombank, BIDV, MBbank, Donga, ACB, Agribank,… thì bạn cần liên hệ đến ngân hàng của người đó để trình bày và yêu cầu ngân hàng liên hệ với chủ tài khoản đó.
Lưu ý rằng, ngân hàng chỉ có trách nhiệm hỗ trợ bạn liên hệ, hoặc thông báo đến chủ tài khoản nhận được số tiền mà bạn chuyển khoản nhầm và yêu cầu họ chuyển trả lại cho bạn, nếu như bên kia vẫn cố tình không trả thì ngân hàng sẽ không có nghĩa vụ, quyền hạn, hay trách nhiệm tự ý khấu trừ tiền từ tài khoản của người đó sang cho bạn.
– Bước 2: Liên hệ đến người nhận chuyển khoản nhầm
Nếu như người nhận mà họ không trả thì ngân hàng có tự động lấy tiền của người đó để trả lại cho bạn không? ( tự ý trừ tiền của người đó để cộng vào tài khoản của bạn), chắc chắn là không rồi, ngân hàng không được phép làm điều đó, đây là điều chắc chắn, do vậy bạn cũng không cần phải mất thời gian làm đơn yêu cầu ngân hàng khấu trừ tài khoản của người đó sang cho bạn được.
Trong trường hợp ngân hàng đã liên hệ đến chủ tài khoản nhưng họ không đồng ý trả lại số tiền đó thì bạn có thể xin thông tin liên hệ của người đó từ ngân hàng để thỏa thuận trực tiếp với người đó, trong trường hợp ngân hàng không cho bạn thông tin của chủ tài khoản thì bạn cũng không có quyền yêu cầu gì thêm, bởi vì ngân hàng họ có trách nhiệm phải bảo mật thông tin khách hàng, trừ những trường hợp khác pháp luật có quy định khi thanh, kiểm tra hoặc các hoạt động khác…
Vậy thì, ngân hàng đã liên hệ với người nhận mà người nhận không đồng ý trả lại, bạn xin số điện thoại và thông tin liên hệ của người nhận nhưng ngân hàng không cho thì phải làm sao? Lúc này, bạn có thể khởi kiện người đó ra Tòa án và yêu cầu hoàn trả số tiền mà bạn đã chuyển khoản nhầm trước đó.
– Bước 3: Khởi kiện, hoặc tố cáo người nhận có hành vi chiếm giữ tài sản trái phép
Khởi kiện là quyền của công dân, nếu người nhận đã nhận được thông báo của ngân hàng về việc chuyển khoản nhầm mà vẫn cố tình không trả thì lúc này, bạn có thể tố giác người này đến cơ quan chức năng có thẩm quyền kiến nghị khởi tố vụ án hình sự, hoặc bạn cũng có thể nộp đơn khởi kiện dân sự ra Tòa án để yêu cầu trả lại số tiền mà bạn đã chuyển khoản nhầm.
Trường hợp bạn chuyển tiền nhầm cho người khác với số tiền từ 10 triệu đồng trở lên mà người nhận cố tình không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “Chiếm giữ tài sản trái phép”. Lúc này, cơ quan chức năng có thể khởi tố vụ án hình sự với tội danh này và tiến hành các thủ tục điều tra –> Truy tố –> Xét xử –> Tuyên án –> Cưỡng chế thu hồi tài sản cho bạn,…
Vậy thì, tố giác tội phạm như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận tin tố giác và có thẩm quyền kiến nghị khởi tố vụ án hình sự? Tất cả chúng tôi đã có hướng dẫn từ trước, mời các bạn tham khảo cách trình báo công an điều tra có trách nhiệm kiến nghị khởi tố vụ án hình sự để biết thêm thông tin chi tiết.
Như vậy, trên dây là hướng dẫn các bạn cách lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm số tài khoản ngân hàng, các bạn cần bình tĩnh và liên hệ đến ngân hàng một cách nhanh nhất có thể, đồng thời cần chuẩn bị các giấy tờ tùy thân, biên lai và các tài liệu liên quan đến quá trình chuyển khoản để được hỗ trợ nhanh nhất.
3. Nhận tiền chuyển nhầm vào tài khoản không trả bị xử lý sao?
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, số tiền của lần giao dịch chuyển khoản nhầm mà người chiếm hữu có thể bị xử phạt hành chính (Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng ) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 02 năm, hoặc bị phạt tù từ 1 – 5 năm).
Tùy theo mức độ, số tiền chiếm hữu trái phép không trả của chủ tài khoản mà có thể bị xử phạt hành chính, hoặc cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù giam.
3.1. Trường hợp nhận tiền chuyển nhầm vào tài khoản không trả bị xử phạt hành chính
Căn cứ pháp lý tại điểm e khoản 2 và khoản 3 điều 15 của nghị định Số: 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm hữu tài sản trái phép (Nhận được tiền chuyển khoản nhầm nhưng cố tình không trả) như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này”1.
Như vậy, chỉ cần bạn có hành vi chiếm giữ tài sản của người khác trái phép là có thể bị xử phạt hành chính, mức phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng, trong trường hợp số tiền bạn chiếm giữ lớn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.2. Trường hợp nhận tiền chuyển nhầm vào tài khoản không trả bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp nhận được chuyển khoản nhầm của người khác với số tiền trên 10 triệu đồng nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “Tội chiếm giữ trái phép tài sản”.
Căn cứ pháp lý tại điều 176 Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”2.
Trong trường hợp chiếm giữ số tiền chuyển khoản nhầm từ 10 – 20 triệu đồng, chủ thừa hưởng tài khoản ngân hàng có thể bị hạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng và bị phạt đồng thời cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Hoặc cũng có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm tùy mức độ và tính chất.
Trong trường hợp chủ sở hữu tài khoản ngân hàng thừa hưởng số tiền từ 200 triệu đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 1 – 5 năm tù giam.
Trên đây là quy định và mức xử phạt cho trường hợp nhận được tiền chuyển khoản nhầm mà không trả, do vậy nếu bạn thực sự nhận được số tiền của người khác chuyển khoản nhầm thì các bạn nên hoàn trả lại cho chủ sở hữu để tránh vi phạm pháp luật.
4. Cảnh giác lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng
Hiện nay, tình trạng lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng diễn ra rất phổ biến, các đối tượng lừa đảo thường sẽ chuyển khoản cho nạn nhân 1 khoản tiền nhất định, sau đó gọi điện cho nạn nhân yêu cầu hoàn trả, tuy nhiên các đối tượng này sẽ đưa một số tài khoản khác gần giống với tài khoản chính chủ (số tài khoản này thường chỉ sai 1 số nên rất dễ đánh lừa), khi chuyển khoản vào số tài khoản này thì các đối tượng lại tiếp tục yêu cầu chủ tài khoản chuyển vào tài khoản khác, đây mới chính là tài khoản chính chủ của họ.
Ví dụ: Khi đối tượng lừa đảo dùng số tài khoản 0123456789 để chuyển khoản cho bạn số tiền 10 triệu đồng với nội dung: Chuyển tiền mua hàng,… Sau đó, đối tượng này sẽ gọi điện cho bạn và giải thích: Tôi chuyển khoản tiền mua hàng, nhưng không may lại chuyển khoản nhầm vào số tài khoản của bạn, bạn vui lòng cho tôi xin lại số tiền đã chuyển khoản nhầm này.
Khi bạn đồng ý trả lại số tiền trên, các đối tượng lừa đảo sẽ đọc cho bạn số tài khoản để bạn chuyển trả lại, nhưng chúng sẽ nhắn số tài khoản khác, ví dụ sẽ đọc cho bạn số tài khoản 01234556789, số tài khoản này là của đồng bọn của chúng, nhưng tên thì khác.
Khi bạn chuyển vào số tài khoản sau thì chúng lại tiếp tục gọi điện cho bạn, nói rằng chưa nhận được tiền, bạn giải thích, chụp màn hình gửi cho, nhưng thực tế là bạn chưa chuyển cho họ, mà bạn chuyển sang người khác – đồng bọn lừa đảo của chúng.
Tiếp theo, chúng liên tục yêu cầu bạn chuyển khoản đúng 10 triệu vào đúng số tài khoản 0123456789 ban đầu được chuyển sang cho bạn, chúng liên tục gọi điện, nhắn tin, thậm trí còn đe dọa để tạo áp lực bạn phải chuyển khoản.
Nếu bạn không tỉnh táo thì rất dễ rơi vào bẫy lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng này. Do vậy, nếu lỡ rơi vào tường hợp này, tốt nhất các bạn nên đến cơ quan Công an để trình báo vụ việc.
Như vậy, trên đây là giải đáp thắc mắc vấn đề chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không? Cũng như hướng dẫn cách thu hồi lại số tiền mà mình đã chuyển khoản nhầm ở Vietcombank, Techcombank, Sacombank, BIDV, MBbank, Donga, ACB, Agribank, hy vọng sẽ giúp các bạn lấy lại tiền của mình một cách hiệu quả, chúc các bạn thành công!
– Trình tự, thủ tục trình báo Công an khi chuyển khoản nhầm chi tiết, đúng thẩm quyền giải quyết
– Cảnh giác những hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng Facebook phổ biến nhất hiện nay
– Tra cứu, tìm số điện thoại, địa chỉ qua số tài khoản ngân hàng của người khác bằng cách nào?
– Bị lừa đảo trên mạng chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không? Lấy bằng cách nào?
2 Tin tức liên quan:
📌 Đọc thêm: Mẫu đơn trình báo chuyển nhầm tiền - Điều Tra Viên 126 ™
📌 Đọc thêm: Chuyển tiền nhầm tài khoản không trả lại bị xử phạt như thế nào?