Home / ⚖ Pháp luật / Thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án

Thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án

Trình tự thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện ra Tòa án như thế nào cho đúng quy định pháp luật? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án một cách chi tiết, đầy đủ các bước, các bạn khi muốn tiến hành thủ tục nôp hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án cần thực hiện tuần tự các thủ tục theo quy định pháp luật để Tòa án xem xét và thụ lý vụ án của bạn nhanh hơn.

Cách nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự, thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện ra Tòa án

Bước 1: Soạn đơn khởi kiện dân sự

Trước tiên, nguyên đơn khi đi khởi kiện vụ án dân sự cần phải thực hiện soạn đơn khởi kiện, trong đơn khởi kiện vụ án dân sự phải có đầy đủ những thông tin chính.

Theo quy định tại khoản 4 điều 189 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thành phần của hồ sơ khởi kiện phải bao gồm những nội dung chính sau đây:

“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện”.

Để thực hiện cách nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự được thụ lý nhanh và tiết kiệm thời gian, nguyên đơn cần tuân thủ các thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện ra Tòa án và đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luât.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện, chứng cứ đến Tòa án

Sau khi đã soạn hồ sơ khởi kiện đầy đủ và chi tiết thì nguyên đơn cần gửi đến Tòa án, có thể gửi hồ sơ đến cho Tòa án bằng nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay có 3 cách nộp đơn khởi kiện đến cho Tòa án như sau:

+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Tòa án (ưu tiên số 1 hình thức này, và phổ biến nhất hiện nay vẫn là hình thức nộp hò sơ khởi kiện trực tiếp tại Tòa án, bởi vì có thể nộp kèm theo được những loại chứng cứ mà không thể nộp qua đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh)

+ Cách 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (Hình thức này hiện nay cũng rất phổ biến, tuy nhiên với những loại chứng cứ quan trọng hoặc do tính chất đặc thù không thể gửi qua đường bưu chính được thì nguyên đơn cũng phải nộp trực tiếp tại Tòa án)

+ Cách 3: Gửi đơn kiện đến Tòa án bằng hình thức nộp trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu Tòa án đó có áp dụng hình thức này. Tuy nhiên, có một số loại chứng cứ cũng không thể nộp qua cổng thông tin điện tử được thì nguyên đơn cũng phải nộp trực tiếp tại Tòa án).

Lưu ý quan trọng: Cùng với việc nộp đơn khởi kiện đến Tòa án thì nguyên đơn cần phải nộp kèm theo các loại chứng cứ liên quan vụ việc.

“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án” 1.

Bước 3: Tòa án tiếp nhận và xử lý hồ sơ khởi kiện

Căn cứ pháp lý tại Điều 191 bộ luật tố tụng dân sự 2015. Sau khi nhận được đơn và hồ sơ khởi kiện của nguyên đơn thì Tòa án sẽ tiến hành các công việc sau:

+ Đầu tiên, Tòa án sẽ ghi vào sổ nhận đơn khởi kiện; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện của đương sự bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

+ Tiếp theo, Tòa án sẽ cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.

Đối với trường đương sự nộp đơn, hồ sơ khởi kiện đến Tòa án bằng hình thức bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.

Trường hợp đương sự nộp hồ sơ khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

+ Tiếp theo, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự của nguyên đơn để đánh giá tính hợp lệ, thẩm quyền giải quyết cũng nhu đánh giá chứng cứ xem đã đầy đủ hay còn thiếu,…

Bước 4: Tạm ứng án phí cho Tòa án để thụ lý vụ án

Căn cứ pháp lý tại điều Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2105, Tòa án thụ lý vụ án theo trình tự sau đây:

+ Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Nộp án phí bao nhiêu? Thẩm phán sẽ dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

+ Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Nếu đương sự chưa đóng tạm ứng án phí thì hồ sơ khởi kiện chưa được thụ lý, sau khi khởi kiện nếu đương sự thắng kiện thì Tòa án sẽ trả lại số tiền tạm ứng án phí đó, đồng thời yêu cầu bên thua kiện phải trả án phí cho Tòa án.

+ Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Các trường hợp được miễn án phí được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Sau khi thụ lý vụ án thì Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự, người tham gia tố tụng biết việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Thời gian, trình tự thủ tụ thông báo thụ lý vụ án được thực hiện theo quy định tại điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Bước 5: Tòa án tiến hành hòa giải, tiếp cận chứng cứ

Căn cứ pháp lý tại Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án sẽ tiến hành mở phiên họp để công khai và tiếp cận chứng cứ của đương sự, hòa giải vụ án dân sự theo trình tự thủ tục sau đây:

– Thủ tục mở phiên họp công khai và tiếp cận chứng cứ:

+ Trước khi tiến hành phiên họp hòa giải và tiếp cận chứng cứ, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.

+ Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:

a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;

b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;

c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;

d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.

Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự như đã liệt kê ở trên. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ biết.

– Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:

a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;

e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

– Ra quyết định về việc hòa giải

Căn cứ pháp lý tại điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, sau khi đã tiến hành hòa giải thì Tòa án sẽ ra quyết định hòa giải thành công, hoặc ra quyết định hòa giải không thành công.

Những vụ án dân sự không được hòa giải và Những vụ án dân sự không được hòa giải được quy định tại điều 206 và 207 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Bước 6: Tòa án quyết định xét xử sơ thẩm vụ án

– Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử (Được quy định chi tiết tại Điều 239 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt (Được quy định chi tiết tại Điều 241 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu (Được quy định chi tiết tại Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Tranh tụng tại phiên tòa (Được quy định chi tiết tại Điều 247, 248, 249 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Hỏi nguyên đơn, hỏi bị đơn, hỏi người làm chứng, hỏi ngươi có quyền và nghĩa vụ liên quan (Được quy định chi tiết tại Điều 250, 251, 252, 253 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án (Được quy định chi tiết tại Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh (Được quy định chi tiết tại Điều 255 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Xem xét vật chứng: Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa. (Được quy định chi tiết tại Điều 256 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Hỏi người giám định (Được quy định chi tiết tại Điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Kết thúc việc hỏi tại phiên tòa: (Được quy định chi tiết tại Điều 258 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Phát biểu của Kiểm sát viên (Được quy định chi tiết tại Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Bước 7: Nghị án và tuyên án –> Ra bản án sơ thẩm

– Nghị án:

+ Nghị án là việc hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở kết quả của việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa, hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án như thế nào cho đúng quy định của pháp luật.

+ Nghị án chưa có giá trị pháp lý ngay, kết quả của nghị án chỉ là những phiếu bầu để biểu quyết theo đa số về cách thức giải quyết vụ án như thế nào cho đúng quy định của pháp luật.

+ Quy định về nghị án được thể hiện tại điều 264 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

– Tuyên án

+ Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện.

+ Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.

+ Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.

+ Quy định chi tiết về việc tuyên án tại điều 267 bộ luật tố tụng dân sự 2015

– Ra bản án sơ thẩm

+ Bản án dân sự sơ thẩm là văn bản tố tụng do hội đồng xét xử sơ thẩm lập, thể hiện quyết định của Toà án về xét xử vụ án dân sự lần đầu.

+ Bản án dân sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Thời gian để kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án sơ thẩm, hết thời gian 15 ngày này thì đương sự không có quyền kháng cáo nữa, lúc này bản án sẽ có hiệu lực pháp luật.

+ Quy định chi tiết về bản án sơ thẩm tại điều 266 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Như vậy, trên đây là hướng dẫn cách nộp đơn khởi kiện ra Tòa án, các thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự và trình tự thủ tục giải quyết một vụ án dân sự tại Tòa án theo quy định của pháp luật, các bạn khi đi nộp đơn khởi kiện cần thực hiện chi tiết các điều này, chúc các bạn thành công!

Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự trong phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn

Hướng dẫn cách trình báo vụ việc đến công an và cơ quan chức năng online qua mạng

5/5 - (4 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *