Liên quan đến vụ xe Ferrari tông chết người ở Hà Nội, đã xác định được danh tính chủ xe Ferrari mang biển kiểm soát BKS 80-346-NG-74 đứng tên chủ sở hữu là nhân viên ngoại giao nước ngoài. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong vụ việc nêu trên thì chủ xe có được miễn trừ ngoại giao? Có bị xử lý hay không?
👉 Tìm nội dung ở đây
1. Thông tin vụ xe Ferrari tông chết người ở Hà Nội
(VTV) – Liên qua đến vụ xe Ferrari tông chết người xảy ra tại Hà Nội, Công an TP Hà Nội cho biết, khoảng 5h ngày 31/10/2022, tại đường Lê Quang Đạo (trước cổng Liên đoàn bóng đá Việt Nam), phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ô tô nhãn hiệu Ferrari, BKS 80-346-NG-74 với xe mô tô BKS 29T1-337.35.
(Hiện trường vụ xe Ferrari tông chết người ở Hà Nội)
Hậu quả ông L.Đ.T (SN 1964, trú tại phường Phú Lương, quận Hà Đông) là người điều khiển xe mô tô tử vong tại chỗ. Sau khi xảy ra tai nạn, người điều khiển xe ô tô Ferrari, BKS 80-346-NG-74 và người phụ nữ cùng đi trên ô tô đã rời khỏi hiện trường.
(Cô gái gồi trên xe trong vụ siêu xe Ferrari tông chết người ở Hà Nội)
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội đã có mặt tại hiện trường, tổ chức bảo vệ hiện trường, tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh theo quy định.
“Đến nay, qua tài liệu điều tra, xác minh thu thập được, bước đầu xác định, thời điểm xảy ra tai nạn, xe ô tô BKS 80-346-NG-74 đang di chuyển trên đường Lê Quang Đạo theo hướng Mễ Trì – Lê Đức Thọ, khi đến khu vực Cổng Liên đoàn bóng đá Việt Nam thì xảy ra va chạm với xe mô tô BKS 29T1-337.35 đi phía trước, cùng chiều làm ông L.Đ.T tử vong”, Công an TP Hà Nội cho biết.
(Gương mặt thất thần của cô gái gồi trên xe trong vụ siêu xe Ferrari tông chết người ở Hà Nội)
Kết quả tra cứu cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý phương tiện cho thấy xe ô tô BKS 80-346-NG-74 đứng tên chủ sở hữu là nhân viên ngoại giao nước ngoài.
(Ảnh hiện trường vụ việc)
Hiện cơ quan CSĐT Công an thành phố đã tiếp nhận vụ việc, tập trung điều tra làm rõ danh tính người điều khiển và chủ sở hữu hợp pháp xe ô tô BKS 80-346-NG-74, nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
2. Chủ xe Ferrari tông chết người có được miễn trừ ngoại giao?
Để xác định được chủ xe Ferrari tông chết người có được miễn trừ ngoại giao hay không thì cần phải xác định được những vấn đề sau đây:
Căn cứ Pháp lệnh không số ngày 23 tháng 8 năm 1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (gọi tắt là pháp lệnh 1993).
Thứ nhất: Cần phải xác định được người lái xe tại thời điểm gây tai nạn giao thông có phải là chủ xe hay không? Hay là một người khác mượn xe của nhân viên ngoại giao để sử dụng, sau đó gây ra tai nạn giao thông.
Tại khoản 2 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”1
Như vậy, trong trường hợp người khác mượn xe của nhân viên ngoại giao mà gây ra tai nạn thì chủ sở hữu phương tiện đó không phải bồi thường thiệt hại, cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn đẫn đến chết người, mà người mượn xe gây tai nạn sẽ là người chịu trách nhiệm hình sự do lỗi mình gây ra.
Thứ hai: Trường hợp chủ xe là nhân viên ngoại giao, cũng đồng thời là người lái xe gây ra tai nạn giao thông thì cần phải xác định thêm người đó có chức vụ gì trong cơ quan ngoại giao? Cụ thể, người đó là viên chức ngoại giao, hay là nhân viên hành chính – kĩ thuật, hay là nhân viên phục vụ?
Căn cứ pháp lệnh 1993, quyền miễn trừ ngoại giao được quy định cụ thể như sau:
– Đối với Viên chức ngoại giao: Căn cứ các điều 10, 11 Pháp lệnh 1993 thì viên chức ngoại giao được miễn trừ như sau:
+ Được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được đối xử một cách trọng thị.
+ Họ không thể bị bắt hoặc bị tạm giữ dưới bất cứ hình thức nào.
+ “Được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam.
+ Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính, trừ những trường hợp viên chức ngoại giao tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên quan đến: Bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ Việt Nam; Việc thừa kế; Hoạt động thương mại hoặc nghề nghiệp mà viên chức ngoại giao tiến hành tại Việt Nam ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ.
Như vậy, trong trường hợp người lái xe Ferrari tông chết người là viên chức ngoại giao thì họ sẽ được miễn trừ tuyệt đối về hành chính, dân sự, hình sự và sẽ không bị áp dụng bất kỳ một hình thức xử phạt nào.
– Đối với nhân viên hành chính – kĩ thuật trong cơ quan ngoại giao:
Theo quy định tại Điều 12 và khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh 1993 quy định thì nhân viên hành chính – kĩ thuật trong cơ quan ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, tuy nhiên trong trường hợp họ là người mượn xe Ferrari gây tai nạn giao thông mà nếu trong quá trình gây tai nạn giao thông họ không thực hiện chức năng chính thức của họ thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm.
Như vậy, nếu người lái xe là nhân viên hành chính – kĩ thuật trong cơ quan ngoại giao gây tai nạn giao thông vẫn sẽ bị xét xử về hình sự, vẫn sẽ bị xét xử về dân sự và xử phạt hành chính tại Việt Nam, trừ trường hợp khi gây tai nạn họ đang thực hiện chức năng chính thức của họ.
– Đối với nhân viên phục vụ trong cơ quan ngoại giao:
Tho quy định tại khoản 3 Điều 17 Pháp lệnh 1993 quy định thì nhân viên phục vụ chỉ được hưởng những quyền miễn trừ khi họ thực hiện chức năng của họ. Như vậy, trong trường hợp nhân viên phục vụ mà mượn xe Ferrari tông chết người thì nhân viên phục vụ này vẫn bị truy cứu trách nhiệm bình thường, bởi khi vụ việc xảy ra, họ không đang thực hiện chức năng của họ.
Thứ ba: Trường hợp người lái xe gây ra tai nạn không phải là viên chức ngoại giao, cũng không phải là nhân viên hành chính kỹ thuật, cũng không phải là nhân viên phục vụ thì người đó có phải là người nhà của viên chức ngoại giao hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh 1993 quy định thì người nhà của viên chức ngoại giao cũng sẽ được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối giống như đối với viên chức ngoại giao, do đó trong trường hợp người nhà của viên chức ngoại giao mượn xe Ferrari tông chết người thì họ cũng không bị áp dụng bất kỳ một biện pháp xử lý nào.
Trường hợp người điền khiển xe Ferrari tông chết người là người nhà của nhân viên hành chính – Kỹ thuật trong cơ quan ngoại giao thì người nhà của họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm bình thường, trừ trường hợp khi gây tai nạn họ đang thực hiện chức năng chính thức của họ.
Tóm lại, nếu người lái xe Ferrari tông chết người là viên chức ngoại giao thì được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối, nếu là nhân viên hành chính – kỹ thuật thì được hưởng quyền miễn trừ nếu họ đang thực hiejn chức năng chính thức của họ, nếu là nhân viên phục vụ thì họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm bình thường.
3. Gây tai nạn giao thông làm chết người thì xử lý thế nào?
Tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 quy định, trường hợp gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người thì người gây tai nạn giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung sau:
– Làm chết 1 người: bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 1 – 5 năm.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên: Bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 1 – 5 năm.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%: Bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 1 – 5 năm.
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng: Bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 1 – 5 năm.
– Không có giấy phép lái xe theo quy định: Bị phạt tù từ 3 – 10 năm
– Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định: Bị phạt tù từ 3 – 10 năm
– Có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng: Bị phạt tù từ 3 – 10 năm
– Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn: Bị phạt tù từ 3 – 10 năm
– Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông: Bị phạt tù từ 3 – 10 năm
– Làm chết 2 người: Bị phạt tù từ 3 – 10 năm
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên: Bị phạt tù từ 3 – 10 năm
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%: Bị phạt tù từ 3 – 10 năm
– Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng: Bị phạt tù từ 3 – 10 năm
– Làm chết 03 người trở lên: Bị phạt tù từ 7 – 15 năm
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên: Bị phạt tù từ 7 – 15 năm
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên: Bị phạt tù từ 7 – 15 năm
– Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên: Bị phạt tù từ 7 – 15 năm
– Vi phạm quy định giao thông đường bộ (GTĐB) gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: Bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
– Vi phạm quy định GTĐB gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%: Bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
– Vi phạm quy định về an toàn GTĐB mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời: Bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Trên đây là phân tích vấn đề chủ xe Ferrari tông chết người có được miễn trừ ngoại giao hay không và các khung hình phạt áp dụng chỉ mang tính chất tham khảo, để biết chủ xe Ferrari tông chết người ở Hà Nội có bị truy cứu trách nhiệm hay không thì phải chờ đến khi cơ quan chức năng điều tra và có kết luận thì mới có thể xác định được chính xác.