Home / ⚖ Pháp luật / Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Thu thập như thế nào?

Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Thu thập như thế nào?

Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Đặc điểm của chứng cứ trong tố tụng dân sự bao gồm những gì? Có bao nhiêu loại chứng cứ trong tố tụng dân sự? Ý nghĩa của việc thu thập tài liệu quan trọng như thế nào trong quá trình tố tụng? Trình tự thủ tục đánh giá, xác minh,thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự như thế nào? Dưới đây văn phòng Điều Tra Viên 126 sẽ giải đáp và hướng dẫn các bạn một cách chi tiết.

Khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?

Chứng cứ trong tố tụng dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. 1.

– Chứng cứ trong tố tụng dân sự có 3 đặc điểm chính, đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp

1. Ý nghĩa của chứng cứ trong tố tụng dân sự

– Trong quá trình tiến hành các thủ tục tố tụng thì không chỉ có các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được sử dụng chứng cứ vào quá trình chứng minh, tất cả những người tham gia tố tụng cũng có quyền đưa ra chứng cứ, sử dụng chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.

– Thông qua các chứng cứ, Tòa án hình thành các đối tượng chứng minh và sắp xếp các sự kiện theo 1 tự nhất định. Chứng minh có ý nghĩa làm rõ, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, đảm bảo cho Tòa án giải quyết đúng đắng vụ việc dân sự

– Đối với đương sự, chứng cứ trong tố tụng dân sự là cơ sở để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện hoặc các yêu cầu khác của họ, nếu không có chứng cứ thì yêu cầu của đương sự khó mà được Tòa án giải quyết.

– Đối với Tòa án, chứng cứ là căn cứ quan trọng để Tòa án xét xử vụ việc đúng đắn, từ đó ra phán quyết, quyết định hoặc bản án một cách khách quan, đúng quy định của pháp luật.

– Chứng cứ ảnh hưởng đến thủ tục xét xử của Tòa án : Trong trường hợp vụ án có tình tiết đơn giản, mối quan hệ pháp luật trong vụ án đã quá rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ của mình, các tài liệu và chứng cứ đã đầy đủ,… Đảm bảo đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án lúc này cũng sẽ không phải thu thập tài liệu, chứng cứ nữa.

– Chứng cứ có thể chuyển từ thủ tục xét xử rút gọn sang thủ tục xét xử thông thường: Trong trường hợp có phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất được với nhau, do đó cần phải xác minh, thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ, hoặc cần phải tiến hành giám định,… Lúc này cần phải đánh giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất được về mức giá của tài sản đang tranh chấp.

2. Các loại chứng cứ trong tố tụng dân sự hợp pháp

Các loại chứng cứ trong tố tụng dân sự hợp pháp được sử dụng bao gồm: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai của đương sự, người làm chứng; Kết luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; Văn bản công chứng, chứng thực; Và các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Căn cứ pháp lý tại điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự quy định cụ thể các nguồn chứng cứ sau đây:

“Điều 94. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;

2. Vật chứng;

3. Lời khai của đương sự;

4. Lời khai của người làm chứng;

5. Kết luận giám định;

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;

9. Văn bản công chứng, chứng thực;

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định”.

Như vậy, chứng cứ trong tố tụng dân sự chỉ được thu thập từ 10 nguồn này thì mới được sử dụng làm chứng cứ hợp pháp trước Tòa án, ngoài ra những gì có thật nhưng không được thu thập theo 10 nguồn trên đây thì cũng không được sử dụng làm chứng cứ hợp pháp.

3. Cách xác minh chứng cứ trong tố tụng dân sự

Căn cứ pháp lý tại điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để xác định chứng cứ cụ thể như sau:

1. Tài liệu phải là bản chính, hoặc bản sao có công chứng, chứng thực

“Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận” 2.

Ví dụ: Giấy mượn tiền viết tay được coi là chứng cứ trong tố tụng dân sự nếu hợp đồng vay tiền đó phải là bản chính, hoặc bản sao thì phải có công chứng, chứng thực, ngoài ra hợp đồng vay tiền bản sao nhưng không có công chứng, chứng thực thì không được sử dụng làm chứng cứ trong tố tụng dân sự.

2. Trình bày xuất xứ, nguồn gốc của chứng cứ

“Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó” 3.

Khi cung cấp các loại tài liệu nghe được, nhìn được, bản ghi âm, ghi hình,… Cho Tòa án thì đương sự phải trình bày được xuất xứ, nguồn gốc của những loại tài liệu nghe nhìn, bản ghi âm ghi hình đó.

Ví dụ: Khi đương sự cung cấp chứng cứ cho Tòa án là một video ghi lại quá trình giao tiền cho bên vay tiền, thì khi giao video này cho Tòa án đương sự phải trình bày nguồn gốc của video này từ đâu (từ chính đương sự quay lại trong quá trình giao dịch), trường hợp người khác quay lại thì phải trình bày do người khác quay lại video đó.

3. Chứng cứ là dữ liệu điện tử theo quy định về giao dịch điện tử

“Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử” 4.

Tại điều 10 Luật giao dịch điện tử 2005 quy định các hình thức thể hiện thông điệp điện tử bao gồm: Các hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.

Ví dụ: Giao dịch mua bán được trao đổi qua email cũng là một nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự thể hiện dưới hình thức chứng cứ dữ liệu điện tử.

4. Vật chứng là hiện vật gốc của vụ việc

Vật chứng trong tố tụng dân sự phải là hiện vật gốc của vụ việc thì mới được coi là nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự. Ngoài ra, những loại vật khác không liên quan đến vụ việc thì không được coi là nguồn chứng cứ thể hiện dưới dạng vật chứng.

Ví dụ: Trong giao dịch mua điện thoại online trên mạng, người bán quảng cáo bán 1 chiếc điện thoại iPhone 11 mới nguyên chưa qua sử dụng với giá 10 triệu đồng, nhưng khi người mua đặt hàng qua mạng thì người bán lại giao hàng là một chiếc điện thoại iPhone 11 đã qua sử dụng, lúc này người mua có thể thu thập vật chứng chính là chiếc điện thoại iPhone 11 đã qua sử dụng này là vật chứng trong tố tụng dân sự.

5. Những lời khai phải được ghi bằng văn bản, ghi âm, ghi hình

– “Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa” 5.

Ví dụ: Khi lấy lời khai của người làm chứng, hoặc lời khai của đương sự thì người lấy lời khai phải ghi lại bằng văn bản quá trình lấy lời khai, hoặc ghi âm – ghi hình bằng cách quay video có tiếng quá trình lấy lời khai của người làm chứng.

6. Các biên bản ghi nhận, giám định, thẩm định phải được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định

– Tại khoản 6 điều 95 BLTTDS 2015 quy định: Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Tại khoản 7 điều 95 BLTTDS 2015 quy định: Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Tại khoản 8 điều 95 BLTTDS 2015 quy định: Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Tại khoản 9 điều 95 BLTTDS 2015 quy định: Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định 6.

– Tại khoản 10 điều 95 BLTTDS 2015 quy định: Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

– Tại khoản 11 điều 95 BLTTDS 2015 quy định: Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Như vậy, trên đây là định nghĩa khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự gì gì? Phân tích những ý nghĩa, đặc điểm, đánh giá, xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự và ví dụ cụ thể, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan chính xác nhất để thu thập chứng cứ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình được hiệu quả nhất, chúc các bạn thành công!

Cách phân biệt sự khác nhau giữa việc dân sự và vụ án dân sự

5/5 - (12 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *