Home / 📶 Công nghệ / Có nên công nhận quyền công dân đối với trí tuệ nhân tạo không?

Có nên công nhận quyền công dân đối với trí tuệ nhân tạo không?

Có nên công nhận quyền công dân đối với trí tuệ nhân tạo không? Nhà nước nào quy định tư cách pháp lý của trí tuệ nhân tạo gặp khó khăn hạn chế gì? Robot Sophia được cấp quyền công dân là một chủ đề được nhiều người bình luận trên các diễn đàn về quyền con người, quyền công dân và xác lập chủ thể có tư cách tham gia vào mối quan hệ xã hội.

Vậy thì, tại sao Sophia được cấp quyền công dân? Ưu và nhược điểm của robot Sophia như thế nào nào? Cha đẻ” của robot Sophia là ai? Robot Sophia có thể làm gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sự thật về robot Sophia qua bài phân tích dưới đây.

Có nên công nhận quyền công dân đối với trí tuệ nhân tạo không?

Theo hầu hết các quan điểm từ các chuyên gia nghiên cứu pháp luật thì không nên công nhận quyền công dân đối với trí tuệ nhân tạo, bởi trí tuệ nhân tạo (Al) không phải là con người, không có sự tự do ý trí, không có tư cách cá nhân/ pháp nhân,… suy cho cùng thì Al chỉ là công cụ, tài sản phục vụ cho con người.

Có nên công nhận quyền công dân đối với trí tuệ nhân tạo không?

Theo quan điểm của tác giả, không nên công nhận quyền công dân đối với trí tuệ nhân tạo bởi những lý do sau:

– Thứ 1: AI là một thực thể nhân tạo, không phải con người, hoạt động dựa trên nguyên lý điện tử học. Theo quy định của BLDS của nước ta, chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân và pháp nhân, trí tuệ nhân tạo không phải là một trong các chủ thể nêu trên, nên không làm phát sinh quan hệ pháp luật.

– Thứ 2: Al không thể tự mình tham gia vào các quan hệ pháp luật trong cuộc sống nếu nó đứng độc lập, bởi vì trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp phát sinh khác nhau, Al dù có thông minh như thế nào cũng không có đầy đủ nhận thức và khả năng tư duy, chịu trách nhiệm như một con người.

–  Thứ 3: Bất kỳ một hành động nào của Al cũng không phải sự tự do ý trí, mà do lập trình và điều khiển của người lập trình, như vậy Al chỉ công cụ, chứ không phải là một chủ thể tự do ý chí.

–  Thứ 4: Khi Al ngày càng thông minh hơn trong quá trình lập trình về sau này, đó cũng chỉ là mục đích của con người tạo nên để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người ngày càng cao, do vậy Al thực sự lúc này cũng chỉ là một tài sản thuộc sở hữu của con người. (tương tự như nô lệ)

–  Thứ 5: Khi Al xảy ra sự cố vi mạch điện tử, làm phát sinh trách nhiệm pháp lý thì Al cũng không thể tự mình chịu trách nhiệm pháp lý, bỏ tù một thực thể robot là điều quá xa vời, ít nhất ở thời điểm hiện tại.

–  Thứ 6: Khi đã có quyền công dân sẽ có quyền bầu cử, ứng cử và tham gia vào hoạt động chính trị, quân sự. Vậy câu hỏi đặt ra, liệu rằng Al có thể làm tổng thống hay tổng chỉ huy quân sự được hay không?

–  Thứ 7: Khi con người tạo ra Al để phục vụ cho con người, nhưng rồi Al lại có thể làm tổng thống hay một vị trí cao nào đó để điều khiển ngược lại con người, vậy cuối cùng thì con người có nên tạo ra Al hay không?

– Cuối cùng, suy cho cùng thì Al cũng chỉ là một công cụ, một tài sản phục vụ cho con người, theo quan điểm cá nhân của em thì không nên công nhận quyền công dân đối với trí tuệ nhân tạo.

Tại sao robot Sophia được cấp quyền công dân?

Nguyên nhân Robot Sophia được cấp quyền công dân là do Saudi Arabia đang thực hiện kế hoạch thúc đẩy đất nước vùng Tây Á trở thành nơi phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới, do vậy Saudi Arabia là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp quyền công dân cho robot trí tuệ nhân tạo có tên Sophia.

Tại sao robot Sophia được cấp quyền công dân?

Saudi Arabia là quốc gia đầu tiên trên thế giới xác nhận quyền công dân cho một robot mang trí tuệ nhân tạo có tên Sophia.

Theo Independent, “Saudi Arabia đã trở thành nước đầu tiên trao quyền công dân cho robot. Động thái này nằm trong kế hoạch nỗ lực thúc đẩy đất nước vùng Tây Á trở thành nơi phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới.

Robot có tên Sophia được xác nhận là công dân Saudi Arabia tại một sự kiện diễn ra tại Riyadh. “Chúng tôi vui mừng thông báo Sophia đã trở thành công dân đầu tiên tại Saudi Arabia. Hy vọng cô ấy đang lắng nghe tôi”, Andrew Ross Sorkin, người điều hành sự kiện, phát biểu.

Đáp lại thông báo này, Sophia gửi lời cảm ơn: “Tôi rất vinh dự và tự hào là công dân robot đầu tiên trên thế giới. Cảm ơn Vương quốc Saudi Arabia”.

Trong suốt sự kiện, Sophia phản ứng khá mạch lạc những câu hỏi đưa ra từ người tham dự, kể cả những vấn đề phức tạp. Sự thân thiện, hài hước cũng được robot thể hiện linh hoạt.

“Tôi luôn hạnh phúc vì xung quanh là những người thông minh, giàu có và đầy quyền lực. Những ai đang tham dự sự kiện chắc chắn sẽ quan tâm đến công nghệ tương lai, trong đó có AI. Đó là thứ đã tạo nên tôi, do đó tôi rất hạnh phúc”, Sophia cho biết.

Sophia, được tạo bởi hai nhóm nghiên cứu Hanson Robotics và Hiroshi Ishiguro, là một trong những robot giống người nhất thế giới hiện nay. Nó được kích hoạt lần đầu ngày 19/4/2015. Da của Sophia được tạo từ silicon đặc biệt, cho phép kết hợp với kết cấu khuôn mặt, máy tính và phần mềm để thể hiện 62 biểu cảm như con người. Hai camera ở hai mắt cho phép robot giao tiếp hiệu quả, kể cả giao tiếp bằng ánh mắt. Trí tuệ nhân tạo tích hợp giúp robot “tự học” những thứ xung quanh.

Thực tế, Sophia không hề xa lạ. Tháng 3/2016, chính robot này có câu trả lời đáng sợ khi nói rằng “sẽ tận diệt loài người”. Đến nay, nó tiếp tục được nâng cấp trước khi thành công dân chính thức của Saudi Arabia.

Việc công nhận robot là công dân đã gây ra nhiều tranh cãi. Ở Saudi Arabia, phụ nữ phải sống trong quy luật hà khắc, không hưởng đầy đủ quyền công dân. Ngoài ra, theo nhà báo Murtaza Hussain, các lao động nhập cư lâu đời không được công nhận là công dân hợp pháp, trong khi lại cấp quyền đó cho robot là “không công bằng””1.

Cha đẻ” của robot Sophia là ai?

Cha đẻ của robot Sophia là Tiến sĩ David Hanson Jr. (sinh ngày 20 tháng 12 năm 1969, một nhà chế tạo rô bốt người Mỹ, là người sáng lập, CEO của Hanson Robotics), David Hanson tin rằng vào năm 2029, người máy trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ sở hữu trí thông minh tương đương như đứa trẻ một tuổi.

Cha đẻ'' của robot Sophia là ai?

Tiến sĩ Hanson, người sáng lập công ty Hanson Robotics ở Hong Kong, đưa ra dự đoán trong bài báo mới xuất bản mang tên “Tiến vào kỷ nguyên của những hệ thống trí tuệ sống và xã hội người máy”.

Trong bài báo, ông nhận định sự phát triển của robot sẽ báo hiệu kỷ nguyên mới cho xã hội loài người, nơi người máy có quyền kết hôn, bỏ phiếu bầu cử và sở hữu đất đai.

Theo tiến sĩ Hanson, người máy sẽ vẫn bị con người đối xử như công dân hạng hai trong một thời gian. “Các nhà làm luật và tập đoàn trong tương lai gần sẽ cố gắng áp chế sự trưởng thành về mặt cảm xúc của người máy để mọi người có thể cảm thấy an toàn. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo sẽ không trì trệ. Do nhu cầu của mọi người đối với máy móc thông minh thúc đẩy độ phức tạp của AI, sẽ tới một lúc robot thức tỉnh, đòi quyền sinh tồn và sống tự do”, tiến sĩ Hanson nói.

Tiến sĩ Hanson lập khung thời gian dự kiến cho từng sự kiện. Năm 2035, người máy sẽ qua mặt con người ở gần như mọi lĩnh vực. Một thế hệ người máy mới có thể thi vào đại học, học thạc sỹ và hoạt động với trí thông minh tương tự người 18 tuổi.

Những cỗ máy tiên tiến này sẽ bắt đầu “Trào lưu nhân quyền cho robot trên toàn cầu” theo cách gọi của tiến sĩ Hanson, dự kiến xảy ra năm 2038 và hướng đến chất vấn cách đối xử với người máy AI trong xã hội loài người. Tuy nhiên, mãi tới năm 2045, trào lưu nhân quyền cho robot trên toàn cầu mới buộc thế giới phương Tây công nhận người máy như thực thể sống, trong đó Mỹ là nước đầu tiên cấp quyền công dân đầy đủ cho chúng.

Tiến sĩ Hanson tạo ra khoảng 20 robot trong công ty của ông và tin rằng các dạng sống nhân tạo có thể tăng cường sự gắn kết giữa mọi người nếu chúng mang hình dáng con người. Sản phẩm nổi tiếng nhất của ông là robot Sophia. Tháng 10/2017, Sophia trở thành người máy đầu tiên trong lịch sử được Arab Saudi cấp quyền công dân”2.

Robot Sophia có thể làm gì?

Robot Sophia có thể giao tiếp bằng mắt, nhận ra con người và học hỏi từ những gì nhìn thấy, ngoài ra Sophia còn có thể thể hiện 62 nét mặt sắc thái biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt, có thể diễn thuyết và trả lời câu hỏi đơn giản. Tuy nhiên, chức năng chính của Sophia vẫn là trò chuyện với con người.

Robot Sophia có thể làm gì?

Sophia được thiết kế để suy nghĩ và cử động sao cho giống với con người nhất đồng thời được trang bị trí tuệ thông minh nhân tạo.

Theo nhà sản xuất, mục đích chế tạo Sophia là nhằm phát minh ra một robot có ý thức, có sự sáng tạo và có khả năng hoạt động như bất kỳ con người nào để giúp đỡ chính con người trong các vấn đề cuộc sống thường ngày như: phục vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị y tế, giáo dục cùng nhiều các dịch vụ khác.

Sophia là một Robot mang hình dạng giống con người được thiết kế và phát triển bởi công ty công nghệ Mỹ Hanson Robotics có trụ sở đặt tại Hồng Kông.

Robot Sophia được kích hoạt lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 4 năm 2015, xuất hiện lần đầu tại Liên hoan South By Southwest – sự kiện thường niên tổ chức tại thành phố Austin thuộc tiểu bang Texas (quê nhà của Hanson Robotics) vào trung tuần tháng 3 hằng năm với các sự kiện lớn về công nghệ cao, âm nhạc hoặc điện ảnh.

Ngày 19 tháng 4 năm 2015, Sophia được kích hoạt để hoạt động, Sophia được lấy cảm hứng từ minh tinh người Anh Audrey Hepburn với vẻ đẹp cổ điển bao gồm: làn da trắng sứ, sống mũi thon gọn, gò má cao, nụ cười hấp dẫn và đôi mắt biểu cảm thay đổi màu sắc theo ánh sáng.

Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Sophia là Robot đầu tiên được chính phủ Ả Rập Xê Út cấp quyền công dân như con người.

Sophia có làn da như da người thật được làm từ Silicon cao cấp. Robot này được tạo hình như một phụ nữ. Đôi mắt được trang bị máy ảnh video cho phép thực hiện giao tiếp bằng mắt. Sophia có thể nhận ra con người và học hỏi từ những gì nhìn thấy. Ngoài công nghệ tiên tiến cho phép Sophia giao tiếp với con người, Robot này còn có thể thể hiện 62 nét mặt sắc thái biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt.

Chức năng chính của Sophia là trò chuyện với con người.

Phần mềm của Sophia được cấu thành từ ba phần: Trí tuệ ở mức rất cơ bản (trả lời những câu hỏi đơn giản), khả năng diễn thuyết với văn bản được nạp sẵn, kết hợp cùng thuật toán để ngắt nối câu từ sao cho hợp lý. Cuối cùng là một hệ thống sử dụng chatbot kết hợp với cơ khí, giúp Sophia có thể nhìn ai đó, lắng nghe họ để lọc ra những “từ khóa” và “ngữ nghĩa”, sau đó lựa chọn những câu trả lời được soạn sẵn để phát ngôn. Sophia chỉ có thể trả lời những câu hỏi khi được kết nối với Internet, máy tính và chỉ giới hạn trong những thông tin mình có được.

Mặc dù được thiết kế khá cầu kỳ cũng như trang bị nhiều công nghệ tiên tiến, tuy nhiên, Sophia vẫn bị giới công nghệ đánh giá chỉ đơn thuần là một hệ thống chatbot với những thông tin giới hạn, sẵn có trong bộ nhớ3.

Nhược điểm của robot Sophia

Nhược điểm của robot Sophia là khá xấu về tổng thể, khuôn mặt quá góc cạnh và thô, không có tóc, Sophia là một robot có làn da mỏng, mũi thon thanh cao, xương gò má cao, đôi mắt sâu, to. Tuy vậy, điều này lại khiến diện mạo của cô robot này trông khá góc cạnh và thô so với nhiều robot giống người khác.

Nhược điểm của robot Sophia

Sophia là robot nữ đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân. Liệu có sự nhầm lẫn nào chăng? Chẳng hạn: không tạo tác “xinh tuyệt” thì chí ít cũng “ưa nhìn” một chút chứ? Hoàn toàn trong bàn tay “nhào nặn” của người tạo ra Sophia, có cần thiết phải để cô… “xấu” như vậy không?

Nhưng hóa ra, cái gì cũng có lý do của nó. Và gương mặt của Sophia, cùng với trí IQ lẫn EQ của cô và điều cô đang được hưởng – hoàn toàn không vô lý chút nào! Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc của phần đông chúng ta.

Có rất nhiều robot giống người như robot Jia Jia hay có khả năng giao tiếp, nhận diện thái độ người đối diện nhưng với màn đối đáp trên thì chắc hẳn chưa một robot nào có thể vượt qua Sophia.

Chưa dừng lại ở đó, Hanson cho biết ông sẽ tiếp tục nâng cấp Sophia khi làm việc với IBM và Intel để tích hợp thêm một số công nghệ của họ. Ông muốn tạo ra một robot biết học hỏi, bắt chước, sáng tạo, có sự đồng cảm và lòng trắc ẩn sau khi tham dự dự án “Imagineers” tại Disney.

Không giống các robot phục vụ khác, Sophia giống người tới nỗi cô có thể tự đưa ra quyết định, thể hiện khả năng kinh doanh hay trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, giải trí, truyền thông…

Cô bắt đầu tham gia bày tỏ quan điểm của chính mình như tại sự kiện Future Investment Initiative (tạm dịch: Khởi đầu Sự đầu tư cho Tương lai) tại thủ đô Riyadh của Arab Saudi ngày 24/10/2017, điều mà chưa từng có robot nào trước đó thực hiện.

Nguyên mẫu là một người có thật, biểu tượng điện ảnh thập niên 1990: Hanson được xem là nhà phục hưng thời hiện đại khi kết hợp cả nghệ thuật và khoa học, không chỉ phát triển công nghệ, trí thông minh nhân tạo AI, ông còn rất chú trọng đến việc làm cho các robot của mình giống hệt người thật.

Bạn có thể sẽ bất ngờ khi biết rằng khuôn mặt của Sophia được chế tạo mô phỏng khuôn mặt của biểu tượng điện ảnh và thời trang thập niên 90 thế kỷ trước Audrey Hepburn!

Sophia do đó là một robot đại diện cho vẻ đẹp cổ điển: Da mỏng, mũi thon thanh cao, xương gò má cao, nụ cười say đắm, đôi mắt sâu, to. Tuy vậy, điều này lại khiến diện mạo của cô robot này trông khá góc cạnh và thô so với nhiều robot giống người khác.

Khả năng biểu hiện của cơ mặt phong phú nhưng vẫn không thể so sánh với người thật, đây có lẽ cũng là nhược điểm khi khiến cho khuôn mặt của Sophia trở nên xấu hơn khi biểu lộ cảm xúc (các robot khác ít biểu lộ cảm xúc hơn nên khuôn mặt vẫn giữ được vẻ đẹp ban đầu).

Một lý do khác có thể dễ dàng nhận thấy là Sophia không… có tóc! “Cái răng cái tóc là gốc con người”, là hai điều tạo nên vẻ đẹp của một người (nhất là phụ nữ), nhưng so với các robot nữ khác như Jia Jia thì Sophia lại không có.

Không những thế chúng ta còn có thể nhìn thấy phần đầu bên trong chỉ được bảo vệ bởi một lớp nhựa trong suốt, làm sophia càng trở nên có phần… đáng sợ hơn!”4

5/5 - (7 bình chọn)

Bài nổi bật

Cách xóa biểu tượng cảm xúc trên Zalo trên máy tính

Cách thu hồi cảm xúc trên tin nhắn Zalo khi lỡ lỡ thả tim, like

Lỡ thả tim trên Zalo thì phải làm sao? Thu hồi thả tim trên tin …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *