Tại sao cổ phiếu Vingroup bị cấm ký quỹ? Vị sao cổ phiếu VIC giảm mạnh? Đánh giá có nên đầu tư vào cổ phiếu Vingroup (mã chứng khoán VIC) vào thời gian này?
👉 Tìm nội dung ở đây
- 1. Cổ phiếu Vingroup bị cấm ký quỹ vì lợi nhuận sau thuế 2021 là số âm
- 2. Công ty Cổ phần chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) cấm Vingroup (mã CK VIC) cho vay ký quỹ
- 3. Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán là gì?
- 4. Nỗi lo hiện hữu khiến cổ phiếu Vingroup (mã chứng khoán VIC) giảm mạnh
- 5. Cổ phiếu Vingroup (mã CK VIC) giảm mạnh, Phạm Nhật Vượng mất hơn 3.500 tỷ đồng
1. Cổ phiếu Vingroup bị cấm ký quỹ vì lợi nhuận sau thuế 2021 là số âm
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM thông báo danh sách 66 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý 2/2022, trong đó Vingroup (mã chứng khoán VIC) nằm trong danh sách bị cấm ký quỹ với lý do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm.
(Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM thông báo cổ phiếu Vingroup bị cấm ký quỹ trong danh sách 66 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý 2/2022)
Trong danh sách 66 mã không đủ điều kiện do lợi nhuận sau thuế âm, chưa niêm yết đủ 6 tháng, thuộc diện cảnh báo, thuộc diện kiểm soát, thuộc diện huỷ niêm yết…
– Theo Đại Đoàn Kết, mã chứng khoán VIC của Tập đoàn Vingroup không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm.
Cùng với Vingroup, nhiều đơn vị như CTI, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDCO, PNC (Công ty Cổ phần Văn hoá Phương Nam), CII – Côgn ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM cũng có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm.
Nhiều mã chứng khoán thuộc diện cảnh báo như VNS (công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam), VOS (CTCP Vận tải Biển Việt Nam), VPH -Công ty Cổ phần Vạn Phát Hưng…
Trong khi đó YEG Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1) thuộc diện kiểm soát cùng các mã như TTF (Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành), TNI, TCR, SMA, SJF, SII, HNG, HAS,..” 1
Tại sao cổ phiếu Vingroup bị cấm ký quỹ? Nguyên nhân VIC bị cấm ký quỹ là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm.
2. Công ty Cổ phần chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) cấm Vingroup (mã CK VIC) cho vay ký quỹ
Công ty Cổ phần chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) thông báo về việc cổ phiếu Vingroup bị cấm ký quỹ
“Kính gửi: Quý Khách hàng!
Công ty Cổ phần chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Khách Hàng trong thời gian qua.
Guotai Junan (Việt Nam) thông báo về việc loại mã CK ra khỏi danh mục cho vay ký quỹ, cụ thể như sau:
STT Mã CK Tên doanh nghiệp
1 VIC CTCP Tập đoàn Vingroup
Thời gian áp dụng: Kể từ ngày 05/04/2022 cho đến khi có thông báo mới.
Để biết thêm chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chuyên viên chăm sóc, đến các điểm cung cấp dịch vụ chứng khoán của Guotai Junan (Việt Nam) hoặc gọi đến tổng đài dịch vụ 1900.545461 để được hỗ trợ.
Trân trọng!” 2
3. Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán là gì?
Giao dịch ký quỹ (margin trading) là hình thức vay tiền CTCK để mua chứng khoán, hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vệc tìm hiểu cẩn trọng về giao dịch ký quỹ là điều vô cùng quan trọng để thu về lợi nhuận tốt và tránh các rủi ro.
(SSI.com.vn), Giao dịch ký quỹ về bản chất là sử dụng đòn bẩy trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Rất dễ hiểu, nếu hoạt động đầu tư của bạn có hiệu quả, mức sinh lời từ khoản đầu tư có thể tăng lên gấp bội so với việc chỉ sử dụng vốn của chính mình.
Mỗi loại hình nghiệp vụ đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ xu thế thị trường, khả năng của bản thân, phương pháp đầu tư, cổ phiếu đang đầu tư để đưa ra quyết sách phù hợp.
Lời khuyên là nếu xác định xu thế của thị trường là xu thế tăng, nhà đầu tư có thể gia tăng thêm phần lợi suất từ hoạt động mua ký quỹ. Mặt khác nếu xác định xu thế của thị trường là xu hướng giảm thì nhà đầu tư có thể kiếm lợi từ việc vay chứng khoán bán giá cao và mua chứng khoán trả lại cho công ty chứng khoán với giá thấp hơn.
3.1. Các thuật ngữ cần biết trong giao dịch ký quỹ
Giao dịch ký quỹ là dịch vụ cho phép nhà đầu tư vay tiền với tỷ lệ hỗ trợ của công ty chứng khoán mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức tín dụng bằng cách thế chấp tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo bao gồm toàn bộ tài sản có trong tài khoản chứng khoán của bạn bao gồm: tiền mặt, chứng khoán, cổ tức, quyền mua cổ phiếu và các tài sản khác được công ty chứng khoán chấp nhận…
Tỷ lệ nợ (hay tín dụng ): là tỷ lệ phần trăm giữa Tổng dư nợ vay/ Tổng giá trị được phép vay của chứng khoán ký quỹ. Cần phải lưu ý, giao dịch ký quỹ chỉ được thực hiện khi giao kết hợp đồng với công ty chứng khoán.
Tỷ lệ ký quỹ (tỷ lệ hỗ trợ) cho một tài khoản chứng khoán hoặc mã chứng khoán cao nhất thường là 50%, thấp nhất là 0%.
Tỷ lệ hỗ trợ 50% ( 1:1) tức là với 1 giá trị mua là 100 triệu, tối đa nhà đầu tư phải bỏ ra 50triệu và đi vay 50triệu còn lại.
Tỷ lệ hỗ trợ 0% tức là nhà đầu tư phải dùng tiền thật để mua chứng khoán.
3.2. Các vị thế chính trong giao dịch ký quỹ
Mua ký quỹ ( Long position – mua trước bán sau) là hình thức nhà đầu tư mua chứng khoán bằng cách vay tiền từ công ty chứng khoán. Nhà đầu tư phải hoàn trả nợ, các khoản lãi và chi phí phát sinh từ hoạt động giao dịch trong hợp đồng.
Bán ký quỹ ( Short position – bán trước Mua sau) Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa công nhận hình thức giao dịch này. Đây là hình thức nhà đầu tư vay chứng khoán từ chứng khoán của công ty để bán. Nhà đầu tư có nghĩa vụ hoàn trả lại số chứng khoán đã vay cùng với các khoản phát sinh từ hợp đồng liên quan.
3.3. Giao dịch đối với tài khoản ký quỹ
Đối với các nhà đầu tư có tài khoản tại SSI, SSI Webtrading cho phép nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch trên tài khoản ký quỹ và trên tài khoản thông thường hiện tại trong cùng một lần đăng nhập, nhà đầu tư có thể đặt hay hủy lệnh nhanh chóng, đồng thời theo dõi các thông số của tài khoản ký quỹ được cập nhật đến từng giây, thực hiện các giao dịch ứng nhanh, chuyển tiền trực tuyến và nhiều tính năng khác.
Tất cả các chức năng như Đặt lệnh với tài khoản Ký quỹ, Xem Danh mục Chứng khoán Ký quỹ, Theo dõi thông tin tài khoản ký quỹ:, Ứng trước tiền bán chứng khoán, Chuyển khoản tiền trực tuyến, Nhà đầu tư đều có thể thực hiện tương tự như với một tài khoản bình thường! 3
4. Nỗi lo hiện hữu khiến cổ phiếu Vingroup (mã chứng khoán VIC) giảm mạnh
(LĐTĐ) Kể từ khi Báo cáo tài chính hợp nhất được công bố, cổ phiếu VIC đã giảm sâu hơn 20% chỉ trong tháng giao dịch đầu tiên của năm 2022. Nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng với giá trị ghi nhận hơn 1.900 tỷ đồng. Liệu đà giảm có còn tiếp diễn?
Diễn biến giá cổ phiếu VIC trong một tháng. Nguồn:Investing.com
HoSE và quyết tâm “công khai, minh bạch” để bảo vệ nhà đầu tư SHB chính thức giao dịch cổ phiếu trên HOSE, mở ra triển vọng tăng trưởng mớiBộ Tài chính yêu cầu HoSE đảm bảo khả năng vận hành của hệ thống giao dịch mới
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), mã VIC của Tập đoàn Vingroup lỗ trước thuế 6.369 tỷ đồng và lỗ sau thuế 9.249 tỷ đồng quý 4/2021. Lũy kế năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 3.346 tỷ đồng nhưng lỗ sau thuế là 7.523 tỷ đồng.
Kể từ khi Báo cáo tài chính hợp nhất trên được công bố, cổ phiếu VIC đã giảm sâu hơn 20% chỉ trong tháng đầu giao dịch của năm 2022. Nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng với giá trị ghi nhận hơn 1.900 tỷ đồng. Liệu đà giảm có còn tiếp diễn?
Nếu Báo cáo kiểm toán năm 2021 vẫn duy trì tình trạng lỗ năm 2021 VIC sẽ phải đối mặt với việc trở thành cổ phiếu vào diện cảnh báo theo quy định tại điểm b, mục 1.1, khoản 1 điều 22 của Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (ban hành kèm theo Quyết định số 85/QĐ-SGDHCM ngày 19 tháng 03 năm 2018 của Tổng Giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM).
Với việc cổ phiếu “hàng hiệu” VIC vào diện cảnh báo sẽ có những hệ quả sau: Thứ nhất, VIC sẽ bị đưa ra khỏi danh mục đủ điều kiện ký quỹ của các công ty chứng khoán căn cứ vào khoản 2, điều 3, Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán (Ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐ-UBCK ngày 25 tháng 1 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).
Kế đó, VIC cũng sẽ bị loại khỏi rổ VN30 vào kỳ “review” định kỳ của VN30 vào tháng 6 căn cứ vào quy định tại mục 8.1, điều 8 và điểm d, mục 4.3.1, điều 4 tại Quy tắc xây dựng và quản lý bộ chỉ số HoSE-Index-Phiên bản 3.0 (Ban hành kèm theo Quyết định số 714/QĐ-SGDHCM ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM).
Hai hệ quả trên sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu VIC bởi sẽ có một lượng cung cổ phiếu rất lớn khi VIC rơi vào trạng thái không được giao dịch ký quỹ. Ngoài ra, nguy cơ bị loại khỏi bộ chỉ số VN30 khi các quỹ ETF tham chiếu mua chỉ số VN30 sẽ bán ra lượng cổ phiếu VIC đang nắm giữ cũng là một yếu tố tác động lên giá VIC.
Điểm lại thị trường, có thể thấy về khối các quỹ ETF ngoại có Fubon FTSE Vietnam ETF tới từ Đài Loan (Trung Quốc) hiện nắm giữ nhiều VIC nhất với 16,6 triệu cổ phiếu, Quỹ FTSE Vietnam ETF hiện nắm giữ 12,34 triệu cổ phiếu VIC. Trong khi VNM ETF cũng nắm giữ gần 10 triệu cổ phiếu VIC.
Các quỹ iShare ETF, S&P Select Frontier ETF cũng nắm giữ lần lượt 3,5 triệu và 1,4 triệu cổ phiếu VIC trong danh mục.
Số lượng cổ phiếu VIC các quỹ ETF ngoại nắm giữ.
Trong khi đó, các quỹ ETF nội có DCVFM VN30 ETF do Dragon Capital quản lý hiện nắm giữ 7,54 triệu cổ phiếu VIC, đây là quỹ ETF nội nắm giữ nhiều VIC nhất tính tại thời điểm hiện nay.
Các quỹ ETF khác như SSIAM VN30 ETF; SSIAM VN50 ETF (SSIAM quản lý), MAFM VN30 ETF (Mirae Asset quản lý), KIM Growth VN30 ETF (KIM – Hàn Quốc quản lý), VinaCapital VN100 ETF (VinaCapital quản lý) hay IPAAM VN100 ETF (IPAAM quản lý) nắm giữ không quá nhiều VIC.
Số lượng cổ phiếu VIC các quỹ ETF nội nắm giữ.
Nhà đầu tư trung thành với cổ phiếu VIC hiện đang dõi theo sát sao động thái của các nhóm quỹ nắm giữ đa số VIC trên thị trường. Kèm theo đó là nỗi lo hiện hữu khi cổ phiếu này liên tục dò đáy thời gian qua.
Tuy nhiên, nỗi lo ấy phải chờ Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 có kiểm toán của VIC mà theo quy định tại TT155/2020/TT-BTC là không quá 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính 2021 nếu VIC xin gia hạn công bố BCTC.
Riêng khả năng VIC “văng” ra khỏi rổ chỉ số VN30 cũng chỉ thực hiện khi HoSE chính thức công bố loại cổ phiếu này và thay thế bằng một cổ phiếu khác” 4.
5. Cổ phiếu Vingroup (mã CK VIC) giảm mạnh, Phạm Nhật Vượng mất hơn 3.500 tỷ đồng
(SHTT, 28/02/2022) – Trong tuần qua, VIC giảm mất 3.100 đồng/cổ phiếu, dừng lại ở mức 79.100 đồng/cổ phiếu. Việc sở hữu một lượng lớn cổ phiếu VIC khiến cho tài sản trên sàn chứng khoán của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng “bốc hơi” 3.581 tỷ đồng.
5.1. Cổ phiếu VIC giảm 15,8%
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tuần đầy biến động. Kết thúc tuần (21-27/2), VN-Index dừng lại ở mức 1.498,89 điểm, giảm 5,95 điểm (0,4%) so với đóng cửa tuần trước đó, HNX-Index tăng 1,04% so với đóng cửa tuần trước lên mức 440,16 điểm. VN30-Index cũng dừng lại ở mức 1.526,5 điểm.
Đặc biệt tại nhóm vốn hoá lớn giảm điểm mạnh trong tuần không thể không nhắc đến VIC – Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Trong tuần, VIC có đến 3/5 phiên giảm điểm mạnh. Cụ thể, phiên 21/2 và 23/2, VIC tăng lần lượt 1.400 đồng và 500 đồng/cổ phiếu. Trong 3 phiên, 22/2, 24/2 và 25/2 VIC giảm 1.600 đồng, 2.400 đồng và 1.000 đồng/cổ phiếu.
Tổng chung trong tuần qua, VIC mất 3.100 đồng/cổ phiếu, dừng lại ở mức 79.100 đồng/cổ phiếu. Mức đáy này xác lập vùng giá thấp nhất kể từ tháng 9/2020 trở lại đây. Hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại VIC khoảng 12,92% vốn doanh nghiệp.
Cũng trong tuần qua, ngày 25/2, hơn 8,72 triệu cổ phiếu VIC được giao dịch sau khi niêm yết bổ sung từ ngày 21/2. Đây là số cổ phiếu phát hành mới để chuyển đổi gần 7,42 triệu cổ phần ưu đãi thành cổ phần phổ thông.
Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu VIC đã giảm 15,8%. Còn tính từ mức đỉnh 130.000 đồng/cổ phiếu xác lập hồi tháng 4/2021, VIC đã bốc hơi hơn 1/3 giá trị. Xu hướng rơi nhanh của giá cổ phiếu cũng kéo vốn hoá của tập đoàn này nhanh chóng bốc hơi. Hiện Vingroup chỉ còn đứng vị trí thứ ba trong top vốn hoá thị trường với giá trị 305.496 tỷ đồng.
Việc sở hữu một lượng lớn cổ phiếu VIC khiến cho tài sản trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng và vợ là bà Phạm Thu Hương trong tuần qua giảm mạnh.
Sở hữu trực tiếp 985,5 triệu cổ phiếu VIC, tuần qua, tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vượng đã giảm 3.055 tỷ đồng.
Trong khi đó, năm giữ trực tiếp 170 triệu cổ phiếu VIC, việc mã này giảm mạnh cũng khiến cho tài sản của bà Phạm Thu Hương – phu nhân ông Phạm Nhật Vượng – cũng sụt giảm 526 tỷ đồng xuống còn 13.442 tỷ đồng. Hiện tại, bà Hương đã mất thêm 1 bậc trong bảng xếp hạng người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.
Bà Phạm Thu Hương, vợ ông Phạm Nhật Vượng lần đầu xuất hiện trước truyển thông vào ngày 20/1. Ảnh: internet.
Cập nhật đến hôm nay, bà Hương đang đứng ở vị trí 12 trong bảng xếp hạng, đứng sau bà Vũ Thị Hiền – Vợ ông chủ Hòa Phát Trần Đình Long (vị trí 11 – 1.5061 tỷ đồng) và ông Hồ Xuân Năng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP VICOSTONE (vị trí 12 – 13.530 tỷ đồng).
5.2. Vingroup lần đầu báo lỗ
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý IV/2021, Vingroup lỗ ròng gần 9.250 tỷ đồng trong riêng quý kinh doanh này.
Nguyên nhân chính dẫn đến khoản thua lỗ là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm tới 3 lần. Đây là khoản thua lỗ đầu tiên Vingroup phải ghi nhận trong một quý kinh doanh, và cũng là nguyên nhân chính dẫn tới khoản lỗ ròng 7.522 tỷ đồng trong cả năm 2021.
Đây cũng lần đầu tiên Vingroup ghi nhận năm thua lỗ kể từ khi công bố báo cáo tài chính kinh doanh năm 2006. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu đạt 815 đồng.
Mới đây, CTCP Vinhomes – thành viên Tập đoàn Vingroup đã được UBND Tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) với tổng mức đầu tư dự kiến 9.311 tỷ đồng.
Trong đó, nguồn vốn góp từ Vinhomes là khoảng 1.396 tỷ đồng (chiếm 15%), nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hơn 7.915 tỷ đồng (chiếm 85%).
Khu vực lập quy hoạch có diện tích 1.235,57 ha, thuộc phường Kỳ Thịnh, phường Kỳ Long và xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh).
Sau khi hoàn thành, đây sẽ là khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn, thu hút các loại hình công nghiệp hiện đại, sử dụng công nghệ cao như công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô; thiết bị và linh kiện cho ô tô áp dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.
Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup hiện cũng đang xây dựng dự án công viên chủ đề VinWonder Vũ Yên tại Hải Phòng với giá trị đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng” 5.
3 Tin tức liên quan:
📌 Đọc thêm: Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Bị xử phạt như thế nào?
📌 Đọc thêm: Bán chui cổ phiếu là gì? được lợi gì? ảnh hưởng như thế nào?
📌 Đọc thêm: Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh, cấm bay, bị bắt điều tra?