Home / ⚖ Pháp luật / Công an có được kiểm tra điện thoại không? Khi nào thì được kiểm tra

Công an có được kiểm tra điện thoại không? Khi nào thì được kiểm tra

Công an có được kiểm tra điện thoại không? Khi nào Công an được phép kiểm tra điện thoại của công dân? Khi Công an kiểm tra điện thoại của công dân thì phải tuân thủ những nguyên tắc, thủ tục như thế nào? Đây là những câu hỏi, và cũng là thắc mắc của rất nhiều người liên quan đến vấn đề này, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích, giải đáp các câu hỏi và thắc mắc này một cách chi tiết.

Thời gian gần đây, rất nhiều trang tin tức liên tục đăng tải những bài viết liên quan đến vấn đề Công an có quyền kiểm tra điện thoại của công dân, tuy nhiên lướt qua nhiều trang tin tức thì hầu hết chỉ là những trang tin với tiêu đề “giật tít để câu view”, do vậy khi tìm hiểu tin tức về pháp luật, các bạn cần tìm kiểm thật kỹ có dẫn chứng của quy định pháp luật, dưới đây văn phòng Điều Tra Viên 126 sẽ phân tích và dẫn chứng quy định pháp luật liên quan cụ thể để các bạn hiểu rõ vấn đề này.

1. Công an có được kiểm tra điện thoại không?

Công an có quyền kiểm tra điện thoại của người khác khi có căn cứ để nhận định trong điện thoại của người đó có chứa dữ liệu điện tử là công cụ, phương tiện để phạm tội, hoặc trong điện thoại có chứa các tài liệu liên quan đến vụ án thì Công an có thể khám xét điện thoại để kiểm tra thông tin dữ liệu điện tử đó.

Công an có được kiểm tra điện thoại không

(Công an có được kiểm tra điện thoại không? Công an chỉ có quyền kiểm tra điện thoại của người khác khi có căn cứ để nhận định trong điện thoại của người đó có tài liệu, công cụ, bằng chứng vi phạm hành chính, hoặc là công cụ, phương tiện, bằng chứng phạm tội hình sự – Ảnh minh họa)

Pháp luật có quy định cụ thể, Công an được quyền kiểm tra điện thoại khi có căn cứ để xác định trong điện thoại có chứa các tài liệu, dữ liệu liên quan đến vụ án, việc khám xét phải tuân thủ quy định pháp luật cụ thể.

Căn cứ quy định pháp luật tại điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về khám xét điện thoại như sau:

“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử”.

Như vậy, theo quy định tại khoản 2 điều 195 BLTTHS năm 2015 thì Công an có quyền kiểm tra điện thoại của người khác khi có căn cứ để nhận định trong điện thoại của người đó có chứa tài liệu, dữ liệu điện tử là công cụ để phạm tội, việc khám xét phải do người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Khi nào Công an được phép kiểm tra điện thoại?

Công an chỉ được phép kiểm tra điện thoại của người khác khi xử phạt hành chính, hoặc khi điều tra vụ án hình sự, việc Công an kiểm tra điện thoại chỉ được thực hiện khi có căn cứ để nhận định trong điện thoại của người đó có chứa tài liệu là công cụ vi phạm luật hành chính, hoặc công cụ thể phạm tội hình sự.

Khi nào Công an được phép kiểm tra điện thoại của công dân?

Để ngăn chặn việc người vi phạm pháp luật tiêu hủy chứng cứ vi phạm, hoặc thu giữ các tài liệu liên quan đến vụ án hình sự thì Công an có thể kiểm tra điện thoại như là một biện pháp ngăn chặn để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính, hoặc để thu giữ chứng cứ trong vụ án hình sự cụ thể.

2.1. Công an có quyền kiểm tra điện thoại khi xử lý vi phạm hành chính

Trong những trường hợp cần ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính, hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính được hiệu quả, Công an có thể kiểm tra điện thoại như là một biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính nhằm giúp cho việc giải quyết vi phạm được chính xác, khách quan.

Theo quy định tại điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau:

“Điều 119. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

1. Tạm giữ người;

2. Áp giải người vi phạm;

3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

4. Khám người;

5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn”.

Như vậy, theo quy định tại khoản 5 điều 119 LXLVPHC 2012 thì Công an có quyền kiểm tra điện thoại để ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, việc Công an kiểm tra điện thoại để xử phạt hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong điện thoại có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

2.2. Công an có quyền kiểm tra điện thoại khi điều tra vụ án hình sự

Trong vụ án hình sự thì Cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, khám xét điện thoại của người khác khi có căn cứ nhận định trong điện thoại của người đó có chứa đựng các tài liệu, dữ liệu điện tử là phương tiện, công cụ, chứng cứ phạm tội liên quan đến vụ án thì có quyền kiểm tra, nhưng phải tuân thủ quy định pháp luật.

Căn cứ pháp lý tại điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:

“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử”.

3. Thẩm quyền ra lệnh, khám xét điện thoại của người khác

3.1. Người có thẩm quyền kiểm tra điện thoại khi xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ quy định pháp luật tại điều 128 và 123 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người có thẩm quyền kiểm tra điện thoại theo thủ tục hành chính bao gồm những cá nhân sau đây:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;

b) Trưởng Công an cấp huyện;

c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;

đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;

e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;

g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;

h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;

k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;

l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định nêu trên thì các “chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám”1.

Như vậy, theo quy định tại khoản 2 điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thì những người được quy định tại khoản 1 điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là những người có thẩm quyền kiểm tra điện thoại của người khác theo thủ tục hành chính.

3.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét điện thoại khi điều tra vụ án hình sự

Căn cứ pháp luật quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét, kiểm tra điện thoại của người khác được quy định tại điều 193 BLTTHS 2015 cụ thể như sau:

“Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét

1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.

4. Mọi trường hợp khám xét đều được lập biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án”.

– Điều tra viên có thẩm quyền khám xét điện thoại khi điều tra vụ án hình sự

+ Trước khi tiến hành khám xét, kiểm tra điện thoại của người khác thì Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét, từ đó Viện kiểm sát cùng cấp sẽ cử Kiểm sát viên kiểm sát việc Điều tra viên khám xét đó.

Kiểm sát viên của Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để kiểm sát việc khám xét do Điều tra viên thực hiện, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì Điều tra viên phải ghi rõ vào biên bản khám xét.

+ Trường hợp khám xét khẩn cấp thì Điều tra viên có thể thực hiện việc khám xét điện thoại của người khác trước, sau đó thông báo cho Viện kiểm sát sau.

– Những người được quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015

Những người theo quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015 có thẩm quyền ra lệnh khám xét, kiểm tra điện thoại của người khác, bao gồm:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; (phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành)

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

– Những người được quy định tại khoản 2 điều Điều 35 BLTTHS 2015

Những người được quy định tại khoản 2 điều Điều 35 có quyền ra lệnh khám xét, kiểm tra điện thoại của người khác, nhưng phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành, bao gồm những cá nhân sau:

a) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;

b) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;

c) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

d) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;

đ) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

e) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;

g) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.

h) Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

– Những người được quy định tại khoản khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015

Những người được quy định tại khoản khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015 chỉ được ra lệnh khám xét, kiểm tra điện thoại của người khác trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm những cá nhân sau đây:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét theo quy định tại khoản 2 điều 110 BLTTHS 2015 quy định nêu trên phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

Như vậy, trên đây là giải đáp vấn đề Công an có được kiểm tra điện thoại không? Khi nào thì công an được phép kiểm tra điện thoại của công dân? Thẩm quyền ra lệnh kiểm tra và khám xét điện thoại của người khác dựa theo quy định trong bộ luật tố tụng hình sự 2015 và quy định trong Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ một cách chính xác về vấn đề này.

👉 Tìm hiểu thêm: Quy định, trình tự thủ tục khi kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

5/5 - (4 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *