Home / ⚖ Pháp luật / Hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ trao bằng có phạm luật?

Hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ trao bằng có phạm luật?

Hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ trao bằng có vi phạm quy định của nhà trường không? có vi phạm pháp luật không? Mới đây, hình ảnh hiệu trưởng trường đại học kinh tế đại học quốc gia Hà Nội cầm quyền trượng ở lễ trao bằng đang được nhiều người chia sẽ và cũng khiến nhiều người tò mò, liệu rằng hành vi cầm quyền trượng ở lễ trao bằng tốt nghiệp của hiệu trưởng trường đại học kinh tế đại học quốc gia Hà Nội có vi phạm quy định hay không?

1. Hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ trao bằng có vi phạm pháp luật?

Tại khoản 1 điều 8 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định: Căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hiệu trưởng trường đại học, quyết định việc mặc đồng phục, lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của học sinh, sinh viên tốt nghiệp.

“Điều 8. Trách nhiệm của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hội đồng trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có), Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp quyết định việc mặc đồng phục, lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của học sinh, sinh viên tốt nghiệp.

2. Học sinh, sinh viên hoặc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có) tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường” 1.

Như vậy, căn cứ theo thông tư 26/2009/TT-BGDĐ thì hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ trao bằng là không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hình ảnh hiệu trưởng Trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội cầm quyền trượng, đeo vòng phát biểu tại lễ tốt nghiệp vấp phải nhiều chỉ trích, cho rằng hành vi mang tính “lai căng”.

Hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ trao bằng có vi phạm pháp luật?

(Trang phục của Hiệu trưởng trường Đại Học Kinh Tế, ĐHQGHN với áo nhung đỏ, mũ và găng tay đồng màu đỏ. Phụ kiện kèm theo có cây quyền trượng và vòng đeo cổ khiến dư luận quan tâm – Ảnh Fanpage đại học Kinh tế)

Tại Việt Nam, lần đầu tiên Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hiệu trưởng cầm quyền trượng ở lễ trao bằng diễn ra tối 29/07/2022. Theo đó, Hiệu trưởng nhà trường mặc áo nhung, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, đeo vòng cổ, dẫn đầu các thầy cô giáo của nhà trường. Cạnh đó, các thành viên trong ban nghi lễ cũng mặc áo nhung đỏ pha đen, đội mũ màu đen.

Tuy nhiên, hình ảnh này đã dấy lên một làn sóng tranh cãi trong cộng đồng mạng. Đại học Quốc gia Hà Nội đã gửi công văn đến Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế để đề nghị báo cáo tình hình tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp gây xôn xao này.

2. QUY ĐỊNH lễ phục trong lễ trao bằng tại Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN

QUY ĐỊNH Quản lý và sử dụng bộ lễ phục, nghi lễ và trình tự thực hiện Lễ trao bằng tại Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2379/QĐ-ĐHKT ngày 27 tháng 07 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN)

“Điều 3. Mục đích, ý nghĩa

1. Mục đích:

a) Bộ lễ phục, bộ nghi lễ là tài sản của Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, chỉ cấp, phát cho người học của Nhà trường sử dụng trong Lễ trao bằng tốt nghiệp.

b) Bộ lễ phục, bộ nghi lễ mang thương hiệu của Nhà trường, tạo sự chuyên nghiệp, trang trọng, khác biệt và ấn tượng trong Lễ trao bằng tốt nghiệp. Là công cụ truyền thông hữu ích nhằm quảng bá hình ảnh của Nhà trường đến gần hơn với cộng đồng và xã hội.

c) Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên và người học khi được khoác trên mình bộ lễ phục, bộ nghi lễ của Nhà trường trong dịp lễ trọng đại. Tạo nên sự gắn kết và đặc biệt mang lại sự tự tin và niềm tự hào về Trường. Góp phần quan trọng
trong sự phát triển bền vững của Nhà trường.

2. Ý nghĩa:

a) Bộ lễ phục, bộ nghi lễ có ý nghĩa quan trọng đối với Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, khẳng định vị thế và thể hiện sự chuyên nghiệp, đẳng cấp của Nhà trường trong mắt người học và đối tác, tăng tính đoàn kết nội bộ và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giảng viên và người học.

b) Lưu giữ hình ảnh và kỷ niệm của người học gắn với Nhà trường.

c) Tôn vinh người học sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường, là niềm vinh dự và tự hào của bản thân người học và gia đình người học” 2.

“Điều 5. Phân loại các bộ lễ phục, bộ nghi lễ

Các bộ lễ phục, bộ nghi lễ của Nhà trường được thiết kế theo mẫu riêng biệt, bao gồm lễ phục Hiệu trưởng, lễ phục ban nghi lễ, lễ phục đội nghi lễ, lễ phục cử nhân, lễ phục thạc sĩ, lễ phục tiến sĩ.

a) Bộ lễ phục dành cho Hiệu trưởng gồm: Áo nhung, mũ và găng tay đồng màu đỏ. Phụ kiện kèm theo có cây quyền trượng và vòng đeo cổ.

b) Bộ lễ phục dành cho Ban nghi lễ gồm: Áo nhung đỏ pha đen, mũ màu đen, găng tay màu trắng.

c) Bộ lễ phục dành cho đội nghi lễ:

– Bộ nghi lễ dành cho sinh viên nam gồm: Áo thiết kế kiểu vest, quần âu đồng bộ màu đỏ bordeaux, mũ Beret có lưỡi trai màu đen, găng tay màu trắng. Phụ kiện kèm theo có dải ruy băng lụa hai màu xanh đỏ đeo chéo, in logo của Trường.

– Bộ nghi lễ dành cho sinh viên nữ gồm: Áo giả vest, mini juýp màu đỏ bordeaux, mũ Beret có lưỡi trai màu đen, găng tay màu trắng. Phụ kiện kèm theo có dải ruy băng lụa hai màu xanh đỏ đeo chéo, in logo của Trường.

d) Bộ lễ phục cử nhân gồm: Áo màu xanh cổ vịt, nẹp vạt áo màu đỏ bordeaux, 2 bên tay áo đính 1 vạch màu đỏ bordeaux, lé vạch màu vàng đồng. Phụ kiện kèm theo có khăn lụa quàng cổ hai màu xanh đỏ, in logo của Trường.

e) Bộ lễ phục thạc sĩ gồm: Áo và mũ màu đỏ bordeaux, nẹp vạt áo màu vàng đồng, 2 bên tay áo đính 2 vạch màu xanh cổ vịt, lé vạch màu vàng đồng. Phụ kiện kèm theo có khăn lụa quàng cổ hai màu xanh đỏ, in logo của Trường.

f) Bộ lễ phục tiến sĩ: Áo và mũ màu đỏ bordeaux, nẹp vạt áo màu vàng đồng, 2 bên tay áo đính 3 vạch màu xanh cổ vịt, lé vạch màu vàng đồng. Phụ kiện kèm theo có khăn lụa quàng cổ hai màu xanh đỏ, in logo của Trường”3.

3. Ý nghĩa của quyền trượng, vòng cổ hiệu trưởng mang tại lễ trao bằng tốt nghiệp

1. Quyền trượng

“Nguồn gốc và ý nghĩa của quyền trượng trong lễ tốt nghiệp được lý giải theo nhiều hướng khác nhau. Trang Dreamstime nói rằng tất cả lễ tốt nghiệp đại học tại Mỹ đều có nghi thức mở đầu bằng việc giáo sư hoặc người đứng đầu nhà trường tiến vào cùng quyền trượng của trường.

Truyền thống này bắt nguồn từ thời kỳ Phục Hưng và thời kỳ đen tối ở châu Âu. Cây chùy được dùng để bảo vệ sinh viên khỏi những kẻ lưu manh quấy rối khi đi qua thị trấn.

Trong khi đó, trang University of Washington thông tin quyền trượng tượng trưng cho cơ quan quản lý của trường đại học và chỉ xuất hiện khi có sự hiện diện của người đứng đầu nhà trường cùng các thành viên trong hội đồng quản trị.

Vật dụng này là biểu tượng cổ xưa của uy quyền, mang ý nghĩa các trường đại học đang bảo vệ truyền thống học tập lâu đời, đồng thời ban tặng sức mạnh cho người học. Cây chùy cũng là lời nhắc nhở rằng quá trình học tập không phải lúc nào cũng thoải mái và dễ dàng.

2. Vòng cổ

Đây là vật dụng không thể thiếu trong các buổi lễ quan trọng của đại học tại các nước châu Âu, châu Mỹ, thường được gọi là The President’s Medallion.

Người duy nhất được đeo loại vòng này là người đứng đầu của trường đại học, nhằm tượng trưng cho quyền điều hành, cũng là lời nhắc nhở người sử dụng phải khôn ngoan, cẩn thận khi đưa ra những quyết định quan trọng.

Vòng cổ của mỗi trường được thiết kế khác nhau nhưng thường được in logo hoặc câu khẩu hiệu của trường.

3. Lễ phục của cử nhân

Lễ phục của cử nhân trong lễ tốt nghiệp gồm áo, mũ đội và mũ choàng (loại mũ được thiết kế rộng, to bản, dùng để choàng qua vai).

Bộ lễ phục tốt nghiệp được cho là đã có từ thời trung cổ. Thời kỳ đó, các học sinh, sinh viên thường mặc loại trang phục này để giữ ấm khi ngồi học trong những hội trường ẩm thấp, lạnh lẽo.

Theo University of Washington, mũ đội đầu là biểu tượng của sự tự do trong học tập. Nhiều trường đại học tại Mỹ đã đặt ra quy định cụ thể cho việc đặt tua trên mũ đội đầu. Cụ thể, các cử nhân trước khi nhận bằng sẽ để tua mũ ở bên phải. Tua mũ sẽ được chuyển sang trái ngay khi cử nhân được ban giám hiệu trao bằng.

Áo, hay còn gọi là áo thụng, là biểu tượng cho nền dân chủ trong học tập vì chiếc áo này có khả năng “che phủ” mọi địa vị, tầng lớp xã hội.

Áo thụng thường là màu đen và được thiết kế riêng cho từng đối tượng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Áo của cử nhân thường có ống tay rộng, thuôn dài. Áo của thạc sĩ thường cắt ngang phần khuỷu tay và đuôi tay áo kéo dài. Những người tốt nghiệp tiến sĩ được mặc trang phục với phần tay áo hình chuông, phồng to.

Tại Việt Nam, mũ choàng trong bộ lễ phục cử nhân không phổ biến. Nhưng tại các đại học ở Mỹ, mũ được thiết kế với màu sắc riêng nhằm phân biệt ngành học của các cử nhân.

Ví dụ, tại ĐH Rutgers (Mỹ), mũ màu vàng dành cho sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học, màu trắng dành cho sinh viên thuộc nhóm ngành nghệ thuật, màu hồng là biểu tượng của nhóm sinh viên ngành sức khỏe, màu tím dành cho nhóm ngành luật” 4.

4. Chùy, quyền trượng của một số trường đại học trên thế giới

Đại học Rhode Island

Chùy, quyền trượng của một số trường đại học trên thế giới

(Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Rhode Island Frank Caprio (bên phải) trao vòng cổ chủ tịch cho Chủ tịch Đại học Rhode Island, David Dooley (bên trái) trong buổi lễ nhậm chức ngày 8 tháng 4 năm 2010 tại khuôn viên Đại học Rhode Island ở Nam Kingstown, R.I. Ảnh: AP / Stew Milne)

 

Đại học Vermont

Đại học Vermont là một trường đại học công, ở Burlington, Vermont, Vermont, Hoa Kỳ. Trường đại học này được thành lập năm 1791. Đây là một trường nghiên cứu và đào tạo các trình độ từ đại học đến tiến sĩ, đặc biệt là các chuyên ngành nghệ thuật tự do.

Trường được chia thành 8 viện đại học: nghệ thuật và khoa học, nông nghiệp và khoa học cuộc sống, y khoa thực hành, kinh doanh, sư phạm và dịch vụ công, kỹ thuật và toán học, tài nguyên thiên nhiên, điều dưỡng. Trường có trung tâm nghiên cứu thủy lợi, trung tâm nghiên cứu Vermont.

Chùy, quyền trượng của một số trường đại học trên thế giới

(Chủ tịch Đại học Vermont, Dan Fogel, mỉm cười khi nhận được chiếc chùy truyền thống trong buổi lễ nhậm chức của mình ở Burlington hôm 5/4/2013. Ảnh: AP Photo/Toby Talbot)

Đại học Princeton

Viện Đại học Princeton là một viện đại học tư thục ở Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ. Princeton là viện đại học xếp thứ tư trong các trường và viện đại học cổ xưa nhất ở Hoa Kỳ và một trong tám trường và viện đại học của Ivy League.

Được thành lập tại Elizabeth, New Jersey vào năm 1746 và mang tên Trường Đại học New Jersey (College of New Jersey), trường được dời về Newark năm 1747, sau đó về Princeton năm 1756 và đổi tên thành Viện Đại học Princeton (Princeton University) vào năm 1896.

Trường hiện nay mang tên Trường Đại học New Jersey ở gần Ewing, New Jersey không có liên hệ gì với Viện Đại học Princeton. Princeton là một trong tám trường Ivy League, và một trong chín trường đại học thời thuộc địa được thành lập trước cuộc cách mạng Mỹ.

Chùy, quyền trượng của một số trường đại học trên thế giới

(Tiến sĩ Jeff Nunokawa, Giáo sư tiếng Anh của Đại học Princeton, cầm chiếc chùy nghi lễ của trường khi ông Ben S. Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang dẫn đầu quá trình rời khỏi Nhà nguyện Đại học Princeton sau khi phát biểu trong buổi lễ trao bằng Tú tài ở Princeton, New Jersey ngày 2 tháng 6 năm 2013. Ảnh AP / Rich Schultz)

5/5 - (8 bình chọn)

Bài nổi bật

Full video clip vụ 3 cô con gái đốt nhà mẹ đẻ ở Hưng Yên

Video clip vụ 3 cô con gái đốt nhà mẹ đẻ ở Hưng Yên

Liên quan đến video clip vụ 3 cô con gái đốt nhà mẹ đẻ ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *