Home / 🔥 Tin nóng / Kaito Kid bị phạt hành chính liên quán đến việc đoán đề văn?

Kaito Kid bị phạt hành chính liên quán đến việc đoán đề văn?

Thông tin Kaito Kid bị phạt hành chính liên quan đến việc đoán đề văn là đúng hay sai? Dự đoán đúng đề văn tốt nghiệp THPT 2022, nếu bị xử phạt hành chính thì Kaito Kid có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện Fanpae Facebook có tên Kaito Kid đăng tải nội dung dự đoán đề thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022, điều đáng chú ý là Fanpae Facebook Kaito Kid này đã dự đoán đúng đề văn trong 3 năm liên tiếp, điều này đã gây ra nghi vấn bị lộ đề thi, gây hoang mang dư luận, có dấu hiệu của vi phạm hành chính, vậy thực hư vụ việc như thế nào?

1. Kaito Kid bị phạt hành chính liên quan đến việc đoán đề văn?

Sau khi thông tin Kaito Kid bị phạt hành chính liên quán đến việc đoán đề văn, đại diện Fanpage Kaito Kid đã lên tiếng trước thông tin này, cụ thể nhóm fanpage Kaito Kid có 3 người, đã làm việc với cơ quan chức năng và chỉ bị nhắc nhở, không bị xử phạt hành chính liên quán đến việc đoán đề văn.

Kaito Kid bị phạt hành chính liên quán đến việc đoán đề văn?

(Đại diện Fanpage Kaito Kid lên tiếng thông tin bị phạt hành chính liên quán đến việc đoán đề văn – Ảnh chụp màn hình Fanpage Kaito Kid)

Sau khi tin tức Kaito Kid bị phạt hành chính liên quán đến việc đoán đề văn được lan truyền trên mạng xã hội, đại diện admin Fanpage đã lên tiếng trước thông tin bị xử phạt hành chính. Cụ thể, nhóm 3 người đã trải qua khoản thời gian bị sốc tâm lý do sự việc đẩy quá xa. Do đó, dẫn đến quyết định khóa page một thời gian.

Thêm vào đó, họ cũng đã làm việc với cơ quan chức năng và chỉ bị nhắc nhở, không bị làm khó gì cả. Các bạn trẻ này cũng không quên gửi lời cảm ơn đến công chúng đã dõi theo suốt thời gian qua. Sau cùng, “Kaito Kid” cho hay vì đang bận tập trung cho các môn thi cuối cùng nên sẽ mất khá lâu thời gian để nhìn thấy họ trở lại.

– Kaito Kid lên tiếng trước thông tin bị xử phạt hành chính: “Xin chào mọi người. Chúc mọi người một ngày mới tốt lành. Thời gian qua nhóm mình bị sốc tâm lý do sự việc đi quá xa nên đã khóa Page một thời gian, bên mình cũng đã làm việc với các anh Công an, họ không làm khó bọn mình, chỉ nhắc nhở và cũng vui vẻ với bọn mình, đến nay chúng mình vẫn ổn, không có chuyện bị gì đâu.

Cảm ơn mọi người đã quan tâm, hiện chúng mình đang tập trung cho việc thi mấy môn cuối cho xong để đăng ký chuyên ngành theo nguyện vọng nên sẽ khá lâu nữa tụi mình mới quay lại cùng mọi người…nhưng mọi người đừng quên tụi mình nhé.
Xin chào và hẹn gặp lại”.

– Kaito Kid bình luận thêm: “Nhóm có 3 admin các bạn nhé, nhưng tụi mình trước giờ không công khai thôi vì nghĩ làm chung cho vui, chứ không có tính toán gì. Giờ 01 bạn rút rồi, bạn còn lại cũng lo lắng nên khả năng chỉ còn mình mình”.

2. Dự đoán đúng đề văn, Kaito Kid có dấu hiệu vi phạm hành chính

Trung tâm Tin tức VTV24 đưa tin: “Ngày 13/7/2022, Bộ GDĐT đã nhận được kết quả xác minh nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 từ cơ quan chức năng của Bộ Công an. Theo đó, kết quả xác minh cho thấy:

– Đối với đề thi môn Ngữ văn: Hoàn toàn không có việc lộ Đề thi môn Ngữ văn. Việc dự đoán tên tác phẩm sẽ ra trong đề thi chính thức của 03 sinh viên (thuộc một trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh) là quản trị mạng “Kaito Kid” dựa trên sự phân tích của các cá nhân trong nhóm và kết quả bình chọn của cộng đồng mạng.

Tuy nhiên, việc này đã tạo ra sự hiểu lầm trong dư luận về việc đề thi bị lộ, ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho Kỳ thi.

– Hành vi dự đoán đúng đề văn tốt nghiệp THPT quốc gia 2022 của Kaito Kid có dấu hiệu vi phạm hành chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cơ quan chức năng của Bộ Công an đang phối hợp với Nhà trường và địa phương để xử lý các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật.”

– Ngày 14-7, Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả xác minh nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Theo đó, hoàn toàn không có việc lộ đề thi môn Ngữ văn với trường hợp tài khoản mạng xã hội Kaito Kid đoán trúng đề thi.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng cho rằng việc trang này các thông tin tiên đoán đề thi đã tạo ra sự hiểu lầm trong dư luận về việc đề thi bị lộ, ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm hành chính theo Nghị định số 15/2020.

Trước đó, trang Kaito Kid cũng đã hai lần liền dự đoán đúng tác phẩm xuất hiện trong đề thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

3. Khó để xử phạt hành chính Kaito Kid khi đoán đúng đề văn

– PLO: Trao đổi cùng PLO, Tiến Sỹ Cao Vũ Minh, Giảng viên Khoa Luật, Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG TP.HCM, cho biết: Điều 101 Nghị định 15/2020 quy định vấn đề xử phạt đối với các vi phạm hành chính về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội.

Theo đó, chỉ có thể xử phạt trang Kaito Kid nếu trang này có các hành vi vi phạm được quy định tại Điều này… Cụ thể là hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, giả mạo, bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực…”.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tôi nhận thấy những thông tin trang Kaito Kid đăng tải về dự đoán đề thi Văn không phải là sai sự thật hay giả mạo. Đây cũng không phải là thông tin bịa đặt, gây hoang mang”, TS Minh nhận định.

Bên cạnh đó, hành vi này cũng không thể bị xử phạt theo Nghị định 04/2021 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục bởi không thoả bất cứ hành vi nào được quy định trong nghị định này.

“Việc trang mạng Kaito Kid đưa ra thông tin (cho dù đúng với đề thi văn) được xác định theo cảm nhận và phân tích cá nhân. Việc làm này cũng giống như hành vi đoán kết quả xổ số, đoán số bàn thắng của một trận đấu. Do đó, dường như là không thỏa các dấu hiệu cấu thành của vi phạm hành chính. Việc xử phạt nếu có sẽ là rất khiên cưỡng”, TS Cao Vũ Minh nêu quan điểm.

TS Cao Vũ Minh cũng cho rằng: Về nguyên tắc muốn xử phạt vi phạm hành chính phải chứng minh được chủ thể đã thực hiện một vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong một nghị định về xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp này, người có thẩm quyền phải chứng minh là có hành vi trái pháp luật hay không?

Do đó, muốn xử phạt trang Kaito Kid thì cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh có hành vi vi phạm theo Điều 101 Nghị định 15/2020 hay các vi phạm về thi cử theo Điều 14 Nghị định 04/2021 hay không?

Như đã phân tích ở trên, hành vi đoán đúng tên tác phẩm trong đề thi Văn và cho dù có trùng khớp cả ba năm thì cũng không phải là hành vi vi phạm. Trong trường hợp này không thể xử phạt được.

Bên cạnh đó, trang này chỉ nói đến đề thi là “Chiếc thuyền ngoài xa” nhưng cũng không nói rõ nội dung cụ thể là gì. Tác phẩm này có thể được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau như hình ảnh ẩn dụ của con thuyền, cuộc sống của đôi vợ chồng… Chính vì lẽ này mà không thể quy kết đây là hành vi làm lộ đề và cũng không phải là hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, giả mạo hay gây hoang mang dư luận” 1.

4. Quy định xử phạt hành chính liên quan đến việc đoán đề văn

Liên quán đến việc đoán đề văn, hiện nay có 2 nghị định để xử phạt hành chính, đó là:

– Nghị định 15/2020/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử)

– Nghị định 04/2021/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục)

4.1. Quy định xử phạt hành chính liên quan dịch vụ mạng xã hội

Quy định xử phạt hành chính liên quan dịch vụ mạng xã hội được nêu chi tiết tại điều 101  Nghị định 15/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này” 2.

4.2. Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá dục, đề thi

Quy định xử phạt hành chính liên quan lĩnh vực giáo dục (Vi phạm quy định về thi) được nêu chi tiết tại điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 14. Vi phạm quy định về thi

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.

3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.

4. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hạnh vi làm mất bài thi của thí sinh.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

c) Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 3 và khoản 4 Điều này” 3.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài nổi bật

Nhân chứng kể lại vụ giẫm đạp lễ hội halloween Hàn Quốc

Nhân chứng vụ giẫm đạp halloween Hàn Quốc: 살려주세요 경

Con số thương vong trong vụ thảm kịch giẫm đạp halloween Hàn Quốc tính đến …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *