Home / ⚖ Pháp luật / Lưu ý khi rút đơn khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại

Lưu ý khi rút đơn khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại

Khởi tố theo yêu cầu bị hại là gì? Những tội danh khởi tố theo yêu cầu của bị hại được quy định trong bộ luật hình sự 2015 là những tội danh nào? Vi sao phải khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại? Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự viết như thế nào? Dưới đây, văn phòng Điều Tra Viên 126 chúng tôi sẽ phân tích và lưu ý đến với các bạn một số vấn đề có liên quan.

I. Khởi tố theo yêu cầu bị hại là gì?

Khởi tố theo yêu cầu bị hại là việc cơ quan chức năng, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại (hoặc đại diện của bị hại) đối với những tội quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015.

Vì sao khởi tố theo yêu cầu bị hại

Đối với những tội được quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 mà bị hại không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan chức năng sẽ không ra quyết định khởi tố, mặc dù biết người phạm tội nhưng nếu không có yêu cầu thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cũng sẽ không ra quyết định.

II. Rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là việc bị hại tự nguyện (không bị đe dọa, ép buộc hay cưỡng bức) rút lại đơn yêu cầu khởi tố, khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án sẽ được đình chỉ, sau này bị hại cũng sẽ không có quyền nộp đơn yêu cầu khởi tố nữa trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Rút đơn khởi tố vụ án hình sự được quy định cụ thể tại các khoản 2, 3 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cụ thể như sau:

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.

Như vậy, nếu như bị hại đã rút đơn yêu cầu khởi tố thì sau này sẽ mất quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, do vậy nếu là nạn nhân, bị hại thì các bạn cần chú ý những vấn đề sau để tránh bị thiệt thòi cho mình:

– Thứ nhất, thỏa thuận với người thực hiện hành vi bồi thường thiệt hại và biện pháp khắc phục hậu quả chính xác, rõ ràng bằng văn bản

– Thứ 2, sau khi đã nhận được khoản bồi thường và bên kia đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng như cam kết trong văn bản thỏa thuận.

– Thứ 3, yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ bồi thường và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nhanh chóng, chính xác như những gì đã cam kết để kịp thời bù đắp cho tổn thất của bạn.

Sau khi đáp ứng những vấn đề nêu trên thì các bạn hãy rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, bởi vì nếu chỉ mới thỏa thuận mà bạn đã rút đơn thì phía bên kia có thể sẽ không thực hiện nghĩa vụ như cam kết, lúc này bạn sẽ không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nữa, gần như thua cuộc.

Trong trường hợp bị hại đã rút đơn khởi tố theo yêu cầu mà chưa được bồi thường tổn thất như đã cam kết thì bạn chỉ có thể yêu cầu khởi kiện dân sự yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, mà vụ việc dân sự thì quá mất nhiều thời gian và đôi khi bạn cũng không đạt được mục đích 100%.

III. Vì sao phải khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại?

Cơ quan chức năng chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại nhằm mục đích tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết đối với bị hại.

Vi sao phải khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại?

Ví dụ: Trong trường hợp bị hại bị người khác thực hiện hành vi gây thương tích mà tỷ lệ thương tật 15%, lúc này người thực hiện hành vi và bị hại có thể thỏa thuận về việc bồi thường, nếu đạt được thỏa thuận thì người thực hiện hành vi cũng có cơ hội để được khắc phục hậu quả, bên cạnh đó bị hại cũng được bồi thường thỏa đáng, cũng hạn chế được những tổn thất khác về tinh thần, danh dự của mình.

Việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại mang ý nghĩa quan trọng đối với cả người thực hiện hành vi và bị hại, theo đó 2 bên có thể tự thỏa thuận với nhau về cách thức bồi thường, biện pháp khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, chỉ những tội phạm nhẹ thì mới được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, đối với những vụ án mang tính chất nghiêm trọng thì cơ quan chức năng, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, mặc dù bị hại không yêu cầu thì cơ quan chức năng vẫn sẽ tiến hành để hạn chế hậu quả cho xã hội về sau.

IV. Những tội danh khởi tố theo yêu cầu của bị hại

Những tội danh khởi tố theo yêu cầu của bị hại bao gồm: Tội cố ý – vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (134, 135, 136, 138, 139), tội hiếp dâm (141), tội cưỡng dâm (143), tội làm nhục người khác (155), tội vu khống (156), và Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (226)

Những tội danh khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Những tội danh khởi tố theo yêu cầu của bị hại được quy định tại khoản 1 điều 155 bộ luật tố tụng hình sự 2015 bao gồm khoản 1 của các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau:

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”.

1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”.

Như vậy, trong trường hợp một bên thực hiện các hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà có tỷ lệ thương tật từ 11 – 30% thì phải có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại thì cơ quan chức năng, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự mới ra quyết định khởi tố.

Trong trường hợp tỷ lệ thương tật dưới 11% là thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự thì cũng phải có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại thì cơ quan chức năng, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự mới ra quyết định khởi tố.

2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

“Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

Tương tự, đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà có tỷ lệ thương tật từ 31 – 60% thì cũng phải có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại thì cơ quan chức năng, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự mới ra quyết định khởi tố.

3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

4. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

“Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm”.

5. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

“Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.

6. Tội hiếp dâm

“Điều 141. Tội hiếp dâm

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Đối với tội hiếp dâm chỉ khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại đối với trường hợp hiếp dâm người trên 18 tuổi, còn đối với hành vi hiếp dâm người dưới 18 tuổi mặc dù không có đơn yêu cầu khởi tố thì cơ quan chức năng tiến hành tố tụng hình sự vẫn ra quyết định khởi tố vụ án.

Đối với tội hiếp dâm và cưỡng dâm nếu không có yêu cầu khởi tố thì rất dễ rơi vào trường hợp thông dâm, trường hợp này cơ quan chức năng sẽ không ra quyết định khởi tố vụ án, trừ trường hợp có đơn yêu cầu.

7. Tội cưỡng dâm

“Điều 143. Tội cưỡng dâm

1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Tương tự như tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm cũng chỉ được khởi tố khi  ó yêu cầu của bị hại và bị hại trên đã trên 18 tuổi, trường hợp bị hại trong vụ án cưỡng dâm dưới 18 tuổi mặc dù không có đơn yêu cầu khởi tố thì cơ quan chức năng vẫn tiến hành khởi tố vụ án hình sự.

8. Tội làm nhục người khác

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

Hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề bị người khác làm nhục bằng cách đăng ảnh lên Facebook, kèm theo là rất nhiều bình luận tại sao cơ quan công an, cơ quan an ninh mạng không xử lý những đối tượng như vậy?

Điều này liên quan đến vấn đề quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khi bị người khác làm nhục, bị hại cũng có nghĩa vụ phải trình báo đến cơ quan chức năng để xác minh và làm đơn yêu cầu khởi tố theo yêu cầu của bị hại, lúc này cơ quan chức năng sẽ xác minh và nếu có dấu hiệu của vụ án hình sự thì họ sẽ ra quyết định khởi tố vụ án.

9. Tội vu khống

“Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền”.

Tương tự như tội làm nhục, khi bị người khác vu khống thì bị hại cần thu thập thông tin và đến trình báo ngay với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ giải quyết.

10. Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp

“Điều 226. Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp

1.182 Người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

tội danh khởi tố theo yêu cầu của bị hại

V. Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

(1)……., ngày …… tháng …… năm ….

 

ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

 

– Kính gửi Công an:…………(2)

– Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân quận ………(3)

Tên tôi là: …… Số điện thoại …………Email………… (4)

Địa chỉ thường trú:………… Địa chỉ tạm trú:…………(5)

Kính thưa Quý cơ quan, tôi là người bị hại trong vụ việc này, và tôi xin trình bày vụ việc như sau:

Vào lúc ………. Ngày………. (6)  tôi bị anh ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….(7)

Căn cứ quy định pháp luật tại điều (8)…… Bộ luật hình sự 2015 và Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tôi làm đơn này kính mong cơ quan giải quyết cho tôi những vấn đề sau:

1. Khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi của………(9)

2. Yêu cầu (10)……. phải bồi thường thiệt hại đã gây ra và những chi phí phát sinh cho tôi

3. Xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự đối với ………(11)

Tôi xin gửi kèm theo toàn bộ thông tin mà tôi đã thu thập được của vụ việc nêu trên.

Tôi xin cam đoan những gì tôi nói đều là sự thật, và tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật những gì mà tôi đã trình bày.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI LÀM ĐƠN (12)

Nơi nhận:

– CA quận ……;(13)

– VKSND quận …….(14)

VI. Cách viết đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

(1) Ghi nơi bạn viết đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự (ví dụ TPHCM), ghi ngày – tháng – năm bạn làm đơn

(2) Ghi chính xác cơ quan Công an nơi bạn nộp đơn (ví dụ Công an quận Tân Phú, TPHCM. Hoặc gửi Trưởng Công an quận Tân Phú – TPHCM)

(3) Ghi chính xác tên Viện kiểm sát nhân dân nơi bạn nộp đơn, ví dụ Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Phú.

(4) Ghi chính xác họ tên bạn (ghi theo chứng minh thư/căn cước công dân) và thông tin liên hệ của bạn để cơ quan chức năng có cách thức liên hệ với bạn sau khi đã xác minh vụ việc.

(5) Ghi rõ địa chỉ thường trú (theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân của bạn) và địa chỉ hiện tại đang ở của bạn

(6) Ghi giờ (hoặc lúc sáng – trưa-chiều), ngày giờ xảy ra vụ việc

(7) Trình bày vụ việc xảy ra theo đúng sự thật

(8) Vụ việc thuộc quy định pháp luật tội nào thì ghi theo điều luật đó

(9) Ghi chính xác họ tên của người thực hiện hành vi cho bạn

(10) Ghi chính xác họ tên của người thực hiện hành vi cho bạn

(11) Ghi chính xác họ tên của người thực hiện hành vi cho bạn

(12) Ký, ghi rõ họ tên của bạn, nếu là công ty thì ký, đóng dấu

(13) Ghi chính xác cơ quan Công an nơi bạn nộp đơn (ví dụ Công an quận Tân Phú, TPHCM. Hoặc gửi Trưởng Công an quận Tân Phú – TPHCM)

(14) Ghi chính xác tên Viện kiểm sát nhân dân nơi bạn nộp đơn, ví dụ Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Phú.

Lưu ý: Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào trường hợp của bị hại cụ thể như thế nào, hoàn cảnh của bị hại (người đại diện), vụ việc cụ thể mà bị hại có thể viết đơn yêu cầu khởi tố sao cho phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *