Không quét được mã QR trên căn cước công dân gắp chip thì phải làm sao? Nguyên nhân của việc không quét được thông tin qu mã vạch trên căn cước công dân 12 số có gắn chip là gì? Khắc phục tình trạng không quét được thông tin qua mã vạch trên CCCD gắp chip 12 số như thế nào? Dưới đây văn phòng điều tra viên 126 sẽ hướng dẫn các bạn cụ thể.
Để kiểm tra xem thông tin cá nhân của mình trên căn cước công dân 12 số có gắn chip đã chính xác hay chưa các bạn có thể kiểm tra qua mã vạch QR, nếu đúng thông tin thì thôi, nếu thông tin sai thì các bạn cần nhanh chóng đi sửa đổi, bổ xug thêm thông tin cho chính xác. Các bạn tìm hiểu phần mềm quét mã QR trên CCCD gắn chip để kiểm tra thông tin cá nhân của mình.
👉 Tìm nội dung ở đây
1. Không quét được mã QR trên căn cước công dân phải làm sao?
1.1. Nguyên nhân không quét được thông tin qua mã vạch trên CCCD gắn chip
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng không quét được thông tin qua mã QR trên căn cước công dân là do trong quá trình sử dụng bị trầy xước mã vạch, hoặc mã QR bị mờ không nhận diện được, hoặc do sai thông tin, hoặc cũng có thể do mã vạch QR bị hư dẫn tới không quét được thông tin.
Căn cước công dân gắn chip 12 số là loại thẻ chứa mã vạch QR chứa đựng đầy đủ thông tin của công dân, loại mã vạch này được ẩn dưới một lớp phủ trên bề mặt căn cước công dân, do vậy rất khó để có thể bị trầy xước.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng, công dân không bảo quản tốt thì có thể sẽ bị trầy xước phần mã QR trên thẻ căn cước công dân dẫn tới hư hỏng 1 phần hoặc toàn bộ, do đó mà các phần mềm hoặc ứng dụng quét mã vạch QR sẽ không thể nhận diện được và khi quét cũng sẽ không ra kết quả.
Ngoài nguyên nhân do bị trầy xước dẫn tới hư hỏng mã QR ra thì còn có nguyên nhân khác nữa, đó là do quá trình nhập dữ liệu người nhập không chính xác thì cũng sẽ không ra kết quả. Đây có thể là do lỗi của cơ quan chức năng khi nhập dữ liệu vào chip.
Các bạn yên tâm, dù là vì lý do gì đi chăng nữa thì khi các bạn không thể quét được thông tin qua mã QR trên căn cước công dân của mình thì các bạn có thể yêu cầu cấp lại, sửa đổi thông tin để tiếp tục sử dụng.
1.2. Cách khắc phục tình trạng không quét được mã QR trên căn cước công dân
– Để khắc phục tình trạng không quét được thông tin qua mã QR trên căn cước công dân thì các bạn liên hệ đến cơ quan chức năng để xin được trích xuất thông tin từ mã QR trên CCCD, hoặc các bạn cũng có thể nộp hồ sơ yêu cầu làm lại CCCD gắn chip 12 số mới để sử dụng.
Căn cứ pháp lý tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về cấp lại CCCD cụ thể như sau:
“Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.”
Như vậy, khi mã QR trên căn cước công dân của bạn bị trầy xước mã vạch dẫn tới hư hỏng thì trường hợp của bạn thuộc điểm b khoản 1 điều 23 luật căn cước công dân 2014 (Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được) đủ điều kiện để được cấp lại.
Mã QR trên thẻ căn cước công dân 12 số là rất quan trọng để các bạn thực hiện các giao dịch dân sự thường ngày trong cuộc sống, cũng như đặc biệt quan trong khi bạn thực hiện các thủ tục hành chính, nếu như khi thực hiện các thủ tục hành chính mà người tiếp nhận thủ tục quét không ra thông tin,hoặc ra thông tin không chính xác thì thủ tục hành chính của bạn sẽ rất khó được giải quyết, hoặc được giải quyết nhưng gặp nhiều khó khăn, dẫn tới quá trình lâu hơn so với bình thường.
Do vậy, trong trường hợp các bạn quét mà không ra thông tin, hoặc thông tin không chính xác thì các bạn cần phải nhanh chóng làm thủ tục để cấp lại để bổ xung, sửa đổi thông tin cho chính xác. Dưới đây là quy trình xin cấp lại căn cước công dân.
2. Trình tự, thủ tục xin cấp lại căn cước công dân gắn chip có mã QR
Căn cứ pháp lý thủ tục làm lại CCCD:
– Điều 22 luật căn cước công dân quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân:
“Điều 22. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
2. Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
– Điều 24 luật căn cước công dân 2014 quy định về trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
“Điều 24. Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
2. Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân do thay đổi thông tin quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 của Luật này mà chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này.
3. Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này”.
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ tùy thân
Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm: Thẻ căn cước công dân cũ của bạn (bản chính), sổ hộ khẩu (bản chính), giấy khai sinh (bản chính). Giấy khai sinh chỉ áp dụng và yêu cầu đối với trường hợp bạn là người ở tỉnh khác đang tạm trú tại địa bàn mà bạn xin cấp lại thẻ căn cước công dân.
Trong trường hợp thông tin trên sổ hộ khẩu và căn cước công dân không trùng nhau thì người đang thường trú cũng cần phải mang theo giấy khai sinh để cán bộ đối chiếu thông tin chính xác.
– Bước 2: Điền vào tờ khai làm căn cước công dân
Các bạn sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân thì liên hệ đến cơ quan chức năng thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của quận/ huyện mà bạn đang sinh sống để xin tờ khai và điền chính xác các thông tin vào tờ khai.
(Tờ khai làm căn cước công dân gắn chip)
Trong trường hợp do ảnh hưởng của dịch covid-19 mà bạn không thể tới trực tiếp Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của quận/ huyện mà bạn đang sinh sống để điền vào tờ khai thì các bạn có thể điền vào tờ khai điện tử online và nộp hồ sơ online để đặt lịch hẹn làm việc.
Xem chi tiết cách đăng ký làm căn cước công dân gắn chip online để tìm hiểu cụ thể hơn quy trình.
– Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy hẹn trả kết quả
Sau khi điền đầy đủ thông tin vào tờ khai thì các bạn nộp hồ sơ vào bộ phận và chờ cán bộ xác nhận, đối chiếu thông tin, nếu thông tin bạn điền đã đầy đủ và chính xác thì cán bộ tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ của bạn, thực hiện lấy mẫu vân tay và đưa giấy hẹn cho bạn, lúc này là xong và bạn có thể đi về chờ đến ngày hẹn lên lấy CCCD mới của mình.
Trong trường hợp bạn ghi thông tin sai, hoặc ghi thiếu thông tin thì cán bộ tiếp nhận sẽ trả lại hồ sơ cho bạn, yêu cầu bạn bổ xung hoặc sửa đổi cho đúng, lúc này các bạn sửa đổi hoặc bổ xung hồ sơ của mình cho đúng theo yêu cầu của cán bộ và nộp lại hồ sơ, sau đó thì lấy mẫu dấu vân tay và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Sau khi nhận giấy hẹn thì các bạn đợi đến ngày trong giấy hẹn và lên lấy căn cước công dân mới của mình, các bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ của mình đã đươc giải quyết tới đâu rồi bằng cách vào website của dịch vụ công quốc gia để kiểm tra. Xem chi tiết cách kiểm tra tình trạng hồ sơ online để biết thêm thông tin chi tiết.
Như vậy, trên đây là hướng dẫn cách đăng ký cấp mới lại giấy tờ tùy thân khi không quét được mã QR trên căn cước công dân gắn chip, chúc các bạn thành công!
Tin tức liên quan:
– Cách khai báo, đăng ký tạm trú online dành cho người Việt Nam
– Cách kiểm tra hộ khẩu online qua CMND, CCCD, mã số BHXH
– Địa chỉ, thủ tục làm căn cước công dân gắn chip cho người tạm trú