Home / ⚖ Pháp luật / Tìm hiểu về Logic học và tư duy phản biện trong cuộc sống!

Tìm hiểu về Logic học và tư duy phản biện trong cuộc sống!

Logic học và tư duy phản biện là gì? Dẫn chứng về tư duy phản biện được miêu tả như thế nào? Nêu ví dụ về tư duy phản biện trong lịch sử nhận loại, trong cuộc sống, báo trí và học tập? Trả lời câu hỏi bài tập tình huống tư duy phản biện trong cuộc sống dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao các kỹ năng tư duy trong công việc, học tập và trong cuộc sống thường ngày của bạn.

1. Logic học là gì?

Logic học là khoa học nghiên cứu các quy luật và hình thức của tư duy nhằm vạch ra các sơ đồ, kết cấu của tư tưởng, các quy tắc, thao tác, phương pháp lập luận; để giúp tư duy một cách đúng đắn, rõ ràng.

– Đối tượng của logic học là các hình thức (khái niệm, phán đoán, suy luận, giả thuyết, lý thuyết, chứng minh, bác bỏ…) và các quy luật của tư duy.

– Nhiệm vụ của logic học là vạch ra các kết cấu logic của tư tưởng, các sơ đồ lập luận; chỉ rõ các thao tác, quy tắc, phương pháp chi phối các kết cấu logic của lập luận.

– Mục đích của logic học là giúp suy nghĩ được đúng đắn, tránh sai lầm.

Khi nói tư tưởng nào đó là đúng/sai là nói đúng/sai về mặt nội dung phản ánh của tư tưởng, nghĩa là nói đến tính xác thực/không xác thực, tính chân thực/không chân thực của nó;

Nói lập luận nào đó là đúng/sai là nói đúng/sai về hình thức lập luận, nghĩa là nói về cách thức suy luận hợp logic/không
hợp logic, hợp lý/vô lý của nó.I. Logic học là gì?

Nội dung phản ánh: tư duy (tư tưởng) có phù hợp với thực tại hay không? Tư tưởng có nội dung phản ánh phù hợp với đối
tượng tư tưởng được gọi là tư tưởng xác thực hay chân thực; ngược lại là không xác thực, không chân thực;

– Hình thức lập luận: tư duy (tư tưởng) có tuân thủ các quy tắc, quy luật logic, các tiền đề hay không? Nếu phù hợp thì được gọi là
lập luận hợp logic, đúng đắn; ngược lại là không hợp logic, vô lý, sai lầm

1.1. Đặc điểm của Logic:

– Logic và luật có đặc điểm đan xen nhau;

– Những lập luận và diễn ngôn luật pháp chắc chắn nhất phải dựa trên việc tuân thủ cấu trúc logic của suy luận;

– Không thể nắm bắt bản chất của một tình huống luật pháp nếu không hiểu được cấu trúc tư duy logic của tình huống đó.

“Người nghiên cứu logic, như sinh viên luật, luật sư, thẩm phán, và người đã quen thuộc với các nguyên tắc của tư
duy logic, có nhiều khả năng suy luận đúng đắn hơn những người không suy nghĩ theo các khái niệm chung của lập luận” 1

– Việc hiểu các nguyên tắc của tư duy logic cho phép bạn cấu trúc các lập luận của mình theo cách thuyết phục cũng như tìm ra và giải thích các điểm yếu trong lập luận của đối thủ.

“Nhiều người trong chúng ta đã học cả đời và đến khi chết, chúng ta đã học tất cả mọi thứ, mọi thứ trừ tư duy của chính chúng ta” 2

1.2. Tư duy logic là gì?

Tư duy là một quá trình nhận thức có mục đích, có tổ chức mà chúng ta dùng để tìm hiểu thế giới xung quanh ta và làm cho nó trở nên có ý nghĩa.

Tư duy logic đòi hỏi các yêu cầu sau:

+ Tư duy phải rõ ràng;

+ Lập luận phải có dẫn chứng;

+ Luận cứ phải thuyết phục, đáng tin cậy;

+ Thông tin có thể kiểm chứng được;

+ Tư duy mở (open-minded);

+ Thái độ mở (open-hearted).

1.4. Những lợi ích của tư duy logic

– Giúp chúng ta hiểu biết sâu và hiệu quả về những quan điểm của bản thân cũng như những người xung quanh.

– Khuyến khích tư duy cởi mở trước sự thay đổi.

– Giúp chúng ta có óc phân tích tốt hơn trong việc giải quyết vấn đề.

– Tránh những nhận định sai lầm do định kiến, những lý thuyết giáo điều hay những niềm tin mù quáng.

– Đẩy mạnh việc hình thành môi trường sinh hoạt học thuật và làm việc tích cực, chủ động.

– Góp phần hình thành những con người độc lập có phong cách tư duy rõ ràng, thuyết phục, xác thực trong việc giải quyết những vấn đề hiện thực

Chúng ta thường có thói quen tự giam mình trong chiếc hàng rào tư duy, và cảm thấy an toàn trong phạm vi của nó (trong chiếc
hàng rào tư duy do chính chúng ta dựng lên).

Tư duy của chúng ta thường bị điều khiển và chi phối bởi những định kiến đã hằng sâu vào tiềm thức chúng ta. Chúng ta thường quá tin vào những cảm giác, những ấn tượng. Thông thường, những cảm giác không đáng tin cậy và sự vật có
khuynh hướng bị bóp méo qua cảm giác.

…chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, chớ vội tin vì theo truyền thống, chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng, chớ vội tin vì
lý luận siêu hình, chớ vội tin vì đúng theo một lập trường, chớ vội tin vì phù hợp với định kiến, chớ vội tin vì xuất phát từ nơi
có uy quyền và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình” 3

2. Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện (hay tư duy phân tích) là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.

Các dạng phản biện:

Có 3 dạng phản biện, đó là loại phản biện ngẫu hứng, phản biện khoa học, và phản biện xã hội.

– Phản biện ngẫu hứng: Hay còn gọi là “Phản biện cảm tính” – Là loại phản biện dùng cảm giác, cảm nhận (cảm tính) để đánh giá một vấn đề bằng việc sử dụng các kiến thức vụn vặt hay kinh nghiệm sống của một cá nhân; thường chung chung, không cụ thể và thường chủ quan theo thiên kiến của một người.

– Phản biện khoa học: Là hiện tượng dùng tri thức của một lĩnh vực để xem xét (đánh giá) một đối tượng mới khác (cùng hoặc khác chuyên môn với mình).

– Phản biện xã hội: Là quá trình cộng đồng (cả các nhà khoa học cùng hoặc khác chuyên ngành), tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo…, cùng xem xét (đánh giá) về một sự vật hay hiện tượng mới phát sinh trong đời sống xã hội.

Lưu ý:

+ Phản biện khác với Chỉ trích (đả kích): Chỉ trích là tấn công vào cá nhân (con người). Phản biện đi vào phân tích lập luận.

+ Phản biện khác với Phê phán: Phê phán chỉ đề cập đến cái xấu. Phản biện đề cập đến cả hai mặt tốt và xấu.

+ Phản biện khác với Phản bác (phủ nhận): Phản bác là nhằm để bác bỏ (phủ nhận, xóa bỏ, hoài nghi). Phản biện bên cạnh việc hoài nghi, còn có ý xây dựng và đề xuất cái mới hơn, hay hơn hoặc hữu ích hơn.

3. Dẫn chứng về tư duy phản biện

3.1. Quy luật đồng nhất (The law of identity – ID):

Quy luật này phản ánh tính ổn định, xác định của tư duy. Điều này có nghĩa là, trong quá trình hình thành của mình, một tư tưởng (khái niệm, phán đoán, lý thuyết, giả thuyết, …) có thể thay đổi, nhưng khi đã hình thành xong thì không được thay đổi
nữa. Nếu nó vẫn tiếp tục thay đổi thì logic hình thức sẽ coi nó là tư tưởng khác

– Một tư tưởng, khi đã định hình, phải luôn là chính nó trong một quá trình tư duy.

– Một từ chỉ được dùng trong suy luận với một nghĩa duy nhất;

– Những từ ngữ khác nhau nhưng có nội dung như nhau hoặc tương đương với nhau về mặt logic phải được đồng nhất với nhau trong quá trình suy luận.

3.2. Quy luật không mâu thuẫn (The law of non-contradiction – NC):

– Hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn nhau, trái ngược nhau không thể nào cùng đúng. Trong hai phán đoán, nhận định như vậy có ít nhất là một phán đoán, nhận định sai.

– Tư duy của chúng ta không được chứa mâu thuẫn vì tư duy phản ánh hiện thực khách quan, mà trong hiện thực khách quan thì ở mỗi thời điểm không thể có trường hợp một đối tượng vừa có, lại vừa không có một tính chất nhất định nào đó.

– Cần lưu ý rằng, mâu thuẫn mà chúng ta nói đến ở đây là mâu thuẫn hình thức, chứ không phải là mâu thuẫn biện chứng

– Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn trực tiếp: không được cùng một lúc vừa khẳng định vừa phủ định một điều gì đó.

Ví dụ 1: không thể vừa khẳng định rằng Liên minh châu Âu sẽ có được bản hiến pháp của mình, lại vừa khẳng định rằng Liên minh châu Âu sẽ không thể thông qua được một bản hiến pháp như
thế.
– Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn gián tiếp: không được khẳng định (hay phủ định) một vấn đề nào đó rồi lại phủ định (hay khẳng định) các hệ quả của nó

– Khi rèn luyện tư duy nhiều ta sẽ nâng cao được khả năng phát hiện mâu thuẫn trong các suy luận của chính mình và của người khác, phát hiện thấy những cái không ổn trong các suy luận đó. Khi phát hiện rằng suy luận “có điều gì đó không ổn”, nghĩa là phát hiện ra khả năng chứa mâu thuẫn gián tiếp của nó, ta có thể tiến hành đặt liên tiếp các câu hỏi để người đưa ra suy luận trả lời và bằng cách đó chỉ ra mâu thuẫn trực tiếp.

Ví dụ 5: Khi thấy lời khai của người bị tình nghi phạm tội có chứa điều gì đó không ổn, cán bộ điều tra sẽ đặt ra cho người đó hàng loạt câu hỏi cho đến khi người đó không trả lời được nữa, vì thấy mình đã gặp mâu thuẫn rõ ràng, trực tiếp.

3.3. Quy luật triệt tam (loại trừ cái thứ ba) (The law of excluded middle – EM):

Một phán đoán, nhận định hoặc đúng hoặc sai chứ không thể có một giá trị thứ ba nào khác. Đây là quy luật đặc trưng của logic hai giá trị – logic thông thường mà ta vẫn sử dụng.

– Với một phán đoán, nhận định nhất định, quy luật triệt tam không cho biết nó đúng hay sai, nhưng cho biết rằng nó chỉ có thể hoặc đúng, hoặc sai chứ không thể có giá trị nào khác

(Ví dụ: ta chưa biết câu nói “Có người ngoài Trái đất đến thăm Trái đất” đúng hay sai, nhưng quy luật triệt tam khẳng định rằng hoặc nó đúng, hoặc nó sai).

– Quy luật triệt tam không cho phép người ta tránh né vấn đề khi trả lời câu hỏi. Nó không cho phép trả lời lấp lửng, nước đôi, mà đòi hỏi câu trả lời dứt khoát

(Ví dụ: khi một thanh niên đi kiếm việc làm được hỏi có biết ngoại ngữ hay không thì anh ta chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không”, tất cả các câu trả lời khác đều không có giá trị).

– Trong thực tiễn, người ta ứng dụng quy luật triệt tam để chứng minh bằng phản chứng. Đôi khi ta gặp những câu nói rất sâu sắc mà biểu hiện trực tiếp là quy luật triệt tam.

Ví dụ: cuối bộ sách Tam quốc diễn nghĩa, sau khi kể chuyện nhà Tấn thống nhất Trung Quốc, tác giả La Quán Trung đã viết, đại ý: Lịch sử các nước cứ như vậy, hết hợp thì tan, hết tan rồi lại hợp (tức là hoặc hợp, hoặc là tan). Hay, cuối bộ sách Hồng
lâu mộng, sau khi kể vợ Bảo Ngọc sinh con trai và gia đình họ Giả bắt đầu hưng thịnh trở lại, tác giả Tào Tuyết Cần viết, đại ý: Ở đời cứ như vậy, hết thịnh rồi thì suy, hết suy rồi lại thịnh (tức là hoặc là thịnh, hoặc là suy).

– Mọi khẳng định hay phủ định được công nhận là đúng khi có đủ lý do xác đáng chứng minh tính đúng đắn của nó. Đây chính là quy luật nhân – quả: Mọi sự vật và hiện tượng đều có nguyên nhân của nó.

3.4. Quy luật lý do đầy đủ (The principle of sufficient reason)

Quy luật lý do đầy đủ đòi hỏi các tư tưởng phải được đưa ra trên những cơ sở nhất định. Tư duy của chúng ta cấu thành từ một chuỗi các tư tưởng như vậy. Những tư tưởng đi trước làm cơ sở cho những tư tưởng đi sau. Chỉ trong trường hợp đó thì
tư duy mới được coi là chặt chẽ, có logic. Ngược lại, tư tưởng sẽ lủng củng.

– Người nghe sẽ thấy người nói nhảy từ vấn đề này qua vấn đề khác một cách tùy tiện. Trong thực tế, đòi hỏi làm một việc gì đó hoặc trình bày một vấn đề nào đó theo một trình tự nhất định chính là đòi hỏi thỏa mãn quy luật này.

Ví dụ 1: Một người lái taxi nào đó luôn có thu nhập cao hơn so với nhiều người khác, mặc dù anh ta làm việc trong cùng một điều kiện như những tài xế khác. Khi đó người ta hay nói rằng số anh ta may mắn.
Ví dụ 2: Đội tuyển bóng đá Italia giành chiến thắng trong trận đấu với tuyển Pháp, trong hành lang sân vận động, các cầu thủ Italia đã nói rằng sở dĩ họ chiến thắng là nhờ họ đã cầu Chúa trước trận đấu. Các cầu thủ Pháp trả lời rằng họ cũng cầu Chúa trước trận đấu vậy. Các cầu thủ Italia đáp rằng: họ cầu Chúa bằng tiếng Italia.

– Yêu cầu 1: chỉ được sử dụng các sự kiện làm luận cứ cho việc chứng minh khi chúng có thật và có quan hệ tất yếu với sự kiện đang cần chứng minh. Ngoài ra, trong pháp luật chứng minh phải thu thập theo trình tự, thủ tục luật định.

+ Các vi phạm yêu cầu 1:

▪ Sử dụng các sự kiện không có thật;

▪ Sử dụng các sự kiện có thật nhưng có quan hệ rất yếu hoặc không chứng minh được mối quan hệ tất yếu với sự kiện đang cần chứng minh;

▪ Sử dụng các sự kiện thu thập không theo trình tự, thủ tục luật định.

– Yêu cầu 2: Chỉ được sử dụng các tư tưởng mà tính đúng của nó được khoa học chứng minh, được thực tiễn kiểm nhận là đúng hoặc được pháp luật quy định làm luận cứ cho việc chứng minh.

+ Các vi phạm yêu cầu 2:

▪ Dùng các tư tưởng sai;

▪ Dùng tư tưởng làm luận cứ cho việc chứng minh còn tranh luận;

▪ Dùng tư tưởng làm luận cứ không phù hợp với thời điểm hiện tại. Sai lầm này gọi là giáo điều.

2. Bài tập tình huống tư duy phản biện trong cuộc sống

2.1. Ví dụ về tư duy phản biện trong cuộc sống

Ở châu Âu, có một phụ nữ sắp chết vì bệnh ung thư đặc biệt. Có một loại thuốc mà các bác sĩ nghĩ là có thể cứu được chị ta. Đó là một dạng chất phóng xạ mà một được sĩ cùng thành phố mới phát minh ra.

Loại thuốc này rất đắt tiền nhưng người dược sĩ kia còn đòi một khoản tiền gấp 10 lần giá trị của thuốc. Ông ta mất 200 USD để mua chất phóng xạ và bán ra một liều thuốc nhỏ với giá 2.000 USD.

Chồng bệnh nhân, ông Heinz, chạy vạy khắp nơi, tìm đến bất kỳ ai anh ta quen biết để vay tiền, nhưng anh ta chỉ vay được tổng cộng khoảng 1.000 USD, nghĩa là một nửa số tiền cần để mua thuốc.

Ông nói với người dược sĩ rằng vợ ông sắp chết và cầu xin người bán thuốc bán rẻ cho ông hoặc cho ông nợ, ông hứa sẽ hoàn trả lại đầy đủ. Nhưng người dược sĩ bảo: “Không, tôi đã phát minh ra loại thuốc này và muốn kiếm được nhiều tiền từ nó.”

Trong tình thế túng quẫn, ông Heinz đã đột nhập vào hiệu thuốc và trộm thuốc về cho vợ ông.

Câu hỏi:

– Câu 1: Ông ta cần phải làm như thế không và tại sao?

– Câu 2: Hành vi trộm thuốc của ông Heinz đúng hay sai và tại sao?

2.2. Trả lời câu hỏi tình huống tư duy phản biện

Trả lời tham khảo:

Câu 1: Ông ta cần phải làm như thế không và tại sao?

Trả lời: Ông ta (dược sĩ) cần phải làm như thế (không bán rẻ thuốc cho Heinz, và cũng không bán nợ cho Heinz)

* Giải thích:

– Thứ nhất, trên thực tế thì ông ta (dược sĩ) đã làm như thế (không bán rẻ, không bán nợ), do vậy đối với ông ta đó là điều cần thiết.

Nhìn vào thực tế thì chính bản thân ông dược sĩ đã có quyết định cho mình: không bán rẻ, cũng không bán thiếu cho Heinz, chính bản thân ông dược sĩ cảm thấy nên làm như vậy là cần thiết để có thể kiếm được nhiều tiền cho phát minh của mình.

– Thứ 2, đây là loại thuốc do ông dược sĩ phát minh ra, do vậy ông ta có quyền đưa ra một mức giá mà ông ta cho là phù hợp, là cần thiết đối với mục đích của mình.

Mặc dù chưa biết luật pháp quốc gia sở tại của ông dược sĩ có quy định cụ thể về giá thuốc hay trong luật cạnh tranh có khống chế sản phẩm của doanh nghiệp trong một khung giá cụ thể hay không, đó là xem xét khía cạnh đúng sai về mặt pháp luật, còn nếu xét về vấn đề cần thiết hay không cần thiết đối với cá nhân thì rõ ràng, việc bản thân một người khi phát minh ra một công trình nào đó thì họ sẽ có nhiều hướng xử lý tùy thuộc vào suy nghĩ cần thiết nhất của họ như: Cống hiến công trình nghiên cứu/phát minh đó cho nhân quốc gia/nhân loại, hoặc cũng có thể bán bản quyền công trình nghiên cứu cho một tổ chức/doanh nghiệp nào đó để phát triển, hoặc tự mình phát triển công trình mà mình đã nghiên cứu. Và ở đây, ông dược sĩ đã có sự lựa chọn mà ông cho rằng đó là cần thiết nhất: Tự mình phát triển công trình phát minh của mình và thu tiền từ chính công trình phát minh của mình, đây là sự cân thiết đối với bản thân ông dược sĩ để có thể kiếm được nhiều tiền từ nó.

– Thứ 3: “Tôi đã phát minh ra loại thuốc này và muốn kiếm được nhiều tiền từ nó.” Đây là khẳng định và cũng là mong muốn kiếm nhiều tiền của ông dược sĩ cho phát minh của mình. Do vậy, để có thể kiếm được nhiều tiền thì ông dược sĩ không nên bán rẻ cho bất kỳ ai, cũng không bán thiếu thì mới có thể thu được nhiều tiền nhanh hơn.

+ Tại sao ông dược sĩ không nên bán thuốc rẻ cho ông Heinz? Nếu ông dược sĩ bán thuốc rẻ cho ông Heinz thì ông ta cũng phải bán thuốc rẻ cho tất cả những người khác, việc bán thuốc rẻ sẽ khiến cho “mong muốn kiếm được nhiều tiền từ nó” trở nên hạn chế hơn và thu được ít tiền hơn so với mong muốn của ông ta.

+ Tại sao ông dược sĩ không nên bán nợ cho ông Heinz? Trên thực tế ông Heinz không có đủ tiền chi trả khoản nợ này ở thời điểm hiện tại, và trong tương lai nếu ông Heinz có trả nợ thì việc thu hồi nợ sẽ rất lâu, bởi vì ông Heinz đã “chạy vạy khắp nơi” mà chỉ vay được một nửa số tiền (1.000 USD ) so với giá trị thực tế (2.000 USD), như vậy chứng tỏ khả năng trả nợ của ông Heinz trong tương lai là rất chậm.

– Kết luận: Bản thân con người thấy cái gì cần thiết cho mình thì họ sẽ làm, và ở đây ông dược sĩ cũng cảm thấy việc không bán nợ, không bán rẻ cũng là điều cần thiết cho bản thân mình, nên ông dược sĩ cần phải làm như thế để đạt được mục đích của mình. Do vậy ông ta cần thiết phải làm như vậy.

Câu 2: Hành vi trộm thuốc của ông Heinz đúng hay sai và tại sao?

* Hành vi trộm thuốc của Heinz là sai.

* Giải thích:

– Thứ nhất, sai về mặt pháp luật. Hành vi ăn trộm thuốc của ông Heinz là hành vi vi phạm pháp luật. ( Ở châu Âu hay bất kỳ châu lục nào thì hành vi ăn trộm tài sản trị giá lên đến 2.000 USD thì cũng đều là hành vi vi phạm pháp luật ).

Nếu Heinz bị ông dược sĩ nghi ngờ và yêu cầu điều tra thì có thể Heinz sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp của mình, lúc này Tòa án sẽ tuyên bố Heinz buộc phải trả lại tài sản cho người bị hại, bồi thường thiệt hại (nếu có), đồng thời còn có thể bị xử phạt tù giam theo quy định của luật pháp quốc gia đó…

Lúc này thì chính Heinz là người lâm vào tình trạng bế tắc hơn, vợ ông cũng sẽ mất đi chỗ dựa vững chắc nhất, còn mình thì vừa phải chịu án phí và các chi phí phát sinh liên quan nếu như sự việc trộm cắp của Heinz bị khởi tố điều tra và truy tố trách nhiệm hình sự.

– Thứ 2, sai về mặt kiểm chứng. Có một loại thuốc mà “các bác sĩ nghĩ là có thể cứu được chị ta”, ở đây các bác sĩ nghĩ rằng có thể cứu được vợ của Heinz nhưng chưa chắc chắn 100% sẽ cứu được vợ của Heinz.

Các bác sĩ mới chỉ suy đoán rằng loại chất phóng xạ mà ông dược sĩ phát minh ra có thể chữa được căn bệnh ung thư cho vợ Heinz nhưng chưa chắn chắn 100%, và dạng chất phóng xạ này cũng chưa được kiểm chứng trên bất kỳ bệnh nhân nào trên thực tế, chưa được cơ quan chức năng nào kiểm chứng và thông báo chính xác về nó.

Do vậy, hành vi trộm thuốc của Heinz sai ở đây là tính kiểm chứng sự việc, trước khi quyết định trộm thuốc hoặc chạy vạy khắp nơi để mượn tiền thì Heinz nên hỏi thật kỹ ông dược sĩ loại thuốc ở dạng chất phóng xạ đó có chữa được căn bệnh ung thư của vợ mình hay không, nếu ông dược sĩ khẳng định chắc chắn 100% sẽ chữa được bệnh ng thư của vợ mình thì Heinz hãy mới đi trộm thuốc.

– Thứ 3, sai về cách sử dụng. Loại thuốc này là “một dạng chất phóng xạ”, do vậy nếu như không được ông dược sĩ hướng dẫn sử dụng đúng cách thì có thể bà vợ của ông Heinz sau khi uống có thể sẽ lâm vào tình trạng nguy kịch hơn.

Bên cạnh đó, loại chất phóng xạ này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ông Heinz nếu như trong quá trình bảo quản và pha thuốc không đúng cách.

Bởi vì ông dược sĩ là người đầu tiên phát minh ra loại thuốc này, do vậy chỉ có một mình ông dược sĩ đó mới biết cách sử dụng thuốc đúng cách, nếu như ông Heinz có được thuốc nhưng không biết cách sử dụng thì rất nguy hiểm cho cả 2 vợ chồng.

Hành vi trộm thuốc của Heinz sai ở đây là về cách sử dụng thuốc, bằng cách nào đó, trước khi thể hiện cho ông dược sĩ biết mình không có khả năng kinh tế để mua thuốc thì Heinz có thể khéo léo hỏi ông dược sĩ loại thuốc này có dễ sử dụng không, sử dụng như thế nào? Có gây ra tác dụng phụ gì không,… Lúc này có thể người dược sĩ sẽ cho Heinz biết cách sử dụng (chẳng hạn dược sĩ sẽ nói sơ qua cách sử dụng như: Mua thuốc về pha tỉ lệ 50/50 với nước, uống khi bụng đã no/hoặc đói, tuyệt đối không dùng chung với chất khác có tính kỵ nhau về thành phần hóa học…. ). Sau đó Heinz hãy mới tìm cách trộm thuốc sau.

– Thứ 4, sai đối với bản thân ông dược sĩ. Hành vi ăn trộm của Heinz đã gây ra thiệt hại đối với ông dược sĩ một khoản tiền 2.000 USD, từ mục đích và mức giá mà ông dược sĩ đã rao bán từ đầu là 2.000 USD thì rõ ràng hành vi trộm cắp của Heinz đã gây ra thiệt hại về tài sản đối với ông dược sĩ trị giá 2.000 USD.

Do đó, hành vi trộm thuốc của Heinz đã làm tổn thất kinh tế cho ông dược sĩ một khoản trị giá 2.000 USD, chưa kể tổn thất về mặt tinh thần khi ông dược sĩ bị trộm đột nhập vào nhà.

– Kết luận: Hành vi trộm thuốc của Heinz là sai. Sai cả về mặt pháp luật lẫn tính kiểm chứng sự thật, đồng thời hành vi trộm thuốc của Heinz là sai đối với ông dược sĩ, đồng thời hành vi trộm thuốc cũng là hành vi có lỗi đối với cả vợ Heinz và với chính bản thân Heinz nếu như bị ảnh hưởng từ chính loại chất phóng xạ này do không biết cách xử dụng và bảo quản nó.

5/5 - (4 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *