Home / ⚖ Pháp luật / Thanh niên “Mang tiền về cho vợ, nhưng lại mang cả ưu phiền về cho vợ”

Thanh niên “Mang tiền về cho vợ, nhưng lại mang cả ưu phiền về cho vợ”

Mang tiền về cho vợ, đừng mang bồ về cho vợ – Một thanh niên đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của người tình rồi chuyển hơn 1 tỷ đồng sang tài khoản cho vợ, dặn vợ: Trả nợ 185 triệu đồng, gửi tiết kiệm 500 triệu đồng, còn lại 443 triệu đồng rút hết khỏi tài khoản ngân hàng.

Mang tiền về cho vợ đừng mang bồ về cho vợ và cái kết

CTV Đăng Khôi/VOV.VN – Ngày 11/1, Công an quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng đã khẩn trương làm rõ và bắt giữ, di lý Lưu Mạnh Tuấn từ Thành phố Hồ Chí Minh về Đà Nẵng để phục vụ điều tra.

Mang tiền về cho vợ đừng mang bồ về cho vợ và cái kết

(Lưu Mạnh Tuấn tại cơ quan công an – ảnh: VOV.VN)

“Trước đó, Công an quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận tin trình báo của một nữ bị hại, quê tỉnh Yên Bái về việc bị mất số tiền hơn 1 tỷ đồng trong tài khoản và người bạn trai cùng ở khách sạn cũng mất tích. Sau khi nhận được tin báo, Công an đã vào cuộc điều tra, bước đầu xác định Lưu Mạnh Tuấn là bạn trai của bị hại.

Lưu Mạnh Tuấn và bị hại quen biết qua mạng xã hội và hẹn vào Đà Nẵng để gặp nhau và cùng nhau đi du lịch. Trong quá trình này, Tuấn đã để ý khi thấy bị hại mở tài khoản online và nhớ được mật khẩu nên chờ lúc chị này ngủ say Tuấn mượn điện thoại, chuyển hết số tiền 1,128 tỷ đồng về tài khoản của vợ mình ở quê và cũng bỏ đi ngay sau đó.

Khi tổ công tác của Công an quận Thanh Khê vào TP HCM để bắt giữ Tuấn thì 1 tổ khác cũng khẩn trương ra quê của Tuấn và truy thu được gần 1 tỷ đồng số tiền bị mất để trả lại cho bị hại” 1.

Công an quận Thanh Khê đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam với Lưu Mạnh Tuấn về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Mang tiền về cho vợ, nhưng vô tình mang theo cả ưu phiền về cho vợ

Ngày 11/1, công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã di lý, tạm giữ hình sự với Lưu Mạnh Tuấn (32 tuổi, trú tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, tháng 12.2021, chị T. T.M (31 tuổi, ngụ Bản Côm, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) quen “người tình Zalo” tên Tuấn, ban đầu không rõ lai lịch, quê Quảng Ninh. Chưa đầy nửa tháng quen nhau, chị M. cùng Tuấn đi du lịch ở Đà Nẵng từ 23/12/2021 tại một khách sạn ở quận Thanh Khê.

Sau khoảng một tuần ăn ở với nhau, ngày 5/1/2022, Tuấn nói bị ốm phải đi khám bệnh. Chị M. đợi ở khách sạn nhưng sau đó không thấy Tuấn về, không liên lạc được.

Nhớ lại đêm 4/1 Tuấn có mượn điện thoại chị để tải phần mềm, chị M. kiểm tra lại ứng dụng ngân hàng điện tử thì không đăng nhập được, đến khi ra ngân hàng kiểm tra thì bất ngờ thấy tài khoản bị rút sạch hơn 1.1 tỷ đồng.

Theo khai nhận của Tuấn, đối tượng đã nhìn lén mật khẩu tài khoản ngân hàng của chị M., đợi khi chị M. ngủ thì Tuấn rút hết tiền rồi chuyển tiền về tài khoản cá nhân. Cuối cùng, Tuấn chuyển 1.1 tỷ này vào tài khoản ngân hàng của vợ là B.T. T, 21 tuổi.

Tuấn nói vợ trả nợ 185 triệu đồng, gửi tiết kiệm 500 triệu đồng, còn lại 443 triệu đồng rút hết khỏi tài khoản ngân hàng.

“Nhận tin báo, Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Thanh Khê lập 2 tổ trinh sát theo dấu Tuấn tại TP HCM và Quảng Ninh. Ngay trong đêm 6-1, các trinh sát bắt được Tuấn đang ngủ ở một khách sạn tại TP HCM cùng với một người tình khác.

Các trinh sát đã truy thu được 770 triệu đồng trong số tiền chiếm đoạt, tiếp tục mở rộng điều tra các phi vụ khác của Tuấn” 2.

Tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” bị xử phạt như thế nào?

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hơn với giá trị 1 tỷ đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 đến 20 năm.

Căn cứ quy định pháp luật tại điều 290 Bộ luật hình sự quy định khung hình phạt về tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” cụ thể như sau:

“Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, thanh niên “mang tiền về cho vợ, đừng mang bồ về cho vợ” đã chiếm đoạt số tiền hơn 1 tỷ đồng, thuộc điều 4 Bộ luật hình sự 2015, khả năng thanh niên “mang tiền về cho vợ, nhưng cũng đã vô tình mang ưu phiền về cho vợ” với khung hình phạt có thể bị áp dụng là từ 12 – 20 năm tù giam.

5/5 - (13 bình chọn)

Bài nổi bật

Full video clip vụ 3 cô con gái đốt nhà mẹ đẻ ở Hưng Yên

Video clip vụ 3 cô con gái đốt nhà mẹ đẻ ở Hưng Yên

Liên quan đến video clip vụ 3 cô con gái đốt nhà mẹ đẻ ở …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *