Home / ⚖ Pháp luật / Mẫu đơn trình báo khi chuyển khoản nhầm cho người khác

Mẫu đơn trình báo khi chuyển khoản nhầm cho người khác

Khi chuyển khoản nhầm số tài khoản ngân hàng cho người khác thì phải làm sao? Dưới đây văn phòng Điều Tra Viên 126 hướng dẫn các bạn cách ghi mẫu đơn trình báo chuyển nhầm tiền đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ giải quyết, đồng thời hướng dẫn các bạn cách ghi mẫu công văn xin chuyển lại tiền chuyển nhầm khi chuyển sai số tiền cho người khác một cách chi tiết.

1. Mẫu đơn trình báo chuyển nhầm tiền qua số tài khoản ngân hàng người khác

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TPHCM, ngày 26 tháng 09 năm 2021

ĐƠN TRÌNH BÁO

(Vv: Chuyển nhầm tiền người thụ hưởng)

Kính gửi: Công an (Các bạn ghi tên cơ quan Công an khu vực mà bạn trình báo, ví dụ: Kính gửi Công an quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh)

Tôi tên là: ……….. (Ghi chính xác họ và tên của người trình báo)……….. Sinh năm: …… (Ghi ngày tháng năm sinh của người trình báo)

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: (Ghi chính xác số chứng minh nhân dân, hoặc số thẻ căn cước công dân của người trình báo)………..; Cấp ngày: (Ghi ngày cấp)………..; Cấp tại: Công an………..

Nơi đăng ký HKTT: (Ghi chính xác hộ khẩu thường trú của người trình báo, có thể ghi theo chứng minh thư, hoặc ghi theo căn cước công dân) ………..

Nơi ở hiện nay: (ghi chính xác địa chỉ nơi ở hiện tại của người trình báo công an khi chuyển tiền nhầm) ………..

Số điện thoại: (ghi chính xác số điện thoại di động của người trình báo để có gì cơ quan chức năng sẽ liên lạc với bạn nhằm hỗ trợ giải quyết vụ việc) …………………

Tôi làm đơn này xin trình báo với Quý cơ quan việc như sau:

Sáng ngày 26 tháng 09 năm 2021, tôi có ra Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – PGD Nguyễn Tri Phương ở địa chỉ số 255 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh để chuyển tiền thanh toán khoản nợ cho đối tác kinh doanh của tôi là bà Nguyễn Thị Thu Thương (có số tài khoản là: ………………… thuộc ngân hàng Sacombank).

Trong quá trình điền thông tin của người nhận trong Giấy nộp tiền, tôi đã bất cẩn ghi nhầm thành thông tin tài khoản của bà Nguyễn Thị Thương (có số tài khoản là: ………………… thuộc ngân hàng Sacombank) với số tiền là: 50.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm mươi triệu đồng).

Đến khi chụp Giấy nộp tiền gửi qua Zalo cho phía bà Nguyễn Thị Thu Thương để đối chiếu công nợ tôi mới biết mình đã chuyển nhầm người.

Ngày 10/3/2021, tôi có mang theo Giấy nộp tiền và căn cước công dân qua PGD Nguyễn Tri Phương của Ngân hàng Vietcombank để làm thủ tục tra soát. Ngân hàng tiếp nhận yêu cầu tra soát và hẹn phản hồi tôi sau 45 ngày.

Ngày 25/4/2021, tôi quay lại PGD Nguyễn Tri Phương của Ngân hàng Vietcombank để nhận kết quả thì được các giao dịch viên của ngân hàng thông báo là phía ngân hàng thụ hưởng đã nhiều lần gọi điện liên hệ với người thụ hưởng là ông Tuấn để làm việc nhưng đã hết 45 ngày vẫn không nhận được phản hồi từ phía ông Tuấn.

Để bảo đảm quyền lợi chính đáng của tôi cũng như quyền được pháp luật bảo vệ về tài sản của công dân. Nay tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan tiến hành xem xét, giải quyết giúp tôi sớm lấy lại được số tiền do đã chuyển nhầm người thụ hưởng.

Tôi xin cam đoan những thông tin ở trên là đúng sự thật nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

Ký và ghi rõ họ tên người trình báo

Những giấy tờ gửi kèm theo đơn:

1. Căn cước công dân của tôi (bản chứng thực);

2. Sổ hộ khẩu của tôi (bản chứng thực);

3. Giấy nộp tiền tại PGD Đông Hải – Vietcombank (bản photo);

Trên đây là mẫu đơn trình báo chuyển nhầm tiền cho người khác, các bạn khi làm đơn trình báo thì lưu ý nên nộp đến cơ quan đúng thẩm quyền để được hỗ trợ giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Xem chi tiết danh sách các cơ quan

2. Mẫu công văn xin chuyển lại tiền chuyển nhầm khi chuyển nhiều hơn so với thực tế

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC…………………………………

Số: …………/CV – ………………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–oOo—–

CÔNG VĂN

(V.v: Đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm)

Kính gửi: CÔNG TY ………………………………………………………………

– Tên Doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………

– Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………………….

– Số điện thoại: ………………………………………… Số Fax: ……………………………………

– Đại diện: Ông/Bà …………………………………….. Chức vụ: …………………………………

Căn cứ theo Hợp đồng số: ………………….. đã ký ngày …. tháng …..năm ….. giữa Công ty …………………….. và Công ty ……………………………… đã thoả thuận và thống nhất về Điều khoản Thanh toán, chúng tôi đã chuyển khoản thanh toán hợp đồng theo quy định vào ngày ….. tháng ….. năm …..

Tuy nhiên, thay vì chỉ chuyển khoản thanh toán số tiền theo hợp đồng là ……………………………. đồng (Bằng chữ: ……………………………………. đồng ), nhưng do sơ suất trong việc làm giấy tờ thanh toán, kế toán của công ty chúng tôi đã thực hiện chuyển nhầm số tiền là: …………………………….. đồng (Bằng chữ: ……………………………………. đồng ). Vì vậy, chúng tôi đã chuyển dư cho Công ty ………………….. số tiền: ……………………………. Đồng (Bằng chữ: …………………………..đồng)

Nay, Công ty ……………………………….. làm công văn này đề nghị Quý Công ty ………………… kiểm tra và chuyển lại cho Công ty ………………………………. số tiền đã chuyển thừa như trên để chúng tôi thuận tiện trong việc kiểm tra và đối chiếu sổ sách kế toán cũng như thực hiện các báo cáo gửi đến Cơ quan Thuế quản lý.

Kính mong Quý Công ty ………………………………. xem xét và sớm hồi đáp.

Trân trọng cảm ơn./.

Nơi nhận:– Như trên

– ……………………

– Lưu VT

………………….., ngày ….. tháng ….. năm ….

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Trên đây là mẫu công văn xin chuyển lại tiền chuyển nhầm, hy vọng các bạn có thể lấy lại được số tiền mà mình đã chuyển khoản nhầm cho người khác một cách hiệu quả, chúc các bạn thành công!

3. Nhận được tiền chuyển khoản nhầm không trả bị xử lý như thế nào?

Trong trường hợp chủ tài khoản thụ hưởng nhận số tiền mà người khác chuyển khoản nhầm, sau khi chủ tài khoản chuyển nhầm và ngân hàng đã liên hệ và thông báo về việc chuyển khoản nhầm nhưng chủ tài khoản thụ hưởng vẫn cố tình không trả thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3.1. Trường hợp không trả số tiền nhận chuyển nhầm có thể bị xử phạt hành chính

Căn cứ pháp lý tại điểm e khoản 2 và khoản 3 điều 15 của nghị định Số: 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm hữu tài sản trái phép (Nhận được tiền chuyển khoản nhầm nhưng cố tình không trả) như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này”.

Như vậy, chủ tài khoản thụ hưởng nhận được số tiền chuyển khoản nhầm của người khác mà có hành vi chiếm giữ số tiền đó một cách trái phép thì có thể bị xử phạt hành chính, mức phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng, áp dụng biện pháp phạt bổ sung là tịch thu số tiền đã chiếm hữu trái phép để trả lại cho chủ tài khoản hợp pháp. Trong trường hợp số tiền chủ tài khoản thụ hưởng chiếm giữ lớn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3.2. Trường hợp không trả số tiền nhận chuyển nhầm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp chủ tài khoản thụ hưởng nhận được tiền trên 10 triệu đồng do người khác chuyển khoản nhầm, đã nhận được thông báo của chủ tài khoản và ngân hàng, hoặc cơ quan chức năng đã thông báo nhưng cố tình không trả thì lúc này chủ tài khoản thụ hưởng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “Tội chiếm giữ trái phép tài sản”.

Căn cứ pháp lý tại điều 176 Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Trong trường hợp chiếm giữ số tiền chuyển khoản nhầm từ 10 – 20 triệu đồng, chủ thừa hưởng tài khoản ngân hàng có thể bị hạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng và bị phạt đồng thời cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Hoặc cũng có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm tùy mức độ và tính chất.

Trong trường hợp chủ sở hữu tài khoản ngân hàng thừa hưởng số tiền từ 200 triệu đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 1 – 5 năm tù giam.

Trên đây là quy định và mức xử phạt cho trường hợp nhận được tiền chuyển khoản nhầm mà không trả, do vậy nếu bạn thực sự nhận được số tiền của người khác chuyển khoản nhầm thì các bạn nên hoàn trả lại cho chủ sở hữu để tránh vi phạm pháp luật.

Bị lừa đảo chuyển tiền Internet Banking có lấy lại được không?

Cách lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác

5/5 - (1 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *