Home / ⚖ Pháp luật / Cách ghi và nộp đơn trình báo Công an khi bị người khác de dọa

Cách ghi và nộp đơn trình báo Công an khi bị người khác de dọa

Khi bị người khác đe dọa arh hưởng đến sức khỏe, uy tín, tinh thần thì phải làm sao? Dưới đây chúng tôi hướng dẫn các bạn cách ghi và nộp mẫu đơn trình báo Công an về việc bị de dọa chi tiết.

Vấn đề bị người khác đe dọa có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, tinh thần và uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác, do vậy nếu như bị người khác đe dọa giết người, đe dọa sẽ thực hiện một hành vi nào đó ảnh hưởng đến các chủ thể khác thì chủ thể bị đe dọa đó có thể làm đơn trình báo đến cơ quan chứ năng để được hỗ trợ giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả, tránh những hậu quả và hệ lụy xấu có thể xảy ra về sau này.

1. Mẫu đơn trình báo Công an về việc bị de dọa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…….., ngày… tháng… năm……(1)

ĐƠN TRÌNH BÁO TỐ GIÁC HÀNH VI ĐE DỌA

– Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Kính gửi:

– CÔNG AN……. (2)

– Ông/Bà:…. (3) – Trưởng Công an…(4)

Tên tôi là:(5)…..  Sinh năm:(6)…

Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân số:(7)……. Do CA (8)…………….. cấp ngày…/…/…..(9)

Địa chỉ thường trú:…….(10)

Địa chỉ cư trú hiện nay:…..(11)

Số điện thoại liên hệ:……(12)

Email liên hệ……..(13)

Diễn biến quá trình vụ việc (Lý do làm đơn trình báo đến cơ quan chức năng):……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..(14)

Căn cứ quy định pháp luật cụ thể như sau:

Căn cứ điểm…….Khoản……. Điều…. của nghị định số…………………………………………………………………………………………..(15)

Căn cứ điểm…….Khoản……. Điều….. Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017…………………………………………………………………………………………..(16)

Tôi nhận thấy chủ thể thực hiện hành vi đe dọa sẽ gây ảnh hưởng đến…… (17) cho tôi/gia đình tôi, hành vi đe dọa đã vi phạm quy định trên. Và theo quy định của pháp luật, đối tượng này phải bị xử phạt.

Nên tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử phạt đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi/gia đình tôi, đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp Việt Nam.

Tôi xin cam đoan những thông tin tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là mẫu đơn trình báo Công an về việc bị de dọa, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách ghi đơn trình báo chi tiết hơn.

2. Cách ghi đơn trình báo Công an về việc bị de dọa

(1)…….., ngày… tháng… năm: Ghi chính xác nơi làm đơn, ngày, tháng, năm làm đơn trình báo. Ví dụ: TPHCM, ngày 03 tháng 09 năm 2021

(2) CÔNG AN: Ghi chính xác tên cơ quan Công an mà người làm đơn gửi đến. Ví dụ: Công an phường 12 (Quận Gò Vấp)

(3) Ông/Bà:…. Nếu biết tên người đứng đầu cơ quan công an nơi trình báo thì ghi tên người đứng đầu cơ quan đó. Ví dụ:  Ông Nguyễn Văn Bình. Nếu không biết thì bỏ qua mục này và không thêm mục này vào đơn trình báo công an về việc bị de dọa

(4) Trưởng Công an: Ghi giống như mục số (2)

(5) Tên tôi là: Ghi chính xác họ và tên của người làm đơn trình báo Công an về việc bị đe dọa, ghi theo chứng minh thư hoặc căn cước công dân. Ví dụ: Nguyễn Thị Long Lanh

(6) Sinh năm: Ghi chính xác ngày tháng năm sinh của người làm đơn. Ví dụ: 06/09/1982

(7) Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số…… Ghi chính xác số chứng minh thư 9 số hoặc số căn cước công dân 12 số của người làm đơn trình báo

(8) Do CA……. Ghi nơi Công an cấp chứng minh thư, hoặc căn cước công dân. Ví dụ: Công an tỉnh Long An

(9) cấp ngày…/…/…. ghi ngày Công an cấp chứng minh thư/căn cước công dân, xem ở mặt sau của CMND/CCCD.

(10) Địa chỉ thường trú:……. Ghi chính xác địa chỉ thường trú của người làm đơn trình báo Công an về việc bị đe dọa, ghi theo sổ hộ khẩu hoặc trên chứng minh thư/căn cước công dân. Ví dụ: Số 1 đường số 2, phường 03, quận Gò Vấp.

(11) Địa chỉ cư trú hiện nay:….. Ghi chính xác địa chỉ ở hiện tại của người làm đơn trình báo Công an.

(12) Số điện thoại liên hệ:…… ghi chính xác số điện thoại di động của người làm đơn trình báo để cơ quan chức năng có thể liên hệ nhằm lấy thêm lời khai, hoặc cung cấp thêm thông tin,… để giải quyết vụ việc được thuận tiện.

(13) Email liên hệ…….. Nếu có Email thì điền vào, nếu không có thì để trống hoặc không thêm mục này vào đơn.

(14) Trình bày chi tiết quá trình bị đe dọa vào mục này, cố gắng miêu tả chi tiết, đầy đủ quá trình bị người khác đe dọa.

(15), (16) Ghi các điểm, khoản, điều và các căn cứ pháp luật liên quan đến hành vi đe dọa mà bạn đang gặp phải

(17) Tùy thuộc vào hành vi đe dọa như thế nào, có ảnh hưởng như thế nào đến bạn thì ghi như vậy.

Trên đây là cách ghi vào mẫu đơn trình báo Công an về việc bị de dọa, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và mức độ của hành vi đe dọa nghiêm trọng hay không nghiêm trọng mà các bạn lựa chọn cơ quan chức năng cho phù hợp và giải quyết nhanh nhất, chúc các bạn thành công!

3. Hành vi đe dọa người khác bị xử phạt như thế nào?

Tùy thuộc vào từng mức độ, mục đích cũng như tính chất của vụ việc mà người có hành vi đe dọa sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội đe dọa giết người.

– Trường hợp bị xử phạt hành chính

Trường hợp sử dụng các thông tin cá nhân của người khác để đăng lên mạng xã hội nhằm mục đích đe dọa, bôi xấu uy tín danh dự của người khác thì bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

Căn cứ pháp lý tại điểm g khoản 3 điều 66 quy định cụ thể như sau:

“Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Như vậy, người nào sửu dụng thông tin của người khác nhằm mục đích đe dọa người khác thì bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

– Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tùy trường hợp và tính chất cụ thể của vụ việc mà người có hành vi đe dọa giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể. Căn cứ pháp lý tại điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể về tội đe dọa giết người như sau:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.

Như vậy, khung hình phạt cao nhất cho hành vi đe dọa giết người là phạt tù từ 2 – 7 năm tù giam. Trên đây là các khung xử lý tùy thuộc vào từng tính chất, mức độ và hành vi cụ thể mà người có hành vi đe dọa người khác sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu thêm:

Mẫu đơn trình báo công an khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mẫu đơn trình báo khi chuyển khoản nhầm cho người khác

Danh sách cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm

5/5 - (2 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *