Home / 🔥 Tin nóng / Ngân hàng nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt

Ngân hàng nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt

Ngày 15/10/2022, ngân hàng nhà nước quyết định đưa ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) vào diện kiểm soát đặc biệt, ngân hàng SCB bị kiểm soát đặc biệt nhằm mục đích ổn định hoạt động của Ngân hàng. Kiểm soát đặc biệt ngân hàng là gì? khi nào thì ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt? Vì sao Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng? Danh sách ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt?

1. Ngân hàng SCB bị kiểm soát đặc biệt

Ngày 15/10/2022, ngân hàng nhà nước quyết định đưa ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) vào diện kiểm soát đặc biệt, quyết định này nhằm mục đích ổn định hoạt động của Ngân hàng SCB.

ngân hàng nhà nước đưa scb vào diện kiểm soát đặc biệt

(Ngân hàng Nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt – Ảnh minh họa)

VTV – “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, để ổn định hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Nhà nước quyết định kiểm soát đặc biệt Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn.

NHNN khẳng định, việc kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo đó, hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn.

Đồng thời, NHNN sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh” 1.

Ông Nguyễn Đức Lệnh (Phó giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, trong những ngày qua, trên mạng xã hội và báo chí liên tục có những tin đồn tiêu cực đến ngân hàng SCB, điều này đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người dân, đến khách khi đang gửi tiền tại ngân hàng SCB.

Trong đó, một số khách hàng của ngân hàng đã tin theo những lời đồn chưa được xác thực và đã rút tiền gửi trước hạn, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi của chính mình, mà còn tạo tâm lý không tích cực đến thị trường. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn vẫn tiếp tục ổn định.

2. Kiểm soát đặc biệt ngân hàng là gì?

Tại Điều 145 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa: “Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán”  2.

Như vậy, khi một ngân hàng đứng trước nguy cơ mất khả năng chi trả, hoặc mất khả năng thanh toán thì ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định đưa ngân hàng đó vào diện kiểm soát đặc biệt.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng để kịp thời phát hiện những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, từ đó xem xét và quyết định đưa ngân hàng đó vào diện kiểm soát đặc biệt.

Ngoài việc Ngân hàng Nhà nước kiểm tra ra thì ngân hàng cũng có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng Nhà nước biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình.

– Tại điều 145 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Khi ngân hàng, tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả thì chính tổ chức tín dụng đó phải kịp thời báo cáo tình hình cho Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục.

2.1. Vì sao Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng?

Theo quy định pháp luật, ngân hàng Nhà nước phải thực hiện kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng nhằm mục đích để ổn định tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, ngân hàng đó khi đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả.

Về hình thức kiểm soát đặc biệt, có 2 hình thức đó là Giám sát đặc biệt và kiểm soát toàn diện.

– Giám sát đặc biệt là việc “đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt” 3.

– Kiểm soát toàn diện là việc “đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt” 4.

2.2. Khi nào thì ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt?

Tại Điều 145 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung 2017 quy định, ngân hàng Nhà nước xem xét, đưa ngân hàng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi ngân hàng đó lâm vào một trong các trường hợp dưới đây:

a) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

– Ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả được hiểu là khi ngân hàng đó “thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 03 tháng liên tục” 5.

– Ngân hàng mất khả năng chi trả được hiểu là khi ngân hàng đó “không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 01 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán” 6.

– Ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán “khi tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 06 tháng liên tục mà tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của tổ chức tín dụng thấp hơn 4%” 7.

– Ngân hàng mất khả năng thanh toán “khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán” 8.

b) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất

c) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;

Tại điểm b khoản 1 điều 130 Luật các tổ chức tín dụng 2017 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

d) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.3. Khi nào ngân hàng hết bị kiểm soát đặc biệt?

Tại Điều 145b Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017 quy định, ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này.

– Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác hoặc bị giải thể.

– Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Khi một ngân hàng, tổ chức tín dụng đáp ứng được một trong những điều kiện nêu trên thì “Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN”  9

Đọc thêm: Bà Trương Mỹ Lan có liên quan gì đến ngân hàng SCB không?

5/5 - (2 bình chọn)

Bài nổi bật

Nhân chứng kể lại vụ giẫm đạp lễ hội halloween Hàn Quốc

Nhân chứng vụ giẫm đạp halloween Hàn Quốc: 살려주세요 경

Con số thương vong trong vụ thảm kịch giẫm đạp halloween Hàn Quốc tính đến …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *