Home / 🔥 Tin nóng / Ngân hàng SCB có biến vỡ nợ, sắp phá sản?

Ngân hàng SCB có biến vỡ nợ, sắp phá sản?

Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? Có đang bị kiểm soát đặc biệt không? Ngân hàng SCB có an toàn không? Thông tin tiêu cực về ngân hàng SCB sắp phá sản (vỡ nợ) là đúng hay sai? Có nên đầu tư vào ngân hàng SCB thời điểm có biến hiện nay không? Đây là những câu hỏi và cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi đang quan tâm đến việc đầu tư tại ngân hàng.

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook lan truyền các thông tin như “phốt ngân hàng SCB sắp phá sản, ngân hàng SCB có biến tiêu cực dẫn đến tình trạng người dân ồ ạt đi rút tiền trước thời hạn”, từ đó nhiều người cũng băn khoan không biết SCB là ngân hàng gì? Liệu có nên đầu tư gửi tiền tại ngân hàng này hay không.

1. Ngân hàng SCB là ngân hàng gì?

Ngân hàng SCB là ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (tên giao dịch bằng tiếng là Anh Sai Gon Joint Stock Commercial Bank, viết tắt là SCB) là một ngân hàng thương mại tại Việt Nam, có trụ sở chính tại đặt tại 19 – 25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

ngân hàng SCB là ngân hàng gì?

Logo ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 2716/QĐ-NHNN ngày 26/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) được hợp nhất vào năm 2012 từ ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đều có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt Nam, đánh dấu sự bắt đầu quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Lưu ý: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) không phải là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, tên viết tắt của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) khiến nhiều người lầm tưởng với ngân hàng Sacombank, việc lầm tưởng do tên viết tắt các ký tự đầu này khiến cho ngân hàng Samcombank phải họp báo và phát thông báo về việc nhầm lẫn này.

Ngân hàng Sacombank thông báo vụ ngân hàng SCB

(Ngân hàng Sacombank thông báo vụ ngân hàng SCB – Ảnh chụp màn hình trang chủ ngân hàng Sacombank)

Hiện nay trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin về ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) dẫn đến hiện tượng một số người dân rút tiền trước hạn. Để tránh nhầm lẫn, Quý khách hàng, Quý cổ đông, Quý đối tác vui lòng lưu ý Sacombank và SCB là hai ngân hàng khác nhau…

2. Ngân hàng SCB sắp phá sản (vỡ nợ)?

Hiện nay trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin ngân hàng SCB sắp phá sản do vỡ nợ là chưa chính xác, dẫn đến tình trạng một số người dân đến các văn phòng giao dịch của SCB để rút tiền trước thời hạn, gây ra nhiều thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

ngân hàng SCB sắp phá sản là đúng hay sai?

(Thông tin ngân hàng SCB đang có biến tiêu cực, bị vỡ nợ dẫn đến sắp phá sản là chưa chính xác, chưa được kiểm chứng – Ảnh minh họa)

Thời gian gần đây, có một số chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đóng cửa để đổi địa chỉ, do các điểm giao dịch đó hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả cao hoặc thua lỗ từ những văn phòng, chi nhánh đó. Tuy nhiên, cũng chính vì hiện tượng đóng cửa nhiều văn phòng giao dịch mà dẫn đến những tin đồn vê việc ngân hàng SCB sắp phá sản, SCB vỡ nợ, SCB có biến tiêu cực…

Điều đặc biệt và trùng hợp ở đây là: Ngày 6/10/2022, ông Nguyễn Tiến Thành – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, đồng thời cũng là Thành viên Hội đồng quản trị độc lập của ngân hàng SCB đã đột ngột qua đời.

Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề kỹ thuật mà bạn đọc chia sẽ liên quan khác như chiều 7/10/2022 hệ thống chuyển tiền của ngân hàng SCB bị lỗi, có thời điểm không thể thực hiện được lệnh chuyển tiền. Nhưng sau đó, đến khoảng cuối giờ chiều, hệ thống hoạt động lại bình thường.

Vì những lý do nêu trên, mạng xã hội bắt đầu đồn thổi và lan truyền thông tin tiêu cực với những tiêu đề như: ngân hàng SCB  có biến tiêu cực, ngân hàng SCB vỡ nợ dẫn đến sắp phá sản,… Cũng từ đó khiến cho một số người dân có tâm lý e ngại, lo sợ bị mất tiền nên đã đi rút tiền trước thời hạn.

Thực tế, tại Việt Nam hiện nay để cho một ngân hàng phá sản là rất khó và cũng vô cùng hiếm. Do vậy tin đồn ngân hàng SCB vỡ nợ và sắp phá sản là chưa được kiểm chứng và chưa được xác thực, việc tung tin đồn về việc vỡ nợ, phá sản rộng rãi như vậy cũng khiến cho SCB gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

3. Có nên rút tiền trước thời hạn ở ngân hàng SCB không?

Cuối ngày 7/10/2022, nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng SCB có đông người tới để giao dịch. Một số khách hàng đến để rút tiền mặt, số khác đến chỉ để thăm dò thông tin “vụ ngân hàng SCB có biến tiêu cực, sắp vỡ nợ dẫn tới phá sản” là đúng hay sai, tất cả đều xuất phát từ tâm lý lo ngại về sự an toàn của khoản tiền gửi của mình.

Trả lời cho câu hỏi có nên rút tiền ra khỏi ngân hàng SCB trước thời hạn không? Ngân hàng Nhà nước khẳng định, sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có giải pháp, chính sách theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của Ngân hàng SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.

Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ có giải pháp đảm bảo SCB hoạt động bình thường, đồng thời khuyến cáo người dân không nên rút tiền trước thời hạn, tránh ảnh hưởng quyền lợi của người gửi tiền với lãi suất không kỳ hạn.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/8, trường hợp khách hàng rút trước hạn thì phần tiền rút vẫn phải chịu lãi suất không kỳ hạn, chỉ phần số dư còn lại nếu khách tiếp tục gửi tại ngân hàng mới được hưởng mức lãi suất đã cam kết tại thời điểm ban đầu.

4. Ngân hàng SCB có an toàn không? Có bị kiểm soát đặc biệt không?

Ngân hàng SCB hiện tại chưa được đưa vào diện bị kiểm soát đặc biệt, hiện tại vẫn đang được đánh giá là an toàn về mặt bảo mật thông tin cá nhân cho khác hàng khi được thông qua 2 chứng chỉ là PCI DSS của Controlcase (bảo mật trong tiêu chuẩn phát hành – chấp nhận thẻ thanh toán) và Chứng chỉ ISO/IEC 27001:2013 do BSI cung cấp về hệ thống quản lý an ninh mạng.

Là một ngân hàng được thành lập khá lâu (2011), ngân hàng SCB không ngừng phát triển trên toàn quốc, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn cũng được đánh giá cao, có thể sánh ngang với các ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) là một “đại gia thứ thiệt” khi được hợp nhất bởi ba ngân hàng: SCB, Đệ Nhất (FCB) và Việt Nam Tín Nghĩa (TNB).

Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn là hơn 760.000 tỷ đồng, ghi nhận lượng tiền gửi của khách hàng hơn 595.440 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với hồi đầu năm. Dư nợ cho vay tăng 8% ở mức 389.790 tỷ đồng.

SCB nằm trong 3 ngân hàng vẫn chưa lên sàn chứng khoán. Trong nửa đầu năm nay, lãi trước thuế của riêng ngân hàng mẹ là 682 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước.

5. Vụ bà Trương Mỹ Lan có liên quan đến ngân hàng SCB không?

về câu hỏi bà Trương Mỹ Lan có liên quan gì đến ngân hàng SCB không? Có phải là cổ đông, người quản lý của SCB không? Ngân hàng SCB khẳng định, SCB không liên quan đến việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông. Bà Trương Mỹ Lan không tham gia quản lý, điều hành tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn.

Ngày 8/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an có thông tin quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trương Mỹ Lan vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc phát hành mua bán trái phiếu của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông (Công ty An Đông).

Liên quan đến thông tin vụ việc bà Trương Mỹ Lan bị Công an khởi tố điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn cho biết, SCB đã rà soát và khẳng định mình không liên quan đến việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông. Đồng thời, Công ty An Đông cũng không phải cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. Bà Trương Mỹ Lan cũng không tham gia quản lý hay điều hành tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn.

Do đó, hành vi vi phạm pháp luật của bà Trương Mỹ Lan và Công ty An Đông hoàn toàn không liên quan và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng. SCB cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật.

Tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, quyền lợi của khách hàng được đặt ở vị trí cao nhất. Các nhu cầu, thắc mắc của khách hàng trong mọi tình huống sẽ được xử lý một cách tận tâm, trọn vẹn. SCB rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, ủng hộ và tin tưởng của khách hàng, cổ đông trong thời gian tới.

6. Điều kiện, thủ tục phá sản ngân hàng là gì?

Thông thường, tình trạng ngân hàng phá sản có thể được hiểu một cách đơn giản là ngân hàng rơi vào tình trạng không còn khả năng chi trả, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì những người  có quyền, nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với ngân hàng đó.

Những ai có quyền yêu cầu thủ tục phá sản ngân hàng?

Theo quy định tại khoản 1 điều 98 Luật phá sản 2014 quy định, những cá nhân, tổ chức sau có quyền yêu cầu thủ tục phá sản một ngân hàng bao gồm:

– “Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán”  1.

Ngoài ra, “tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó”  2

Khi ngân hàng phá sản, người dân có nhận lại được tiền gửi không?

Thông thường, khi ngân hàng phá sản thì có thể khách hàng sẽ không thể nhận lại được 100% số tiền mà mình đã gửi vào ngân hàng đó, mà thay vào đó người gửi tiền sẽ nhận lại được một khoản đền bù từ khoản bảo hiểm tiền gửi mà ngân hàng đó đã tham.

Tại điều 3 Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg quy định: “Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (bảy mươi lăm triệu đồng)” 3.

Hiện nay, không chỉ riêng Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) nếu phá sản, hay bất kỳ ngân hàng lớn nhỏ nào khi rơi vào tình trạng phá sản đều ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người dân, khách hàng khi gửi tiền ở ngân hàng đó. Do vậy, trước nguy cơ một ngân hàng có dấu hiệu bị phá sản thì Nhà nước sẽ có những văn bản quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

3.9/5 - (23 bình chọn)

Bài nổi bật

Nhân chứng kể lại vụ giẫm đạp lễ hội halloween Hàn Quốc

Nhân chứng vụ giẫm đạp halloween Hàn Quốc: 살려주세요 경

Con số thương vong trong vụ thảm kịch giẫm đạp halloween Hàn Quốc tính đến …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *