Những loại giấy tờ sẽ được tích hợp trên CCCD 12 số gắn chip là những loại giấy tờ nào? Tích hợp căn cước công dân ở đâu? Căn cước gắn chíp thay thế những giấy từ gì?
Tích hợp giấy tờ tùy thân vào căn cước công dân gắn chip là việc rất cần thiết, việc tích hợp giấy tờ tùy thân vào CCCD gắn chip sẽ giúp cho cơ quan chức năng dễ dàng quản lý trong lĩnh vực hành chính hơn, đồng thời cũng giúp cho người dân thuận tiện hơn trong các giao dịch được bảo mật và gọn nhẹ hơn.
👉 Tìm nội dung ở đây
1. Những loại giấy tờ sẽ được tích hợp trên CCCD 12 số gắn chip
Những loại giấy tờ có thể sẽ được tích hợp trên CCCD gắn chip bao gồm: Chứng minh nhân dân cũ 9 số, hộ chiếu (trường hợp có hiệp ước), thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, giấy tờ người mất năng lực hành vi dân sự, thẻ ATM ngân hàng, và nhiều loại giấy tờ tùy thân khác có liên quan.
Hiện nay, chưa rõ chính xác CCCD sẽ được tích hợp những loại giấy tờ nào, tuy nhiên trong tương lai, CCCD có thể được tích hợp những loại giấy tờ tùy thân và mã vạch trong các giao dịch nếu còn giá trị sử dụng.
CCCD gắn chip 12 số thay thế chứng minh thư 9 số
Sau khi đã được cấp căn cước công dân 12 số gắn chip thì chứng minh nhân dân cũ 9 số sẽ bị cắt góc, lúc này chứng minh thư cũ đã bị cắt góc và sẽ hết giá trị sử dụng, tuy nhiên CMND bị cắt góc vẫn được sử dụng như là một phương tiện để đối chiếu thông tin của công dân.
CCCD sẽ được tích hợp hộ chiếu (tùy trường hợp)
ộ chiếu sẽ được tích hợp vào CCCD gắn chip trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Như vậy, trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp ước với nước nào đó về vấn đề thay thế hộ chiếu bằng CCCD thì công dân Việt Nam sẽ được sử dụng CCCD như là hộ chiếu và ngược lại.
CCCD sẽ được tích hợp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
Hiện tại chưa rõ thông tin chính xác về việc thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội sẽ được tích hợp vào căn cước công dân gắn chip, tuy nhiên do ưu điểm của CCCD gắn chip có lưu lượng lưu trữ lớn, cho nên tương lai có thể thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội sẽ được tích hợp vào căn cước công dân gắn chip nhằm thuận tiện cho công dân khi tham gia các giao dịch.
CCCD gắn chip có thể sẽ được tích hợp bằng lái xe
Hiện nay trên thế giới rất nhiều quốc gia đã tích hợp bằng lái xe vào căn cước công dân, Việt Nam trong tương lai cũng sẽ tích hợp 2 loại giấy tờ này vào một để giúp dễ dàng quản lý và công dân cũng thuận tiện hơn khi tham gia giao thông.
Bằng lái xe là một loại giấy tờ đi đường vô cùng cần thiết đối với công dân khi tham gia giao thông, việc tích hợp giấy phép lái xe vào thẻ căn cước công dân có thể sẽ được cơ quan chức năng tiến hành nhằm tinh gọn các loại giấy tờ, giúp công dân đi đường thuận tiện hơn.
CCCD sẽ được tích hợp thẻ ATM ngân hàng
Tương tự như bằng lái xe, thẻ ATM cũng sẽ được tích hợp vào căn cước công dân gắn chip với tính năng nhận diện khuôn mặt và vân tay thông qua chip gắn trên thẻ, điều này cũng giúp cho việc giao dịch rút tiền tại các trụ ATM được bảo mật và an toàn hơn.
Hiện nay, một số ngân hàng đã thử nghiệm tính năng rút tiền tại trụ ATM bằng CCCD gắn chip, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách rút tiền bằng CCCD tại trụ ATM để tìm hiểu cụ thể hơn.
CCCD sẽ được tích hợp thông tin người mất năng lực hành vi dân sự
Trong tương lai, có thể CCCD sẽ được tích hợp thêm giấy tờ chứng minh một người mất năng lực hành vi dân sự, điều này giúp cho những người mất năng lực hành vi dân sự dễ dàng hơn trong các giao dịch dân sự và các thủ tục hành chính khác.
Giấy tờ chứng minh một người mất năng lực hành vi dân sự có thể được tích hợp trong CCCD gắn chip và được kiểm tra bằng mã vạch trên căn cước công dân, thông qua đó cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể kiểm tra tình trạng năng lực hành vi dân sự của một cá nhân vô cùng dễ dàng.
Như vậy, trên đây là những loại giấy tờ sẽ được tích hợp trên CCCD 12 số gắn chip, những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hiện tại chưa rõ thông tin chính xác CCCD sẽ được tích hợp những loại giấy tờ nào, tuy nhiên những loại giấy tờ nêu trên có thể sẽ được tích hợp trong tương lai gần.
2. Căn cước gắn chíp thay thế những giấy tờ gì?
Hiện nay, căn cước công dân gắn chíp 12 số được thay thế cho các loại giấy tờ như: Căn cước công dân 12 số cũ chưa được gắn chip, thay thế cho chứng minh nhân dân cũ 9 số, và CCCD gắn chip thay thế cho hộ chiếu (trong trường hợp Việt Nam có ký kết hiệp ước với nước tiếp nhận).
Thay thế nghĩa là gì? Thay thế nghĩa là 2 loại giấy tờ đó có giá trị tương đương, mỗi khi tham gia vào các giao dịch và các thủ tục hành chính, người dân chỉ cần xuất trình 1 trong 2 loại giấy tờ đó là sẽ được chấp nhận.
– Căn cước công dân gắn chip thay thế cho CMND cũ 9 số
Theo quy định tại khoản 1 điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
“Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.
Như vậy, căn cước công dân gắn chip sẽ thay thế cho chứng minh thư cũ 9 số và có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam
– Căn cước công dân gắn chip thay thế cho hộ chiếu
Theo quy định tại khoản 2 điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
“Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau”.
Như vậy, trong trường hợp Việt Nam và quốc gia khác có ký kết hiệp ước quy định việc thay thế hộ chiếu bằng căn cước công dân gắn chip thì công dân giữa 2 nước sẽ được sử dụng song song 2 loại giấy tờ này, có giá trị như nhau, chỉ cần xuất trình một trong 2 loại giấy tờ này sẽ được cơ quan chức năng chấp nhận.
3. Tích hợp căn cước công dân ở đâu?
Nếu muốn tích hợp các loại giấy tờ khác vào căn cước công dân 12 số gắn chip, các bạn mang CCCD đến cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ cần tích hợp; hoặc công dân mang theo các loại giấy tờ cần tích hợp đến cơ quan chức năng cấp CCCD để được hỗ trợ tích hợp.
Hiện tại, chưa có bất kỳ một thông tin gì về việc tích hợp giấy tờ tùy thân vào căn cước công dân, tuy nhiên trong tương lai nếu được tích hợp thì sẽ có 2 trường hợp, hoặc là bạn mang giấy tờ tùy thân đến cơ quan chức năng để tích hợp, hoặc cơ quan chức năng sẽ tự tích hợp cho công dân.
– Trường hợp 1: Mang giấy tờ tùy thân đến cơ quan chức năng để được tích hợp
Trường hợp này, công dân sẽ phải mang tất cả những loại giấy tờ được hỗ trợ tích hợp vào căn cước công dân gắn chip đến cơ quan chức năng có thẩm quyền đê được hỗ trợ.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tích hợp bằng lái xe vào thẻ căn cước công dân thì bạn sẽ phải mang bằng lái xe và căn cước công dân đến cơ quan cấp bằng lái xe hoặc đến cơ quan cấp căn cước công dân để được hỗ trợ tích hợp.
Tương tự, nếu muốn tích hợp thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội vào thẻ căn cước công dân gắn chip thì bạn cũng phải mang cả bảo hiểm y tế và căn cước công dân đến cơ quan cấp bảo hiểm y tế hoặc đến nơi đã cấp CCCD gắn chip.
– Trường hợp 2: Cơ quan chức năng sẽ tự tích hợp giấy tờ tùy thân vào CCCD
Trong trường hợp này, bạn sẽ không cần phải làm gì, các cơ quan chức năng sẽ tự động liên hệ với nhau thông qua hệ thống quản lý và sẽ tự động tích hợp các loại giấy tờ được hỗ trợ vào căn cước công dân cho bạn.
Tuy nhiên, để được tích hợp các loại giấy tờ tùy thân khác vào căn cước công dân gắn chip thì các loại giấy tờ đó phải còn giá trị sử dụng, được lưu trữ tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Lưu ý: Hiện tại chưa rõ những loại giấy tờ sẽ được tích hợp trên CCCD 12 số gắn chip là những loại giấy tờ nào, tích hợp căn cước công dân ở đâu, phương thức tích hợp thuộc trường hợp 1 hay trường hợp 2, phải chờ đến khi có thông báo, nghị định hướng dẫn và các văn bản pháp luật có liên quan thì mới có thể xác định được.
4. Căn cước công dân gắn chip có những thông tin gì?
Theo quy định tại khoản 1 điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 quy định, căn cước công dân sẽ bao gồm các thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, công việc, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, và các thông tin liên quan khác.
Tại khoản 1 điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
“Điều 9. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Tôn giáo;
h) Quốc tịch;
i) Tình trạng hôn nhân;
k) Nơi thường trú;
l) Nơi ở hiện tại;
m) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
n) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
o) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;
p) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
2. Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.
Trường hợp thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân”.
Tin tức khác:
– Chứng minh nhân dân cũ 9 số bị cắt góc có sử dụng được không?
– Thay đổi thẻ căn cước công dân có ảnh hưởng đến thẻ ngân hàng?