Home / ⚖ Pháp luật / Cá nhân có được kêu gọi từ thiện không? Điều kiện, quy định cụ thể?

Cá nhân có được kêu gọi từ thiện không? Điều kiện, quy định cụ thể?

Cá nhân có được kêu gọi từ thiện không? Để một cá nhân thực hiện kêu gọi quyên góp tiền từ thiện thì cần có những điều kiện gì? Dưới đây là quy định cá nhân kêu gọi từ thiện mới nhất áp dụng cho tất cả các tổ chức và cá nhân khi muốn kêu gọi từ thiện khi có dịch bệnh, sự cố thiên tai, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo,…

1. Cá nhân có được kêu gọi từ thiện không?

Cá nhân được phép kêu gọi quyên góp tiền từ thiện nhưng phải thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, mở tài khoản ngân hàng riêng cho việc từ thiện, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính hợp lý và phải sao kê khi có yêu cầu.

Một điểm mới trong nghị định số 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu cá nhân khi thực hiện kêu gọi từ thiện phải cung cấp thông tin (sao kê, trích lục,…) khi có yêu cầu của cơ chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 4 điều 19 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể như sau:

“Điều 19. Quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện

4. Cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi kêu gọi và làm từ thiện được quy định tại khoản 5 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

– Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện.

– Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

2. Điều kiện để cá nhân kêu gọi từ thiện hợp pháp

Điều kiện để cá nhân có thể kêu gọi từ thiện là cá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự và chỉ được kêu gọi, vận động, tiếp nhận, chỉ được phân phối tiền từ thiện đã kêu gọi được cho mục đích khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Căn cứ quy định tại điểm h khoản 1 điều 2 Nghị định của Chính chủ số 93/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:

h) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”.

Như vậy, cá nhân khi muốn kêu gọi từ thiện phải đáp ứng được điều kiện có có đủ năng lực hành vi dân sự và chỉ được sử dụng tiền, vật chất đã kêu gọi và quyên góp được vào mục đích khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

– Dịch bệnh bao gồm những gì?

1. Dịch bệnh bao gồm: Các bệnh truyền nhiễm ở người quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; dịch bệnh động vật quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật thú y năm 2015 và dịch hại thực vật được công bố dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013.

– Thiên tai bao gồm những gì?

Căn cứ pháp lý tại khoản 1 điều 3 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP quy định về dịch bệnh bao gồm:

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

“Tình huống sự cố, thiên tai cơ bản là các tình huống do thiên tai hoặc con người gây ra dẫn đến sự cố, tai nạn có nguy cơ đe dọa hoặc gây hậu quả tổn thất về người, phương tiện, tài sản, vật chất và gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường cần thiết phải có các biện pháp kịp thời, thích hợp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất. Bao gồm:

a) Tai nạn tàu, thuyền trên biển;

b) Sự cố tràn dầu;

c) Sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí;

d) Sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư;

đ) Sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản;

e) Sự cố rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc và môi trường;

g) Sự cố động đất, sóng thần;

h) Tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng;

i) Tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

k) Sự cố vỡ đê, hồ đập và xả lũ;

l) Sự cố cháy rừng;

m) Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các sự cố khác do thiên tai gây ra”.

– Bệnh hiểm nghèo là những bệnh gì?

Bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo là bệnh nhân bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh hiểm nghèo do Bộ Y tế quy định.

3. Quy định cá nhân kêu gọi từ thiện mới nhất

Nghị định số 93/2021/NĐ-CP quy định cá nhân khi kêu gọi từ thiện phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự, phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin, phải mở tài khoản ngân hàng riêng, phải thông báo đến UBND nơi nhận từ thiện, và phải công khai tài chính (sao kê) khi có yêu cầu.

Đó là những quy định cơ bản áp dụng đối với cá nhân khi muốn thực hiện việc kêu gọi từ thiện. Dưới đây là nội dung chi tiết về những quy định này.

– Trách nhiệm thông báo công khai

Nội dung thông báo công khai khi kêu gọi từ thiện như sau:

+ Mục đích của việc kêu gọi tiền là gì?

+ Phạm vi từ thiện trong lãnh thổ/địa phương nào?

+ Phương thức hỗ trợ cụ thể như thế nào? Hình thức vận động cụ thể

+ Nếu kêu gọi quyên góp từ thiện bằng tiền thì phải thông báo công khai số tài khoản riêng biệt, nếu kêu gọi quyên góp từ thiện bằng các vật thì phải thông báo công khai địa điểm tiếp nhận hàng cứu trợ.

+ Thời gian sẽ thực hiện từ thiện là khi nào? Phải thông báo công khai trên phương tiện truyền thông cụ thể và cam kết thực hiện đúng như thông báo.

+ Phải gửi thông báo đó bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân nơi cá nhân cư trú kêu gọi từ thiện.

Căn cứ pháp lý quy định tại khoản 1 điều 17 Nghị định của Chính chủ số 93/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

“Điều 17. Vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện

1. Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm”.

– Phải mở tài khoản riêng cho việc từ thiện

Căn cứ pháp lý quy định tại khoản 2 điều 17 Nghị định của Chính chủ số 93/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

+ Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện,

+ Bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận;

+ Phải có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

+ Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết

+ Cá nhân kêu gọi làm từ thiện phải có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

– Phải thông báo với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ từ thiện

“Điều 18. Phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện

1. Căn cứ nguồn đóng góp tự nguyện của từng cuộc vận động, tiếp nhận, cá nhân có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo phân cấp; trường hợp cần thiết, liên hệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể) chậm nhất để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết tại khoản 1 Điều 17 và quy định tại Nghị định này, kể cả đối với những khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có).

2. Chậm nhất trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ chủ trì, phối hợp với Ban Vận động cùng cấp (nếu có) hướng dẫn cá nhân về phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện và tạo điều kiện, đảm bảo an toàn cho hoạt động hỗ trợ; cử lực lượng phối hợp tham gia phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi cần thiết hoặc theo đề nghị của cá nhân.

3. Khuyến khích cá nhân chi từ nguồn đóng góp tự nguyện theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này, trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp.

4. Cá nhân vận động có trách nhiệm thống nhất với tổ chức, cá nhân đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện còn dư hoặc chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để thực hiện các chính sách an sinh xã hội bảo đảm phù hợp với mục tiêu đã cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp. Việc tiếp tục phân phối, sử dụng để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định này”.

– Phải minh bạch, công khai (sao kê) tiền quyên góp từ thiện

“Điều 19. Quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện

1. Chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.

2. Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố không tổng hợp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp hỗ trợ sửa chữa, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, mua sắm trang thiết bị, các tổ chức, cơ quan, đơn vị tiếp nhận, phân phối, sử dụng thực hiện quản lý tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này; trường hợp hỗ trợ tài sản cụ thể là công trình hạ tầng thiết yếu, trang thiết bị từ nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để hỗ trợ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện tiếp nhận, xác định giá trị và quản lý tài sản theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định này.

3. Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có), thực hiện công khai theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày. Thời điểm công khai thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này.

4. Cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, trên đây là các vấn đề liên quan đến câu hỏi Cá nhân có được kêu gọi từ thiện không? Điều kiện để cá nhân kêu gọi từ thiện là gì? Quy định cá nhân kêu gọi từ thiện mới nhất có giá trị sử dụng hiện hành, hy vọng các cá nhân khi muốn kêu gọi từ thiện có thể lên kế hoạch và thực hiện theo tinh thần tương thân tương ái và đúng quy định của pháp luật, chúc các bạn thành công!

👉 Tìm hiểu thêm:

Hành vi ăn chặn tiền từ thiện bị xử lý như thế nào?

Nếu nghệ sĩ thắng kiện thì bà Phương Hằng bị xử lý như thế nào?

5/5 - (4 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *