Home / 📶 Công nghệ / Những thú vị ngày Ngưu Lang Chức Nữ (Ông Ngâu Bà Ngâu)

Những thú vị ngày Ngưu Lang Chức Nữ (Ông Ngâu Bà Ngâu)

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ là gì? Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ở đầu? Về nhà tránh làm những việc gì trong ngày Ngưu Lang Chức Nữ? Tại sao giới trẻ hay ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch? Ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch có người yêu không? Có thoát ế không? Hãy cùng khám phá những điều thú vị xung quanh về ngày Ông Ngâu Bà Ngâu dưới đây.

1. Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ là gì?

Ngưu Lang Chức Nữ (ngày 7/7 âm lịch hàng năm, tên gọi khác là lễ thất tịch), là câu chuyện cổ tích của Trung Quốc. Theo câu truyện, Ngưu Lang và Chức Nữ vượt cầu Ô Thước để gặp lại nhau, khi tiễn biệt, hai người khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần gian, hóa thành cơn mưa ngâu.

Ngày Thất tịch là ngày gì?

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ này có tên gọi khác theo tiếng Việt là ngày Ông Ngâu Bà Ngâu, câu truyện có liên quan đến các sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng 7 âm lịch ở Việt Nam, ở Trung Quốc họ gọi là lễ Thất tịch.

– Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau lần đầu ở đâu? Theo phiên bản Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau ở một cái hồ, nơi mà Chức Nữ cùng với 6 nàng tiên khác đang tắm, lúc này Ngưu Lang đã ăn cắp quần áo của các tiên nữ, Chức Nữ đã đến  để lấy lại quần áo của mình, và họ đã gặp nhau tại đây.

– Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ở cầu gì? Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ở cầu Ô Thước do chính đàn quạ sắp đầu lại mà thành. Dân gian có câu: “Tháng 7 mưa ngâu, bắc cầu Ô Thước” ý chỉ truyền thuyết về Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau tại cây cầu này.

2. Ý nghĩa câu truyện Ngưu Lang Chức Nữ (ông Ngâu bà Ngâu)

Vào ngày này những cặp đôi yêu nhau thường đến chùa và làm lễ, cầu mong cho tình duyên được son sắt.Vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm nếu trời không mưa, những cặp đôi thường ngắm sao Ngưu Lang-Chức Nữ và thề hẹn.

Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng và người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang-Chức Nữ trong đêm 7/7 âm lịch thì sẽ mãi ở bên nhau.

Tại Trung Quốc, ngày này được gọi là Lễ hội Qixi, Nhật Bản có Tanabata, Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc thì khi du nhập vào Việt Nam nó thành Ngày Thất tịch.

Cũng giống như ngày lễ Valentine của Phương Tây, Ngày thất tịch cũng là ngày dành cho những người yêu nhau. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là nhiều lễ hội mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn.

Ngày này tại Việt Nam, ngày Ngưu Lang Chức Nữ được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”.

3. Tóm tắt truyện Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản tiếng Việt

“Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải.

Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên gia ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào Thất tịch – ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.

Truyền thuyết 1 ngày trên trời bằng 1 năm dưới đất, nên thực tế ở trên trời ngày nào Ngưu Lang và Chức Nữ cũng gặp nhau. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.

Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được mời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong.

Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh.

Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.

Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau. Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ được sống bên nhau.

Có lẽ do tích này mà vùng Bình Định (miền Trung Việt Nam) có từ “quạ làm xâu” nói về những con quạ vắng đi đâu một thời gian rồi trở về với cái đầu trọc lóc trong rất khôi hài. Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra”1.

4. Tóm tắt truyện Ngưu Lang Chức Nữ bằng tiếng Trung Quốc

4.1. Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản tiếng Trung Quốc

“牛郎是一个普通的牧牛人,而知女是一个仙女,他的工作是在天空中织出彩云。

一位名叫牛郎的年轻牧牛人看到了7个美丽的仙女在湖中沐浴,互相嬉戏。在他淘气的伙伴一头公牛的鼓励下,他偷走了他们的衣服,等着看会发生什么。

仙女们派出最年轻最漂亮的妹妹知女去取回她的衣服。听到姐妹们的建议,她只好顺从,但正因如此,牛郎看到了知奴的肉身,只好接受了他的建议(就像封建主义一样。男女纵容”)。

原来,她是好妻子,牛郎是好丈夫,他们幸福地生活在一起。但天后发现一个普通人(牛郎饰)竟敢嫁给一个美丽的仙女,她生气了。

天后拔出知女的发簪,在天上划出一条宽阔的河流,将这对恋人永远分开(因此,干河被创造出来,实际上看到了牛郎和知女的星星躺在天上。在天的两边。银河系)。

从此楚奴只得坐在河岸上织忧愁,而牧牛郎(牛郎饰)只能远远看着自己的妻子,负责抚养两个孩子(旁边的两颗星星是天鹰座-β和-γ。

但有一天,所有的乌鸦都为他们感到难过,它们飞上天空,在天鹅星座的天津四上架起了一座“O Kieu”桥,让这对夫妇可以相会一晚。农历七月。

然而,出于对夫妻的怜悯,玉皇每年赦免一次牛郎和知女,与此同时,牛郎发现了“仙花”果实(杭雅曾经吃过的果实)。于是,玉皇大帝和太后赐给牛郎和尼姑的头衔,让他们永远在一起抚养孩子,永不分离。”2

4.2. Bản dịch Ngưu Lang Chức Nữ từ tiếng Trung Quốc

Ngưu Lang là một anh chàng chăn bò bình thường, còn Chức Nữ là một nàng tiên, đảm nhiệm công việc là dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

“Một người chăn bò trẻ tuổi tên là Ngưu Lang nhìn thấy 7 nàng tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và chơi đùa với nhau. Được khuyến khích bởi người bạn đời tinh quái của mình là một con bò đực, anh ta ăn trộm quần áo của họ và chờ xem điều gì sẽ xảy ra.

Các nàng tiên sai người em gái trẻ nhất và xinh đẹp nhất là Chức Nữ để lấy lại quần áo của mình. Nàng Chức Nữ khi nghe lời đề nghị của các chị thì đành nghe lời, nhưng cũng chính vì vậy mà Ngưu Lang nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ, nên nàng đành chấp nhận lời cầu hôn của chàng (đúng như phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân”).

Hóa ra cô ấy là một người vợ tốt và người chăn bò là một người chồng tốt, và họ sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng Thiên Hậu nhận ra rằng, một người bình thường (tức Ngưu Lang) dám kết hôn với một nàng tiên xinh đẹp, và bà đã nổi giận.

Thiên Hậu rút chiếc kẹp tóc của Chức Nữ ra và vẽ một dòng sông rộng trên bầu trời để chia cắt đôi tình nhân mãi mãi (Từ đó tạo ra sông Ngân và trên thực tế người ta nhìn thấy các sao Ngưu Lang và Chức Nữ nằm ở hai bên của dải Ngân Hà).

Kể từ đó, Chức Nữ phải ngồi bên bờ sông mà dệt vải buồn bã, còn anh chàng chăn bò (tức Ngưu Lang) chỉ biết nhìn vợ từ xa và có trách nhiệm nuôi hai đứa con (hai ngôi sao bên cạnh là Aquila -β và -γ.

Nhưng đến một ngày, cả bầy quạ cảm thấy thương hại họ, chúng bay lên trời để xây một cây cầu “Ô Kiều” phía trên phía trên sao Deneb trong chòm sao Cygnus để hai vợ chồng có thể gặp nhau vào một đêm, là đêm ngày 7 tháng 7 âm lịch.

Tuy nhiên, vì thương xót vợ chồng, Ngọc Hoàng đã ân xá cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm gặp nhau một lần, đồng thời, Ngưu Lang đã phát hiện ra quả “Hoa Tiên” (là quả mà Hằng Nga đã từng ăn). Nên Ngọc Hoàng cùng với Vương Mẫu đã cho Ngưu Lang và chức Nữ cùng ở bên nhau nuôi con mãi mãi không bao giờ chia lìa.

Dân gian có câu: “Tháng 7 mưa ngâu, bắc cầu ô thước” ý chỉ truyền thuyết về Ngưu Lang – Chức Nữ. Tương truyền, vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ vượt cầu Ô Thước để gặp lại nhau. Trong giây phút tiễn biệt, hai người khóc sướt mướt, luyến tiếc người yêu. Nước mắt của họ rơi xuống trần gian, hóa thành cơn mưa ngâu” 3.

5. Ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch có thoát ế?

5.1. Tại sao giới trẻ hay ăn chè đậu đỏ trong ngày thất tịch?

Lễ Thất tịch mùng 7/7 Âm lịch hàng năm gắn liền với sự tích về mối tình đau khổ của Ngưu Lang và Chức Nữ. Vào ngày này, ngoài việc trời thường có mưa ngâu, dân gian còn lưu truyền thói quen ăn chè đậu đỏ.

Nhiều quốc gia quan niệm, đậu đỏ là loại thực phẩm mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.

Ngoài ra, theo truyền thuyết, nếu người đang độc thân ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch sẽ nhanh chóng tìm được ý trung nhân. Ngược lại, những người đã có đôi ăn đậu đỏ vào ngày này, tình yêu sẽ bền chặt, bên nhau cả đời.

Thế nên, vào ngày này, món chè đậu đỏ đặc biệt được người đang cô đơn, độc thân, thậm chí cả những cặp tình nhân lựa chọn làm món ăn ưa thích.

Đậu đỏ không chỉ bổ dưỡng mà còn là vật phẩm phong thủy rất hiệu nghiệm. Theo khoa học phong thủy, đậu đỏ có màu đỏ sậm rất đẹp, tượng trưng cho sự may mắn. Đây là màu sắc sẽ giúp gia chủ rước thêm tài lộc vào nhà, đẩy lui đi mọi điều xui xẻo, buồn phiền.

Không chỉ vậy, vận mệnh của người giữ hạt đậu đỏ sẽ đi lên theo hướng tích cực, tình duyên tấn tới, mọi việc thuận buồm xuôi gió vì đậu đỏ sẽ giúp “hóa hung thành cát”… Tuy vậy, chuyên gia này cũng lưu ý rằng, dẫu ý nghĩa tượng trưng của đậu đỏ trong phong thủy là giúp gia chủ hóa hung thành cát nhưng để sử dụng cho đúng và có hiệu quả lại là một vấn đề lớn.

Bởi, ngoài yếu tố bản thân cần nỗ lực cố gắng còn do mệnh số, điều kiện hoàn cảnh của từng người chứ không phải cứ sử dụng hạt đậu đỏ, ăn chè đậu đỏ là sẽ đạt được điều mong muốn.

Hiện nay, nhiều bạn trẻ không còn quá tin vào truyền thuyết ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch sẽ giúp “thoát ế”. Tuy nhiên, giới trẻ vẫn hưởng ứng thói quen ăn chè đậu đỏ vào ngày này như một cách lưu truyền nét đẹp văn hóa.

Vì thế, cứ gần đến ngày 7/7 Âm lịch, thanh niên độc thân thường rủ nhau ăn chè đậu đỏ hoặc chia sẻ công thức chế biến món ăn từ loại đậu có màu đỏ đậm này” 4.

5.2. Ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch có thoát ế?

Thực ra ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch có thể giúp bạn đó người yêu đó. Khoan nói mình nói “xạo” nha, để mình phân tích.

– “Đậu đỏ là một loại đậu rất giàu dinh dưỡng, thanh nhiệt lợi tiểu. Hơn nữa trong đậu đỏ cò có chứa nhiều loại vitamin như A, E, C,… giúp da sáng mịn, dáng thon nên việc ăn chè đậu đỏ cũng tăng khả năng “cưa đổ” crush của bạn cao hơn đó

– Hãy thử rủ đối phương đi ăn chè đậu đỏ hoặc là những món ăn từ đậu đỏ khác vào ngày lễ Thất Tịch cũng giúp bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với “ấy” hơn, biết đâu 2 bạn lại tìm gì được điểm gì chung trong buổi đi chơi này đúng không nào?

Nói cho vui vậy thôi chứ ăn chè đậu đỏ thì chỉ ngon và bổ thôi chứ không giúp bạn có người yêu đâu nha. Thích ai thì cứ mạnh dạn mà tiến tới chứ đừng trông mong vào bát chè đậu đỏ làm gì nè. Hãy cố lên nào!” 5

6. Những điều nên làm và nên tránh trong ngày Thất tịch (Ngưu Lang Chức Nữ)

6.1. Những điều tránh làm ngày Thất tịch (Ngưu Lang Chức Nữ)

– Tránh chia tay vào ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Dân gian cho rằng ngày 7/7 âm lịch là ngày cực âm, tháng cực âm. Chia tay vào ngày Thất Tịch thì tương lai không hạnh phúc, không được Ngưu Lang Chức Nữ chúc phúc, đường tình duyên từ đó mà càng thêm lận đận vê sau này.

– Tránh mặc quần áo có vết rách vào ngày Thất Tịch

Tương truyền, công việc của Chức Nữ là dệt vải. Nếu như quần áo có vết rách nghĩa là chuyện tình cảm xuất hiện điều thiết sót, có thể xảy ra rạn nứt, khó hàn gắn. Do vậy, trong ngày Ngưu Lang Chức Nữ, các bạn chưa lập gia đình và cả những cặp vợ chồng đã lập gia đình cũng nên tránh mặc quần áo rách vào ngày này.

– Kiêng ăn thịt bò vào ngày Thất Tịch

Theo truyền thuyết, công việc của Ngưu Lang là chăn bò. Vì vậy, vào ngày 7/7 âm lịch, người ta kiêng kỵ tránh ăn thịt bò để tránh làm phật lòng Ngưu lang khiến các cặp đôi xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.

– Tránh việc la mắng, dịch chuyển giường trẻ con

Theo quan niệm dân gian, mỗi em bé đều có các Sàng Mụ (hay gọi là bà Mụ) bảo vệ. La mắng trẻ chính là chọc giận họ, làm giảm phước lành của bé.

Người ta cũng kiêng dịch chuyển giường của trẻ nhỏ vào ngày 7/7 âm lịch vì cho rằng nó làm kinh động đến các bà Mụ, khiến phước lành của trẻ bị suy giảm.

6.2. Điều nên làm trong ngày Ngưu Lang Chức Nữ

– Đi lễ chùa cầu bình an, cầu duyên

Trong tháng 7 âm lịch, nhiều người có thói quen đi chùa cầu bình an. Điều này giúp tâm tịnh, thoải mái. Các cặp đôi có thể cầu nguyện cho tình cảm bền chặt, cuộc sống an yên. Người độc thân có thể cầu duyên, mong sớm gặp được nửa kia.

– Nói lời yêu thương với nhau

Vào ngày Thất Tịch, thay vì trách móc, dỗi hơn, hãy trao những lời nói ngọt ngào, yêu thương, trân trọng lẫn nhau.

Con người chúng ta thường rất thích nghe những lời khen ngợi, yêu thương. Nhưng việc nói lời yêu thương đôi khi chẳng dễ dàng. Con người ta chỉ tiếc nuối khi không còn cơ hội bày tỏ lời yêu, do vậy hãy nói với nhau những lời yêu thương không chỉ trong ngày Thất Tịch (ngày Ngưu Lang Chức Nữ), mà hãy nói với nhau những lời yêu thường hàng ngày.

– Làm việc thiện trong ngày Thất tịch

Trong quan niệm dân gian, ngày 7/7 âm lịch nói riêng, tháng 7 âm lịch nói chung là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt. Để gặp may mắn, bình an trong thời gian này, mọi người nên làm nhiều việc thiện, tích đức để may mắn, bình an đến với gia đình.

Người xưa có câu “Cứu người lúc nguy cấp đường cùng, công đức rất lớn’. Bởi vậy khi gặp người bị nạn, gặp khó khăn, rơi đồ xuống đường, nên đến giúp đỡ, nếu ta bỏ đi thì ắt về sau sẽ gặp quả báo. Do vậy, không chỉ làm việc thiện trong ngày này, mà hãy luôn luôn làm việc thiện mọi lúc mọi nơi, phúc đức sẽ đến với bạn bất ngờ.

* Thông tin về tránh Ngưu Lang Chức Nữ chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

5/5 - (3 bình chọn)

Bài nổi bật

Cách xóa biểu tượng cảm xúc trên Zalo trên máy tính

Cách thu hồi cảm xúc trên tin nhắn Zalo khi lỡ lỡ thả tim, like

Lỡ thả tim trên Zalo thì phải làm sao? Thu hồi thả tim trên tin …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *