Home / ⚖ Pháp luật / Tại sao không khởi tố vụ án Nguyễn Phương Hằng tố cáo Võ Hoàng Yên?

Tại sao không khởi tố vụ án Nguyễn Phương Hằng tố cáo Võ Hoàng Yên?

Tại sao không khởi tố Võ Hoàng Yên? tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo đơn tố giác của bà Nguyễn Phương Hằng? Trước đó, Công an TP Hồ Chí Minh tiếp nhận đơn tố giác tội phạm do bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971; cư trú phường Bến Nghé, quận 1; Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) tố giác ông Võ Hoàng Yên (SN 1975; cư trú huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tại sao không khởi tố Võ Hoàng Yên theo đơn tố giác của bà Nguyễn Phương Hằng?

Quá trình điều tra, Công an TPHCM xác định bà Nguyễn Phương Hằng đã tự nguyện đưa cho ông Võ Hoàng Yên số tiền hơn 183 tỷ đồng để trả nợ, xây dựng, sửa chữa chùa và làm từ thiện, trong việc này không có dấu hiệu của tội phạm, do vậy 3/12/2021 Công an TPHCM ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với ông Võ Hoàng Yên.

Trước đó, Công an TPHCM tiếp nhận đơn tố cáo của của bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, ngụ quận 1, TP.HCM) tố giác ông Võ Hoàng Yên (hay còn gọi là “thần y” Võ Hoàng Yên, SN 1975, ngụ tỉnh Bình Thuận) cùng đồng bọn có hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tại sao không khởi tố Võ Hoàng Yên theo đơn tố giác của bà Nguyễn Phương Hằng?

(Tại sao không khởi tố Võ Hoàng Yên theo đơn tố giác của bà Nguyễn Phương Hằng? Theo Cơ quan điều tra, quá trình thụ lý và giải quyết tin tố giác không có dấu hiệu của tội phạm)

Theo nội dung đơn tố giác của bà Nguyễn Phương Hằng: Trong thời gian quen biết, ông Võ Hoàng Yên giới thiệu mình là lương y đang hoạt động khám chữa bệnh. Biết ông Võ Hoàng Yên đang cần tiền để xây dựng, sửa chữa chùa và làm từ thiện nên bà Nguyễn Phương Hằng đã tự nguyện cho Yên số tiền hơn 183 tỷ đồng để ông Yên xây dựng, sửa chữa chùa và làm từ thiện

Trong tổng số tiền hơn 183 tỷ đồng đó, có 60 tỷ đồng tiền mặt để ông Võ Hoàng Yên trả nợ và xây dựng, sửa chữa chùa, làm từ thiện. (Khi bà Hằng đưa số tiền này cho ông Yên thì không có giấy tờ xác nhận, và cũng không có người chứng kiến hay làm chứng).

Nhưng sau đó, bà Nguyễn Phương Hằng nghi vấn ông Võ Hoàng Yên không minh bạch trong việc làm từ thiện nên đã làm đơn tố cáo ông Võ Hoang Yên có dấu hiệu lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đến cơ quan Công an TPHCM.

Quá trình điều tra đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TPHCM nhận thấy không có căn cứ chứng minh việc ông Võ Hoàng Yên đưa ra thông tin gian dối để bà Hằng tin tưởng mà giao tiền, cũng không có căn cứ chứng minh việc ông Võ Hoàng  Yên sử dụng số tiền vào mục đích bất hợp pháp, gian dối nhằm chiếm đoạt. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM xác định việc bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo ông Võ Hoàng Yên là không có dấu hiệu tội phạm.

Cơ quan điều tra, Công an TPHCM ra quyết định không khởi tố ông Võ Hoàng Yên khi nhận đơn tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng, do quá trình thụ lý, điều tra, xác minh không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, không có dấu hiệu của tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hay “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” như đơn tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng.

Ngày 3/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành Phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với đơn tố giác tội phạm của bà Nguyễn Phương Hằng đối với ông Võ Hoàng Yên.

Đến ngày 10/1/2021, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh đã có kết luận Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh là có căn cứ, đúng pháp luật.

Ngày 16/1, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã thông tin thêm về việc không khởi tố vụ án hình sự đối với đơn tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng tố giác ông Võ Hoàng Yên có hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, Tại sao không khởi tố Võ Hoàng Yên? Nguyên nhân Cơ quan chức năng không khởi tố vụ án hình sự đối với ông Võ Hoàng Yên là bởi vì không có căn cứ hay dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong vụ việc nêu trên.

Thế nào là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích lấy lòng tin của người khác, từ đó mà giao tài sản, sau đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà người khác đã giao cho.

Cụ thể, quá trình lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra theo trình tự sau: Đầu tiên, dùng thủ đoạn gian dối (tạo câu truyện, hoặc sự việc, tình huống để lấy niềm tin của người khác) –> Tiếp theo, nhận tài sản của người khác giao cho có giá trị hơn 2 triệu đồng –> Sau khi nhận tài sản thì thực hiện hành vi chiếm đoạt.

Trường hợp thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới 2 triệu đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự 2015 thì mới bị kết án tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có khung hình phạt thấp nhất là phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (khoản 1 điều 174 BLHS 2015); khung hình phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4 điều 174 BLHS 2015).

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (khoản 5 điều 174 BLHS 2015)

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Khác với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là hành vi nhận tài sản của người khác trước một cách hợp pháp có giá trị trên 4 triệu đồng, sau đó mới thực hiện hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác sau.

Cụ thể, quá trình lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện như sau: Đầu tiên, nhận tài sản của người khác một cách hợp pháp –> Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác –> Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá trên 4 triệu đồng.

Trường hợp thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự 2015 thì mới bị kết án tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” có khung hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (khoản 1 điều 175 BLHS 2015); khung hình phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm (khoản 4 điều 175 BLHS 2015).

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (khoản 5 điều 175 BLHS 2015).

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *