Home / ⚖ Pháp luật / Thời gian, thủ tục, thẩm quyền giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thời gian, thủ tục, thẩm quyền giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trình tự giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào? Thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao lâu? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận tin tố cáo và giải quyết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Tố giác tội phạm lừa đảo ở đâu để được tiếp nhận, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự? Khi trình báo cơ quan chức năng có thẩm quyền thì nên làm gì tiếp theo để giải quyết vụ việc nhanh nhất? Dưới đây, văn phòng Điều Tra Viên 126 chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một cách cụ thể và chi tiết nhất.

1. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác, giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự là cơ quan điều tra (Cụ thể là cơ quan công an), Viện kiểm sát nhân dân, và một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khác.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ pháp lý về thẩm quyền giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tìa sản được quy định cụ thể tại khoản 3 điều 145 bộ luật hình sự 2015 như sau:

“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục”.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Thẩm quyền của cơ quan điều tra:

+ Tiếp nhận tin tố giác tội phạm, giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm (Khi muốn làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người bị hại (chúng tôi gọi chung là các bạn) có thể tố cáo đến cơ quan điều tra, ở đây là cơ quan công an.

+ Kiến nghị khởi tố vụ án hình sự theo thẩm quyền điều tra của mình (Khi tiếp nhận đơn tố cáo tội phạm nói chung và đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng thì cơ quan điều tra có thể kiến nghị khởi tố vụ án hình sự nếu có các dấu hiệu của tội phạm.

– Thẩm quyền của Viện kiểm sát:

+ Giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm: Khi muốn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì các bạn cũng có thể làm đơn và nộp đến Viện kiểm sát nhân dân để được hướng dẫn xử lý và giải quyết tin báo cụ thể.

+ Kiến nghị khởi tố vụ án hình sự: Trong trường hợp người bị hại đã làm đơn tố giác tội phạm đến cơ quan điều tra mà cơ quan điều tra có vi phạm, không kiểm tra, không xác minh, không kiến nghị khởi tố vụ án hình sự thì Viện kiểm sát cũng có thẩm quyền kiến nghị khởi tố vụ án hình sự để tránh bỏ lọt tội phạm

Đối với trường hợp các bạn nộp đơn tố cáo đến cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà có xảy ra tình trạng vi phạm tương tự như đối với cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát cũng có thẩm quyền kiến nghị khởi tố vụ án hình sự để tránh bỏ lọt tội phạm.

– Thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra:

+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.

+ Tùy thuộc vào từng cơ quan cụ thể mà họ sẽ có thẩm quyền giải quyết trong phạm vi thẩm quyền của họ theo quy định của pháp luật.

👉 Tìm hiểu danh sách các địa chỉ, số điện thoại của những cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự tại TPHCM và Hà Nội để biết thêm thông tin cụ thể.

2. Trình tự tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trình tự giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt cụ thể như sau: Tiếp nhận đơn tố cáo –> Kiểm tra, xác minh thông tin và nội dung đơn tố cáo –> Ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình chỉ giải quyết đơn tố cáo –> Điều tra –> Truy tố –> Xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bước 1: Tiếp nhận đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ pháp lý tại điều 146 Bộ luật hình sự 2015, quy trình tiếp nhận tin tố giác tội phạm cụ thể như sau:

– Đầu tiên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn tố cáo tội phạm (chúng tôi riêng là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong phạm vi chủ đề phân tích) của người tố cáo. Người tố cáo có tố cáo bằng văn bản, lời nói.

+ Trường hợp tố cáo trực tiếp tại trụ sở cơ quan chức năng có thẩm quyền thì họ sẽ lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Trong quá trình tiếp nhận đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan chức năng có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh trong quá trình tiếp nhận tin báo tội phạm.

+ Trường hợp người tố giác tội phạm thông qua hình thức gửi qua đường bưu chính, hoặc tố cáo qua điện thoại, hoặc gửi qua phương tiện thông tin khác,… Thì cơ quan chức năng sẽ ghi vào sổ tiếp nhận.

– Trường hợp tin tố giác tội phạm gửi đến nhưng không đúng thẩm quyền thì họ sẽ có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bước 2: Kiểm tra, xác minh nội dung trong đơn tố cáo

Căn cứ pháp lý tại khoản 1 điều 147 bộ luật hình sự 2015 thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận (nếu đúng thẩm quyền giải quyết của mình) thì phải kiểm tra xác minh thông tin liên quan của đơn tố cáo đó.

Việc kiểm tra và xác minh này nhằm xác định xem đơn tố cáo có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không, kiểm tra xem vụ việc dấu hiệu của tội phạm hay không, nếu như có dấu hiệu của tội phạm thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, nếu như không có dấu hiệu của tội phạm thì cũng đưa ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp tin báo, đơn tố cáo chưa thực sự rõ ràng thì có thể ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tin báo, đơn tố giác tội phạm và chưa kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

Như vậy, giai đoạn kiểm tra và xác minh đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là rất quan trọng, nó là cơ sở để xác định xem trong vụ việc đó có hay không có dấu hiệu của tội phạm, từ đó đưa ra quyết định khởi tố hay không khởi tố, hoặc tạm đình chỉ việc khởi tố lại.

Bước 3: Ra quyết định khởi tố, hoặc không khởi tố

Sau khi kiểm tra và xác minh đơn tố giác nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội danh tương ứng.

Căn cứ theo điều 154 Bộ luật hình sự 2015 thì trong quyết định khởi tố vụ án hình sự có những nội dung sau đây:

– Ghi rõ những căn cứ và dấu hiệu của tội phạm khi khởi tố

– Nêu rõ các điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định trong văn bản tố tụng (xem chi tiết tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật hình sụ 2015), bao gồm:

+ Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;

+ Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;

+ Nội dung của văn bản tố tụng;

+ Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.

– Trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra vụ án.

– Trường hợp cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

– Trường hợp cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

– Trường hợp Tòa án ra quyết đinh khởi tố vụ án hình sự trong phạm vi của mình thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.

Bước 4: Cơ quan công an tiến hành điều tra vụ án

Khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24h cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án hình sự phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để điều tra vụ án.

Trong quá trình điều tra thì cơ quan điều tra có thể thực hiện các biện pháp sau:

– Triệu tập bị can: Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan (Xem chi tiết tại điều 182 BLHS 2015)

– Hỏi cung bị can: Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can (Xem chi tiết tại điều 183 BLHS 2015)

– Triệu tập người làm chứng: Giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan (Xem chi tiết tại điều 185 BLHS 2015)

– Lấy lời khai người làm chứng: Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó (Xem chi tiết tại điều 186 BLHS 2015)

– Khám xét người: Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét. (Xem chi tiết tại điều 194 BLHS 2015)

– Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện: Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong (Xem chi tiết tại điều 195 BLHS 2015)

– Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử: Việc thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện và có thể mời người có chuyên môn liên quan tham gia. Trường hợp không thể thu giữ được thì phải sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng (Xem chi tiết tại điều 196 BLHS 2015)

– Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông: Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành (Xem chi tiết tại điều 197 BLHS 2015)

– Triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự, Đối chất, nhận dạng các đặc điểm, Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét, Khám nghiệm hiện trường, và các biện pháp khác,… Xem chi tiết tại chương XII, XIII, XIV, XV  BLHS 2015

Bước 5: Viện kiểm sát Truy tố tội phạm trước Tòa án

Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý, nếu như đã đầy đủ thì Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án, sau đó tiến hành truy tố bị can ra Tòa án.

– Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng thể hiện đầy đủ các tình tiết của tội phạm, điều khoản trong luật được áp dụng,… Xem chi tiết bản cáo trạng là gì, nội dung và ý nghĩa của nó là gì để biết thêm chi tiết.

+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

+ Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án. (Xem chi tiết tại điều 244 BLHS 2015)

Bước 6: Xét sử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sau khi nhận hồ sơ của Viện kiểm sát gửi sang thì Tòa án sẽ kiểm tra, nếu như còn thiếu chứng cứ hoặc các tài liệu liên quan khác thì trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ xung, nếu đã đầy đủ thì Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử. (Nội dung của quyết định vui lòng tham khảo tại điều 255 BLHS 2015)

– Khi Viện kiểm sát giao bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo (nếu có) sang cho Tòa án –> Tòa án phải kiểm tra và đánh giá, nếu đã đầy đủ thì –> Tòa án tiếp nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án.

Tiếp theo, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục để xét xử vụ án, trong quá trình xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thủ tục lấy lời khai, đối chất, lấy lời khai người làm chứng, lấy lời khai người bị hại,… và các thủ tục liên quan khác, sau đó sẽ tiến hành nghị án –> Tuyên án –> Ra bản án sơ thẩm hoặc quyết định –> Kết thúc phiên tòa.

Trên đây là thủ tục quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản với 6 bước cơ bản, khi người tố cáo đến cơ quan đúng thẩm quyền thì vụ việc sẽ được giải quyết và xử lý nhanh chóng hơn là nộp đơn tố cáo đến cơ quan chức năng sai thẩm quyền.

3. Thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao lâu?

Thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là không quá 20 ngày, trường hợp đơn tố giác có nhiều tình tiết phức tạp thì có thể kéo dài thời gian nhưng không quá 2 tháng, trường hợp hết thời gian mà chưa thể kết luận được thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn một lần nhưng không quá 2 tháng.

Thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao lâu?

Căn cứ pháp lý để xác định thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại các khoản 1 và 2 của điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cụ thể như sau:

“Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh”.

Như vậy, theo quy định tại các khoản 1 và 2 điều 174 Bộ luật hình sự 2015 thì thời hạn để giải quyết tin tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được tin tố giác tội phạm, trường hợp tin tố giác có tính chất phức tạp thì có thể gia hạn thêm thời gian theo quy định của pháp luật.

Trên đây là giải đáp các bạn câu hỏi cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Trình tự thủ tục giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào? Thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bao lâu? Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ một cách cụ thể để thực hiện các thủ tục nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chúc các bạn thành công!

Cảnh giác những hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trên mạng xã hội hiện nay

Cảnh giác những hình thức môi giới chơi chứng khoán quốc tế lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bị lừa đảo qua mạng chuyển tiền Internet Banking có lấy lại được không? Lấy bằng cách nào?

Hướng dẫn thủ tục trình báo công an, cơ quan chức năng khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản

4.8/5 - (10 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

3 Tin tức liên quan:

  1. tôi có nộp đơn tố cáo lừa đảo tại công an thành phố hồ chí minh, đơn của tôi đã được công an hình sự thụ lý nhưng tính tới nay thì hồ sơ tôi gởi đã được 1 năm 6 tháng mà vẫn chưa có câu trả lời. Tôi có gọi điện thoại hỏi cơ quan điều tra thì nói hồ sơ của tôi đã đình chỉ từ tháng 9/2021 và chưa được mở lại. Bên phía anh công an hình sự thụ lý hồ sơ thì nói đang xử lý. Trong thời gian đó, tôi rất khó liên lạc với anh công an hình sự thụ lý hồ sơ.
    1 tháng trước, tôi có nộp thêm đơn đề nghị trả lời hồ sơ của tôi bằng văn bảng hợp pháp. Nhưng tới giờ vẫn im hơi lặng tiếng.
    vậy cho tôi hỏi tôi cần làm gì để có được câu trả lời cho hồ sơ của tôi? Mong nghe được lời khuyên và ý kiến từ quý vị
    xin cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *