Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Lệnh cấm trong chứng khoán là gì? Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử phạt như thế nào? Bị phạt bao nhiêu năm tù giam? Công an điều tra thao túng chứng khoán bằng cách nào? Cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt thao túng giá cổ phiếu bằng biện pháp nào? Tại sao thị trường Việt Nam dễ thao túng? Cách thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam được các tỷ phú thực hiện như thế nào?
👉 Tìm nội dung ở đây
- 1. Thao túng thị trường chứng khoán là gì?
- 2. Lệnh cấm trong chứng khoán là gì?
- 3. Tội thao túng thị trường chứng khoán bị phạt bao năm tù?
- 4. Điều 221 Bộ luật hình sự 2015 quy định mức phạt tội thao túng thị trường chứng khoán
- 5. Công an điều tra thao túng chứng khoán đối với Trịnh Văn Quyết và Trịnh Thị Thúy Nga
- 6. Tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam dễ thao túng?
1. Thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Thao túng thị trường chứng khoán là hình thức sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá; kết hợp tung tin đồn sai sự thật để thao túng giá.
(Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Ảnh minh họa từ vụ việc ông Trị Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC bị bắt vì tội thao túng thị trường chứng khoán)
Tại khoản 2 điều 3 của Nghị định 156/2020 định nghĩa thao túng thị trường chứng khoán cụ thể như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
2. “Thao túng thị trường chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
b) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán” 1.
Đồng thời, khoản 3 điều 12 Luật chứng khoán 2019 quy định hành vi nghiêm cấm về thị trường chứng khoán như sau:
“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
3. Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán” 2
2. Lệnh cấm trong chứng khoán là gì?
Lệnh cấm trong chứng khoán là lệnh cấm nhà đầu tư, cá nhân, tổ chức không được phép thực hiện các lệnh như chào bán – chào mua và một số hoạt động khác trên thị trường chứng khoán, lệnh cấm trong chứng khoán do ủy ban chứng khoán nhà nước đưa ra và buộc các bên bị yêu cầu phải thực hiện.
(Lệnh cấm trong chứng khoán là gì? ảnh minh họa)
Tại Điều 70 Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định các giao dịch bị cấm bao gồm: Giao dịch nội bộ; giao dịch thao túng thị trường chứng khoán; và các giao dịch bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Cụ thể Điều 70 Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 70. Các giao dịch bị cấm
1. Giao dịch nội bộ, bao gồm các hành vi sau:
a) Sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác;
b) Vô tình hay cố ý tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
2. Giao dịch thao túng thị trường chứng khoán, bao gồm các giao dịch sau:
a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
b) Một người hay một nhóm người thông đồng với nhau đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
3. Các giao dịch bị cấm khác:
a) Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót không công bố các thông tin cần thiết về một chứng khoán, gây hiểu nhầm nghiêm trọng sau đó mua hoặc bán chứng khoán đó để kiếm lợi;
b) Công ty chứng khoán thay đổi thứ tự ưu tiên đối với lệnh đặt của khách hàng; lợi dụng việc tiếp cận với thông tin về lệnh đặt của khách hàng khi chưa được nhập vào hệ thống giao dịch để đặt lệnh cho mình hoặc cá nhân, tổ chức khác trên cơ sở dự kiến thông tin trong lệnh giao dịch của khách hàng có khả năng tác động đáng kể đến giá của chứng khoán nhằm kiếm lợi (thu lời hoặc tránh, giảm lỗ) một cách trực tiếp hay gián tiếp từ thay đổi của giá chứng khoán;
c) Chủ sở hữu chứng khoán thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che dấu quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật;
d) Công ty quản lý quỹ thông đồng với công ty chứng khoán thực hiện giao dịch quá mức đối với các chứng khoán trong danh mục đầu tư của một quỹ do công ty quản lý quỹ quản lý, khiến công ty chứng khoán thu lợi từ phí môi giới còn nhà đầu tư của quỹ phải chịu thiệt hại;
đ) Các giao dịch có liên quan tới cá nhân, tổ chức thuộc danh sách cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động tội phạm do Bộ Công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp” 3.
3. Tội thao túng thị trường chứng khoán bị phạt bao năm tù?
Tội thao túng thị trường chứng khoán có thể bị xử phạt hành chính (Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật), hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 2 – 7 năm), ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ xung và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Bị xử phạt hành chính
Cá nhân có hành vi thao túng thị trường chứng khoán sẽ bị phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật, nhưng không thấp hơn 1.500.000.000 đồng (1,5 tỷ đồng)
Tổ chức có hành vi thao túng thị trường chứng khoán sẽ bị phạt tiền 0 lần khoản thu trái pháp luật, nhưng không thấp hơn 3.000.000.000 (3 tỷ đồng)
Tại khoản 30 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP (sửa đổi cho Điều 36 Nghị định 156/2020/NĐ-CP) quy định cụ thể như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:
30. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36 như sau:
“1. Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này để xử phạt.” 4
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tội thao túng thị trường chứng khoán bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 2 – 7 năm, được quy định cụ thể tại điều 211 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Bị áp dụng hình phạt bổ sung
– Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi thao túng thị trường chứng khoán nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
– Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi thao túng thị trường chứng khoán nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự” 5.
Bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
– Cá nhân, tổ chức có hành vi thao túng thị trường chứng khoán sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, bằng cách buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do hành vi thao túng thị trường chứng khoán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật, hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân thì áp dụng mức phạt tiền tối đa này” 6
4. Điều 221 Bộ luật hình sự 2015 quy định mức phạt tội thao túng thị trường chứng khoán
“Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
b) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm” 7
5. Công an điều tra thao túng chứng khoán đối với Trịnh Văn Quyết và Trịnh Thị Thúy Nga
TTO – Cơ quan điều tra khởi tố bà Trịnh Thị Thúy Nga để điều tra hành vi giúp sức cho chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán.
Liên quan đến vụ chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng giá chứng khoán, ngày 5-4, xác nhận với Tuổi Trẻ Online, trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (C01) đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trịnh Thị Thúy Nga.
Theo trung tướng Tô Ân Xô, kết quả điều tra đến nay C01 xác định bị can Nga có vai trò đồng phạm giúp sức chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội “thao túng thị trường chứng khoán”.
Bà Trịnh Thị Thúy Nga là em gái ruột ông Quyết. Thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bà Nga là phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS.
Tính đến nay đã có 2 em gái của ông Quyết bị bắt trong vụ án này. Hôm qua (4-4), bà Trịnh Thị Minh Huế, thành viên Ban kế toán Tập đoàn FLC, em gái ruột ông Quyết, cũng bị khởi tố, bắt tạm giam.
Quyết định trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.
Trước đó, ngày 29-3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết – chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC – để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.
Cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam, đồng thời ra lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết để phục vụ điều tra.
Kết quả điều tra ban đầu đã làm rõ được nhiều sai phạm của ông Quyết liên quan đến việc “thổi giá” cổ phiếu với mục đích thu lời bất chính hàng trăm tỉ đồng.
Hành vi sai phạm thao túng thị trường chứng khoán của bị can Trịnh Văn Quyết được xác định thực hiện từ đầu tháng 12-2021 kéo dài đến phiên giao dịch ngày 10-1-2022 – phiên mà chủ tịch FLC bán chui 74,8 triệu cổ phiếu.
Theo đó, ông Quyết đã vẽ ra một “kịch bản” khá tinh vi, chỉ đạo nhiều người cùng tham gia “thổi giá” cổ phiếu của chính tập đoàn mình nắm giữ lên một mức cao ngất ngưởng để “lùa gà” nhiều nhà đầu tư rồi “úp sọt” bán chui số cổ phiếu ông mua rẻ với mục đích hưởng lợi bất chính.
Bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình và một số người khác điều hành nhân viên Công ty cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty con, sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thực hiện việc “làm giá”. Những cá nhân này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán FLC với tần suất lớn nhằm tạo ra cung cầu giả để đẩy giá lên cao.
Trịnh Văn Quyết cùng những người giúp sức đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, số lượng đặt mua chiếm 12% và số lượng đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường.
Hành vi tạo cung cầu giả của nhóm Trịnh Văn Quyết đã đẩy giá cổ phiếu FLC từ hơn 14.000 đồng/cổ phiếu ngày 1-12-2021 liên tục tăng, thậm chí tăng “trần” nhiều phiên và phiên tăng “trần” cao nhất là 24.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu FLC đã được nhóm của bị can Quyết làm “ảo thuật” tăng hơn 64%.
Sau khi giá cổ phiếu FLC được “thổi” lên cao ngất ngưởng, chủ tịch tập đoàn này đã dùng chiêu “úp sọt”, chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu FLC nhóm của ông Quyết bán ra đã khớp lệnh là 74,8 triệu, với giá trung bình là 22.500 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu này đã được bán “chui”, không công bố trước khi thực hiện giao dịch.
Tổng số tiền bị can Quyết thu về sau khi bán chui cổ phiếu là gần 1.700 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 530 tỉ đồng. Tuy nhiên ngay sau khi xảy ra việc bán chui cổ phiếu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu do ông Quyết bán ra, những nhà đầu tư đã mua số cổ phiếu này may mắn được hoàn lại tiền.
Cơ quan điều tra đã thực hiện khám xét 21 địa điểm là chỗ ở, nơi làm việc của nhiều người liên quan đến hành vi thao túng chứng khoán của chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và tiếp tục làm rõ hành vi đồng phạm, giúp sức của nhiều người khác” 8.
6. Tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam dễ thao túng?
Thị trường chứng khoán Việt Nam dễ thao túng là do khung hình phạt còn quá thấp, từ đó một số cá nhân sẵn sàng sử dụng các mánh khóe, cấu kết, tung tin đồn sai sự thật… để thao túng giá chứng khoán thị trường Việt Nam để kiếm lời hàng ngàn tỷ đồng, trong khi đó họ chỉ bị xử phạt hành chính khoảng 1,5 tỷ đồng.
Các nước khác trên thế giới họ xử rất nặng hành vi thao túng thị trường. Những doanh nhân trên thế giới càng có sức ảnh hưởng lại dễ dàng “bóp méo” thị trường chứng khoán nếu có chủ đích. Khi bị phát hiện, pháp luật các nước đã xử rất nặng tội danh này.
– Thanh Niên, Theo tờ Nikkei Asia, công ty chứng khoán lớn của Nhật Bản là Công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities bị cáo buộc có các hành vi lũng đoạn thị trường. Ông Toshihiro Sato – Phó chủ tịch của công ty – đã bị bắt tạm giam, 5 lãnh đạo cấp cao khác cũng bị truy tố.
Luật pháp của Nhật Bản cho phép phạt cả cá nhân và tập đoàn về hành vi này. Nếu bị phát hiện phải chịu trách nhiệm hình sự, công ty sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 700 triệu yen (khoảng 5,77 triệu USD).
Trước đó, tháng 9.2021, Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) buộc tội 3 công ty của tỉ phú Trung Quốc Quách Văn Quý là GTV Media Group, Saraca Media Group và Voice of Guo Media tội chào bán trái phép chứng khoán và tài sản kỹ thuật số cho hàng nghìn nhà đầu tư. Ba công ty đã đồng ý trả 539 triệu USD để giải quyết các cáo buộc của SEC.
Tỉ phú Trịnh Văn Quyết từ tay trắng trở thành người giàu có như thế nào?
Chuyên gia tư vấn chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp Phạm Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Left Brain Connectors, nhấn mạnh hành vi thao túng chứng khoán ở Mỹ nếu gom đủ các tội có thể ở tù từ hàng chục đến hàng trăm năm.
Tại Việt Nam, truy tố và bắt tạm giam như trường hợp ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC vì hành vi thao túng thị trường chứng khoán có thể coi là lớn, song việc chế tài của Việt Nam quá thấp và không đủ mạnh để răn đe.
Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam nhỏ so với Mỹ, nên 500 tỉ đồng mà ông Quyết từng hưởng lợi từ hành vi lũng đoạn thị trường là con số cực lớn. Tính chất nghiêm trọng như nhau, nên luật pháp về mức xử phạt, xử tù với hành vi thao túng thị trường chứng khoán trong nước cần xem xét sửa đổi để thị trường phát triển lành mạnh hơn.
Năm 2001, nữ doanh nhân Martha Stewart đã bán toàn bộ cổ phần tại công ty sinh học ImClone, tránh khoản lỗ 46.000 USD, ông Sam Waksal – Giám đốc điều hành công ty – cũng bán vội số cổ phiếu trị giá 5 triệu USD trước khi công ty công bố thông tin Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ không phê duyệt sản phẩm chính thức của công ty này. Sau 2 ngày công bố thông tin, giá cổ phiếu của ImClone lao dốc 16%. Kết quả, ông Waksal bị kết án 87 tháng tù giam và phạt 3 triệu USD. Còn bà Stewart nhận án phạt 10 tháng tù giam và bị phạt 30.000 USD.
Cách đây gần 4 năm, năm 2018, SEC đã phạt nặng tỉ phú Elon Musk, ông chủ hãng xe điện nổi tiếng Tesla, và yêu cầu từ bỏ vị trí chủ tịch Tesla do ông này đăng tải lên Twitter nội dung ngụ ý mua lại toàn bộ cổ phiếu và biến Tesla thành một công ty tư nhân với giá 420 USD/cổ phiếu. SEC đã cáo buộc động thái của tỉ phú Musk là đưa ra tuyên bố “sai sự thật và gây hiểu lầm”.
Ngoài bị phạt 20 triệu USD, Elon Musk còn bị buộc từ chức Chủ tịch Tesla và không được đảm nhận vị trí này trong 3 năm, dù vẫn giữ vị trí tổng giám đốc điều hành. Cùng với đó là một thỏa thuận kiểm soát việc ông viết trên mạng xã hội các thông tin liên quan Tesla.
Theo một chuyên gia tư vấn đầu tư từ Canada, hành vi thao túng thị trường chứng khoán không lạ và các nước phát triển đã xảy ra những vụ lớn kinh điển từ gần 1 thế kỷ trước. Từ năm 1934, Mỹ phải đưa ra đạo luật nhằm bảo vệ nhà đầu tư, xử lý nặng hành vi thao túng thị trường.
Theo Đạo luật 1934, các cá nhân bị kết tội thao túng thị trường sẽ bị xử phạt tù tối đa 20 năm và phạt tiền lên đến 5 triệu USD. Tại Nhật Bản, hình phạt tối đa đối với một công ty về hành vi thao túng thị trường là 700 triệu yên (hơn 130 tỉ đồng). Mức phạt tù cá nhân có thể lên đến 10 năm, phạt tiền hơn 80.000 USD (khoảng 1,82 tỉ đồng).
Trước đây, Trung Quốc từng phạt một công ty logistics số tiền kỷ lục 5,5 tỉ nhân dân tệ (gần 20.000 tỉ đồng) đối với hành vi thao túng giá cổ phiếu.
Còn tại Singapore, bất kỳ ai bị kết tội thao túng cổ phiếu sẽ phải đối mặt án tù lên đến 7 năm hoặc phạt tiền tối đa 250.000 SGD (khoảng 4,22 tỉ đồng).
Malaysia phạt tù 10 năm và phạt tiền hơn 1 triệu ringgit (hơn 5,4 tỉ đồng)” 9.
Tin tức khác:
– Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC bị bắt về tội thao túng thị trường chứng khoán
– Cổ phiếu của tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) bị cấm ký quỹ vì lợi nhuận sau thuế là số âm
– Tiểu sử Đỗ Anh Dũng, chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
One comment
📌 Đọc thêm: Bán chui cổ phiếu là gì? được lợi gì? ảnh hưởng như thế nào?