Home / ⚖ Pháp luật / Tiểu sử Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh là ai?

Tiểu sử Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh là ai?

Tiểu sử Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh là ai? Chủ tịch Tân Hoàng Minh quê ở đâu? ông Đỗ Anh Dũng sinh năm bao nhiêu? Tân Hoàng Minh được thành lập năm nào? Có tài sản bao nhiêu? Kinh doanh những ngành nghề gì? Chủ tịch Tân Hoàng Minh bị bắt vì tội gì? ông Đỗ Anh Dũng có thể bị bao nhiêu năm tù?

1. Tiểu sử Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh

Đỗ Anh Dũng, chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh sinh ngày 30/07/1961, quê ở Hà Nội, Đỗ Anh Dũng là Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn Tân Hoàng Minh Group từ năm 1993 đến nay, ngày 5/4/2022, Đỗ Anh Dũng – chủ tịch Tân Hoàng Minh bị bắt, bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1.1. Quá trình Đỗ Anh Dũng xây dựng sự nghiệp

– Từ năm 1984 – 1986, ông Đỗ Anh Dũng làm việc tại Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước Hà Nội. Sau đó, ông Đỗ Anh Dũng được chuyển đến công tác tại Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh và làm việc tại đây 3 năm.

Tiểu sử Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh

(Tiểu sử Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh)

– Từ năm 1989 – 1993, ông Đỗ Anh Dũng công tác tại Liên hiệp xuất khẩu điện tử quang học ELOPI với chức danh Phó Tổng giám đốc.

– Năm 1995, ông Đỗ Anh Dũng bắt đầu xây dựng và kinh doanh vận tải hành khách công cộng với hệ thống Taxi V20.

Thương hiệu Taxi V20 từng rất nổi tiếng trong những năm 2000, chiếm 20-25% thị phần vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang….

– Ngày 14/06/1993, ông Đỗ Anh Dũng thành lập Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (nay là Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Thời gian đầu khi mới thành lập, Tân Hoàng Minh hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất và xuất khẩu mây tre đan, kinh doanh vận tải hành khách công cộng, xây dựng….

– Đến năm 1998, ông Đỗ Anh Dũng thành lập nhà máy sản xuất mây tre đan thủ công mỹ nghệ với thương hiệu RATEX.

Những sản phẩm mây tre đan này được xuất khẩu sang các nước châu Âu như: Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Ý,… và mang lại nguồn lợi nhuận từ 35 triệu USD mỗi năm cho Tân Hoàng Minh.

Liều lĩnh chuyển đổi một cách có hiệu quả giúp Tân Hoàng Minh định vị thương hiệu trên thị trường bất động sản.

– Năm 2003: Đạt Giải thưởng Sao Đỏ, nhận danh hiệu “Doanh nhân trẻ Thăng Long” do Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam – Thành phố HN trao tặng, và “Doanh nghiệp trẻ tiêu biểu 2003” thành phố HN.

– Năm 2004: Ông Đỗ Anh Dũng nhận bằng khen cho cá nhân xuất sắc ở lĩnh vực kinh tế do Thủ tướng chính phủ trao tặng.

– Cũng trong năm 2004, ông Dũng vinh dự nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” và “Cúp vàng thương hiệu” cùng với những giải thưởng khác.

Ngoài ra, ông Đỗ Anh Dũng giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Minh Việt (từ năm 2015 đến nay).

– Năm 2006, ông Đỗ Anh Dũng quyết định hướng Tập đoàn Tân Hoàng Minh vào thị trường bất động sản cao cấp, tạo sự khác biệt trong các sản phẩm và dịch vụ với các dự án nghìn tỷ như D’. Palais Louis – Nguyễn Văn Huyên, D’. Le Roi Soleil – Quảng An, D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu, D’. El Dorado – Phú Thanh, Phú Thượng, D’. Capitale – Trần Duy Hưng….

Từ đó đưa Tân Hoàng Minh trở thành tập đoàn bất động sản lớn hàng đầu. Đến nay, tập đoàn này đã có thêm nhiều công ty con nổi tiếng như: Ngôi sao Việt, Soleil, Phú Thanh và Cung Điện Mùa Đông.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Tân Hoàng Minh

– Năm 1993 thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh) thành lập ngày 16/06/1993 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã tham gia hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu như: sản xuất & xuất khẩu mây tre đan, vận tải hành khách bằng taxi, kinh doanh khách sạn, kinh doanh phát triển nhà, xây dựng,…

– Năm 1995 tham gia lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách công cộng

Tập đoàn Tân Hoàng Minh bắt đầu kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi với thương hiệu “Taxi V20”. Tới năm 2001, số lượng xe phục vụ khách hàng đạt tới gần 1.000 xe, chiếm đến 25% thị phần trên cả 3 thành phố là Hồ Chí Minh, Nha Trang và Hà Nội, đồng thời tạo được thương hiệu “Taxi V20 – Tân Hoàng Minh” uy tín, nổi tiếng.

– Năm 1998 Tân Hoàng Minh sản xuất và xuất khẩu mây tre đan Thương hiệu Ratex

Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã đầu tư sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mây, tre đan với thương hiệu Ratex. Thương hiệu Ratex được xuất khẩu sang hơn 10 quốc gia trên thế giới như Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Mỹ,…và giành nhiều danh hiệu, giải thưởng tại các hội chợ lớn quốc tế, được Bộ Công thương đánh giá cao.

– Từ năm 2006 đến Nay, Tân Hoàng Minh đầu tư phát triển bất động sản cao cấp

Nắm bắt được sự phát triển chung của thị trường và nhu cầu thực tế của xã hội, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Bất động sản là lĩnh vực kinh doanh chính và là thế mạnh của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Kể từ năm 2006, Tập đoàn Tân Hoàng Minh tập trung đầu tư và phát triển các dự án bất động sản cao cấp, tạo sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ.

Hiện nay, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đang sở hữu hàng loạt dự án siêu sang, cao cấp ở vị trí đắc địa trong trung tâm các thành phố lớn. Mỗi dự án là một tác phẩm nghệ thuật mang phong cách kiến trúc Pháp cổ điển, lãng mạn của thế kỷ XVII-XVIII.

Tập đoàn Tân Hoàng Minh đang từng bước mạnh mẽ xây dựng nên những công trình xứng đáng với tầm cỡ quốc tế cho một cuộc sống sang trọng, hiện đại bậc nhất tại Việt Nam.

Trải qua quá trình dài hình thành và phát triển, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã và đang từng bước khẳng định vị trí là một trong những Tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam.

Các dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đều nằm tại các vị trí đắc địa ở trung tâm thành phố Hà Nội như: D’. Palais Louis – Nguyễn Văn Huyên, D’. Le Roi Soleil – Quảng An, D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu, D’. El Dorado – Phú Thanh, Phú Thượng, D’. Capitale – Trần Duy Hưng,….

Với triết lý kinh doanh “Tiến độ – Hiệu quả – Bền Vững – Đam Mê – Hoàn Hảo”, Tập đoàn Tân Hoàng Minh thể hiện tâm huyết và khát vọng đưa những sản phầm chất lượng tốt nhất, bền vững nhất tới khách hàng.

1.3. Tập đoàn Tân Hoàng Minh kinh doanh gì?

Các lĩnh vực mà tập đoàn Tân Hoàng Minh kinh doanh bao gồm: Bất động sản (lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Tân Hoàng Minh), Quản lý vận hành tòa nhà, trung tâm thương mại – giải trí, đầu tư tài chính, sản xuất nội thất, và sản xuất bê tông – vật liệu xây dựng

Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Hoàng Minh được thành lập vào ngày 16/6/1993 tại thành phố Hồ Chí Minh, tập đoàn Tân Hoàng Minh đã hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu như: vận tải hành khách bằng taxi, sản xuất & xuất khẩu mây tre đan, kinh doanh khách sạn, kinh doanh phát triển nhà, xây dựng,…

– BẤT ĐỘNG SẢN

Bất động sản là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, lấy trọng tâm là bất động sản cao cấp. Sự phát triển ổn định của thị trường bất động sản cùng những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, nhà nước, các cơ quan chức năng đã và đang tạo cho các doanh nghiệp bất động sản nói chung và Tân Hoàng Minh nói riêng nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. Từ năm 2006 đến nay, Tập đoàn Tân Hoàng Minh tập trung đầu tư và phát triển các dự án bất động sản cao cấp, sở hữu những khu căn hộ có vị trí đắc địa bậc nhất Hà Nội như: D’. Palais Louis, D’. Le Roi Soleil, D’. Le Pont D’or, D’. Capitale, D’. El Dorado…

– QUẢN LÝ VẬN HÀNH TÒA NHÀ

Công ty Cổ phần Quản lý Bất động sản ALG Là đơn vị chính thức quản lý khai thác và vận hành các dự án bất động sản; các văn phòng và khách sạn khác trong tương lai của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

– TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI – GIẢI TRÍ

Phát triển trung tâm thương mại: dự kiến sẽ triển khai hệ thống trung tâm thương mại và khu vui chơi giải trí, rạp chiếu phim,… mang thương hiệu Tân Hoàng Minh.

– ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Với thế mạnh về đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm và nhiều thành tựu nổi bật trong hoạt động đầu tư, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đang triển khai nhiều hoạt động tư vấn đầu tư và quản lý dự án, đồng thời hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty lớn trong và ngoài nước.

– SẢN XUẤT NỘI THẤT

Cuối tháng 1.2019, UBND tỉnh Hải Dương đã đồng ý cho phép Công ty CP Tân Hoàng Minh Hải Dương (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất tại cụm công nghiệp Ba Hàng, TP.Hải Dương.

Nhà máy sẽ tập trung vào chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ nội thất với các sản phẩm chủ yếu là nội thất tủ bếp, gỗ ván sàn, cửa, gỗ xuất khẩu… với công suất phục vụ dự kiến cho khoảng 10.000 căn hộ/năm.

Tại đây, toàn bộ các công đoạn sẽ được tự động hóa đến 90%, và sẽ được áp dụng những công nghệ tiên tiến và sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu nhằm cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt trên thị trường.

– SẢN XUẤT BÊ TÔNG – VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Mục tiêu xây dựng các nhà máy sản xuất bê tông – vật liệu xây dựng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để cung cấp toàn bộ các công trình của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và phấn đấu chiếm lĩnh 30% thị phần bê tông, đá tự nhiên,…

1.4. Tài sản của tập đoàn Tân Hoàng Minh

Tân Hoàng Minh Group có vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, cá nhân ông Đỗ Anh Dũng sở hữu 51,48% cổ phần, tương ứng số tiền 5.148 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2020 tổng tài sản của tập đoàn Tân Hoàng Minh đang là 20.051 tỷ đồng, tuy nhiên báo cáo tài chính của Tân Hoàng Minh cho thấy, giai đoạn 2016 – 2020 thu về gần 4.200 tỷ đồng, song thua lỗ hơn 1.800 tỷ đồng.

Thua lỗ của Tân Hoàng Minh ghi nhận lần lượt qua các năm 2016, 2017 và 2020 Tân Hoàng Minh lần lượt lỗ 16,35 tỷ đồng, 531 tỷ đồng và 2.480 tỷ đồng.

Tính riêng năm 2018 và 2019 Tân Hoàng Minh mới ghi nhận số lãi mang về cũng chỉ đạt 103,6 tỷ đồng và 22,8 tỷ đồng. Trong khi đó, về doanh thu, năm đạt đỉnh nhất về doanh thu của Tân Hoàng Minh là năm 2018 với 2.080 tỷ đồng.

Vào cuối năm 2020, Tân Hoàng Min âm 300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dẫn tới vốn chủ sở hữu âm 264 tỷ đồng. Các khoản nợ ngắn hạn của Tân Hoàng Minh đã vượt qua tổng tài sản là 264 tỷ đồng.

1.5. Tân Hoàng Minh bỏ cọc 588,4 tỉ đồng khi đấu giá đất tại Thủ Thiêm

Vào cuối năm 2021, thị trường bất động sản choáng váng trước mức giá 24.500 tỉ đồng mà Công ty TNHH đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh) chấp nhận bỏ ra để sở hữu lô đất vàng tại Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh). Đây có thể xem là mức giá kỷ lục cho một mét vuông đất tại Việt Nam hiện nay.

Tiểu sử Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh

(Tiểu sử Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh, vị trí đất mà Tân Hoàng Minh trúng thầu sau đó bỏ cọc tại Thủ Thiêm, Thành Phố Hồ Chí Minh)

Không lâu sau đó, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Công ty Tân Hoàng Minh, có tâm thư về việc xin bỏ cọc lô đất trúng đấu giá 24.500 tỷ ở Thủ Thiêm, sẵn sàng chấp nhận chế tài khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất ở bán đảo này và bỏ cọc 588,4 tỉ đồng.

– Theo VnExpress, đại diện Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM, tâm thư ông Đỗ Anh Dũng gửi nửa tháng trước, không có giá trị pháp lý, chưa thể xem là Tân Hoàng Minh đã chính thức đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đã ký vào ngày 17/12/2021.

Chia sẻ với VnExpress chiều 28/1, đại diện Tân Hoàng Minh cho biết, hôm 25/1, Công ty Bất động sản Ngôi Sao Việt (đơn vị thuộc Tân Hoàng Minh và trực tiếp tham gia đấu giá) đã có văn bản chính thức xin bỏ cọc mua bán quyền sử dụng lô đất số 3-12 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức).

Trong văn bản gửi Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân, Cục Thuế, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản của TP HCM, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngôi Sao Việt thừa nhận đây là bài học kinh nghiệm đắt giá của doanh nghiệp khi tham gia đấu giá về sau và sẽ tuân thủ các chế tài theo quy định.

“Là doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi thấy rõ trách nhiệm của mình, luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của doanh nghiệp. Khi thấy việc đấu giá sẽ dẫn đến những hệ luỵ không tốt, chúng tôi sẵn sàng từ bỏ số tiền cọc gần 600 tỷ đồng nhằm đảm bảo một phần sự ổn định của thị trường bất động sản”, ông Hùng cho biết.

Nguồn tin tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (Sở Tư pháp TP HCM) xác nhận đã nhận văn bản từ Công ty Ngôi Sao Việt và báo cáo UBND TP HCM để xử lý theo quy trình.

Theo Luật Đấu giá tài sản, hủy hợp đồng sẽ dẫn đến hủy kết quả đấu giá. Nếu phía Tân Hoàng Minh, Trung tâm quỹ đất (Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM) và Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (Sở Tư pháp TP HCM) đạt được thỏa thuận, các cơ quan có liên quan sẽ trình hồ sơ lên UBND TP HCM. Sau khi xem xét, UBND TP HCM sẽ ban hành quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá trước đây.

Về quyền sử dụng lô đất 3-12 nếu hợp đồng mua bán bị chấm dứt, theo Điều 73 Luật Đấu giá tài sản, các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như vậy, quyền sử dụng lô đất sẽ được trao trả về Trung tâm Quỹ đất TP HCM quản lý, chứ không phải doanh nghiệp trả giá cao thứ hai – Công ty Capital One Financial.

Theo Điều 51 luật này, Capital One Financial chỉ được công nhận trúng giá nếu ông Đỗ Anh Dũng từ chối kết quả ngay tại buổi đấu giá, sau khi đấu giá viên công bố Công ty Ngôi Sao Việt thắng cuộc. Ngoài ra, giá của Capital One Financial trả trong lần thứ 69 cộng với khoản tiền đặt trước là 24.388,5 tỷ đồng – vẫn chưa bằng giá đã trả của Tân Hoàng Minh, chưa khớp quy định. Chưa kể, luật còn nêu rõ người trả giá liền kề phải chấp nhận mua tài sản đấu giá thì mới được xét “tiếp quản” lô đất 3-12.

Việc có tổ chức đấu giá lại lô đất này hay không, theo nguồn tin tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM, sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính quyền thành phố. “TP HCM không nhất thiết phải tổ chức đấu giá lại lô đất 3-12”, người này nói thêm.

Trong buổi đấu giá 10/12/2021, ông Lê Hòa Bình – Phó chủ tịch UBND TP HCM cho biết, phiên đấu giá các lô đất thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm tiếp theo dự kiến diễn ra vào tháng 1 năm nay. Những lô đất đưa ra vẫn có diện tích lớn và giá khởi điểm có thể không thấp hơn mức đã ra trong phiên đấu giá trước đó.

2. Đỗ Anh Dũng, chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh bị bắt tạm giam

Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định với tổng trị giá 10.300 tỷ đồng.

Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh, Ông Đỗ Anh Dũng, bị bắt

(Tiểu sử chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh, ông Đỗ Anh Dũng bị ông Đỗ Anh Dũng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) bắt tạm giam ngày 5/4/2022)

– Theo Công an nhân dân online, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các công ty thành viên thuộc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Kết quả điều tra xác định: Trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, ông Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm: Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.

Ngày 5/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Đỗ Anh Dũng và 6 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Các bị can gồm:

– Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh;

– Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh;

– Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt; Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh;

– Trần Hồng Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil; Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh;

– Nguyễn Khoa Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông;

– Lê Văn Thịnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh;

– Phùng Thế Tính, nguyên Giám đốc Trung tâm Tài chính Kế toán, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh.

Tiểu sử Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh

(Tiểu sử Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh và các đồng phạm)

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với các bị can nêu trên.

Để đảm bảo hoạt động bình thường của công ty, ông Đỗ Anh Dũng đã ủy quyền cho ông Đỗ Hoàng Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh điều hành Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tập trung lực lượng để điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng vụ án và thu hồi tài sản.

Trước đó, ngày 4/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) công bố hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt; Công ty CP Cung điện Mùa Đông và Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil.

Căn cứ hồ sơ, tài liệu và đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về việc hủy bỏ các đợt phát hành trái phiếu của 3 công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ, UBCKNN quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu trên của nhóm doanh nghiệp Tân Hoàng Minh.

Theo quyết định này, các tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu có trách nhiệm dừng chuyển quyền sở hữu các trái phiếu của Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung điện Mùa Đông, Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh trong 9 đợt chào bán trái phiếu trên.

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) có trách nhiệm công bố thông tin trên chuyên trang thông tin trái phiếu doanh nghiệp của HNX về việc hủy bỏ các đợt chào bán trái phiếu nêu trên. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3/4/2022 1.

3. Ông Đỗ Anh Dũng chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh có thể bị xử bao nhiêu năm tù?

3.1. Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh, ông Đỗ Anh Dũng có thể đối diện mức án tù chung thân

Theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì ông Đỗ Anh Dũng, chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh có thể chịu mức án cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (theo khoản 4 điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 )

Ngày 5/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và 6 đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo Điều 174, BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

– Theo VietNamNet, Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, từ tháng 7/2021- 3/2022, ông Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, dùng 3 công ty thành viên (Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông) và các công ty liên quan phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, trị giá 10.300 tỷ đồng.

Việc này nhằm huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.

Trao đổi với VietNamNet, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông Đỗ Anh Dũng và các đồng phạm sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 12- 20 năm, hoặc tù chung thân.

Luật sư phân tích, CQĐT xác định bị can Đỗ Anh Dũng và các đồng phạm đã có thủ đoạn gian dối trong việc huy động vốn của các doanh nghiệp để sử dụng cho các dự án bất động sản.

Hành vi được xác định là huy động vốn trái phép, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định để huy động 10.300 tỷ đồng của nhiều nhà đầu tư rồi sử dụng sai mục đích thỏa thuận.

Quá trình điều tra, cơ quan công an sẽ tiếp tục chứng minh mục đích chiếm đoạt tài sản để thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định của pháp luật, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể của tội phạm đã thực hiện thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền từ 2 triệu đồng trở lên.

Mục đích chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ, người phạm tội không có ý định trả lại tài sản cho các nạn nhân.

Bởi vậy, trong vụ án này, để kết tội các bị can, CQĐT cần tiếp tục thu thập các tài liệu, chứng cứ để chứng minh các bị can không có ý định trả lại số tiền đã huy động trái phép cho các nạn nhân.

Vẫn theo Tiến sỹ Đặng Văn Cường, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong các tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản.

Yếu tố đặc trưng của tội danh này là thủ đoạn gian dối của người thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra thông tin sai sự thật, sử dụng các tài liệu giả mạo hoặc các thủ đoạn khác để làm cho nạn nhân tin tưởng trao tài sản cho đối tượng phạm tội.

Sau khi có được tài sản, đối tượng không có ý định trả lại tài sản, chiếm đoạt tài sản đó, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân” 2.

3.2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” 3.

Xem thêm:

Vợ Đỗ Anh Dũng, chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh là ai?

Ông Đỗ Anh Dũng có thể bị xử bao nhiêu năm tù?

5/5 - (3 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *