Home / ⚖ Pháp luật / Gia tộc Nguyễn Lân, gia tộc đáng ngưỡng mộ tại Việt Nam!

Gia tộc Nguyễn Lân, gia tộc đáng ngưỡng mộ tại Việt Nam!

Gia tộc Nguyễn Lân là một trong nhưng gia tộc đáng ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam, gia tộc Nguyễn Lân được biết đến với 8 người con, trong đó có 7 người con đều có học vị tiến sĩ, có 4 giáo sư, 3 phó giáo sư.

I. Tiểu sử gia tộc Nguyễn Lân

Gia tộc Nguyễn Lân gồm Nguyễn Lân (14/6/1906 – 7/8/2003), và các con: Nguyễn Lân Tuất, Nguyễn Tề Chỉnh, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Tráng, Nguyễn Lân Việt, và Nguyễn Lân Trung, trong đó 7 người con đều có học vị tiến sĩ, có 4 giáo sư, 3 phó giáo sư.

Cố Giáo sư, nhà báo nhân dân Nguyễn Lân

(Cố Giáo sư, nhà báo nhân dân Nguyễn Lân – Ảnh wikipedia)

– Theo wikipedia: Nguyễn Lân (14 tháng 6 năm 1906 – 7 tháng 8 năm 2003) sinh ra trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào, Hưng Yên. Nguyễn Lân là một giáo viên, người biên soạn từ điển, nhà văn và nhà nghiên cứu người Việt Nam. Ông là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lý học, giáo dục học của hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam.

Quá trình công tác

– Năm 1929, ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Từ năm 1935 đến năm 1945, ông sinh sống tại Huế.

– Năm 1945: Ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm Đốc lý ở Huế, ông đã chấp thuận với 2 yêu cầu: Tuy làm đốc lý nhưng vẫn ăn lương giáo viên và có giờ dạy học; không giao thiệp với người Nhật đang có mặt ở Huế lúc ấy.

Thời gian này ông đã mở một lớp sư phạm, đồng thời tiến hành một số hoạt động hướng về cách mạng Việt Nam, ông đã mời các nhân sĩ ở Huế đến họp để đổi tên các đường phố từ tên tiếng Pháp sang tên tiếng Việt.

– Năm 1946: Ông trở ra Hà Nội và dạy học tại Trường Bưởi. Được một thời gian, kháng chiến bùng nổ, Ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang.

– Năm 1951: Ông được cử đi học ở khu học xã Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.

– Năm 1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

– Năm 1971: Ông về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt.

– Năm 1988: Ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

– Năm 2001: Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho “Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt”.

– Ngày 7 tháng 8 năm 2003, ông qua đời ở tuổi 97 tại Hà Nội vì mắc bệnh ung thư.

II. Các tác phẩm của Nguyễn Lân

– Tác phẩm viết về chủ đề giáo dục của Nguyễn Lân:

  • Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7(Nhà xuất bản Giáo dục – 1956)
  • Lịch sử giáo dục học thế giới (Nhà xuất bản Giáo dục 1958)
  • Giáo trình giáo dục học (Nhà xuất bản Giáo dục 1961, viết chung)
  • Giảng dạy trên lớp (Nhà xuất bản Giáo dục 1961)
  • Công tác chủ nhiệm lớp (Nhà xuất bản Giáo dục 1962)
  • Thuật ngữ tâm lý – giáo dục (1967, viết chung)

– Biên soạn Từ điển của Nguyễn Lân:

  • Từ điển chính tả phổ thông (1963, viết chung)
  • Từ điển tiếng Việt (1967, viết chung)
  • Từ điển Pháp – Việt (Tổ chức Hợp tác văn hóa và kỹ thuật ACCT xuất bản tai Paris năm 1981, viết chung)
  • Từ điển từ và ngữ Hán – Việt(1989)
  • Từ điển Việt – Pháp(viết chung, 1989)
  • Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (1989)
  • Từ điển thành ngữ và tục ngữ Pháp – Việt(1993, Nhà xuất bản Giáo dục)
  • Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt – Pháp (1994, Nhà xuất bản Văn học)
  • Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2002)

– Nghiên cứu của Nguyễn Lân:

  • Nguyễn Trường Tộ (1943)
  • Khảo thích truyện Trê Cóc (1959)

– Tiểu thuyết của Nguyễn Lân: Cậu bé nhà quê (1925)

– Truyện ngắn:

  • Khói hương (1935)
  • Ngược dòng(1936)
  • Hai ngả (1938)

– Vinh danh Nguyễn Lân

Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân đợt đầu tiên. Hiện nay, tên của ông được đặt tên cho một tuyến phố ở Hà Nội, đi từ đường Trường Chinh (cạnh bảo tàng Phòng không – Không quân) dọc theo bờ tây sông Lừ đến cuối phố Lê Trọng Tấn ở cạnh sân bay Bạch Mai.

Ở quê nhà của ông ở tỉnh Hưng Yên, huyện Mỹ Hào, Bần Yên Nhân năm 2019 cũng có một đường phố mang tên ông. Năm 2019, một ngôi trường công lập trung học cơ sở nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng được mang tên ông, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân” 1.

III. Gia tộc Nguyễn Lân là gia tộc đáng ngưỡng mộ tại Việt Nam

Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Tề, nữ sinh trường Sainte Marie ở Hà Nội, là con gái nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp, người có công chính thành lập trường tiểu học Bạch Hạc – Việt Trì.

Ông bà có tám người con: 7 trai và 1 gái, dù sinh ra và lớn lên trong Chiến tranh Việt Nam nhưng 8 người con của ông đều không tham gia vào cuộc chiến và không bị tổn thất. Tất cả đều là giảng viên đại học, bảy con ông có học vị tiến sĩ, trong đó có bốn giáo sư, ba phó giáo sư:

1. Nguyễn Lân Tuất (Giáo sư – Tiến sĩ, đã mất)

Nguyễn Lân Tuất là Giáo sư – Tiến sĩ (đã mất) là người con trai cả của gia tộc Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Tuất nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novoxibiec – Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001).

Nguyễn Lân Tuất Giáo sư - Tiến sĩ (đã mất) là người con trai cả của Nguyễn Lân

 (Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất (đã mất), người con trai cả của gia tộc Nguyễn Lân – Ảnh wikipedia)

– Theo wikipedia: Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Lân Tuất, còn có bút danh là Lân Tuất (7 tháng 1 năm 1935 tại Hà Nội – 29 tháng 4 năm 2014) nguyên là Chủ nhiệm khoa Lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novosibirsk – Nga, phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga.

Nguyễn Lân Tuất là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga. Theo Hội Nhạc sĩ Nga, ông là nhà soạn nhạc Xibia có các tác phẩm được biểu diễn nhiều nhất.

Sự nghiệp

Nguyễn Lân Tuất là con trai trưởng trong số 8 người con của cố NGND Nguyễn Lân. Ông được sinh ra ở Hà Nội, nhưng sau đó đã dời đến sống ở Huế trong suốt những năm tháng tuổi thơ. Chính nếp sống ở Huế đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và khả năng cảm nhận âm nhạc của ông về sau.

– Khi ông 11 tuổi, ông theo gia đình lên Việt Bắc, tham gia kháng chiến lúc 15 tuổi, rồi nhận Huy chương Chiến thắng hạng nhì khi 16 tuổi.

– Một năm sau, ông bị thương và được cử sang Trung Quốc để học tiếng Trung trong mấy năm. Sau khi về nước, ông làm phiên dịch viên tại Sở chỉ huy Sư đoàn Phòng không số 1 và bắt đầu sáng tác âm nhạc.

Ban đầu, ông chỉ dùng cây đàn guitar để thẩm âm, chọn giai điệu và tập luyện với một dàn hợp xướng nghiệp dư của quân đội. Người ta đã phát hiện ra ông và mời ông đến đài phát thanh để làm việc. Tại đây, ông đã sáng tác và dàn dựng nhiều bài hát cho trẻ em miền Bắc Việt Nam khi đó. Nhưng phần lớn các tác phẩm ấy đều khuyết danh.

– Nửa thế kỷ sau, một số bài hát vẫn còn được sử dụng nhưng không ai biết tên tác giả của chúng, thậm chí còn quên cả tên bài hát. Đơn giản là những cái tên ấy đã bị lãng quên nhưng âm nhạc thì vẫn còn đó.

– Năm 1959, ông Nguyễn Lân Tuất được cử sang Liên Xô tu nghiệp. Nguyễn Lân Tuất bắt đầu một cuộc sống mới và không hề biết rằng ông không có cơ hội trở về. Tại Leningrad, ông gặp Svetlana Kurbetova, một nghệ sĩ dương cầm sau này trở thành vợ ông.

Svetlana Kurbetova cũng là người đầu tiên biểu diễn các tác phẩm của ông trên sân khấu, là người bạn trung thành nhất và cũng là vị “giám khảo” nghiêm khắc nhất khi phán xét về những tác phẩm của ông.

– Vào năm 1960, quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô xấu đi. Nguyễn Lân Tuất không phải là người cộng sản, cũng không phải là người bất đồng chính kiến. Ông không chống lại hay ủng hộ chủ nghĩa xét lại.

– Năm 1961, ông được lệnh về nước để cải tạo tư tưởng nhưng ông quyết định nghỉ học và ở lại Liên Xô và có thời gian, ông phải đi trốn.

Tại Việt Nam, ông bị xem là “kẻ đào ngũ”, “Việt gian”, “theo Liên Xô chống Trung Quốc”, bị truy nã và bị yêu cầu dẫn độ về Việt Nam vì tội “theo chủ nghĩa xét lại”. Đến 30 năm sau ông mới lại được trở về Việt Nam một cách hợp pháp.

– Nguyễn Lân Tuất tốt nghiệp Đại học âm nhạc tại Leningrad ngành sáng tác, 1965-1970. Năm 1980, nhận văn bằng Thạc sĩ. Từ năm 1984, ông sống ở Novosibirsk và công tác tại Viện Hàn lâm âm nhạc Novosibirsk.

– Cuối thập niên 1980, ông nhận quốc tịch Liên Xô và xin gia nhập Hội Nhạc sĩ Liên Xô, nhưng đơn của ông bị từ chối với lý do “thiếu chuyên nghiệp”. Nhờ quen biết với nhạc sĩ Aleksey Nikolaev, bí thư của Hội Nhạc sĩ Nga, đơn của ông lại được chấp nhận.

– Nguyễn Lân Tuất tâm sự: “Cha tôi tự hào nói: “Tôi có bảy con trai, và tất cả đều giáo sư” – ông mỉm cười và nói thêm – Đúng ra còn một người nữa: đó là một nhạc sĩ”.

Nhưng đến khi mà Nguyễn Lân Tuất được vinh danh Nghệ sĩ công huân Nga thì ông Nguyễn Lân đã không còn cười nhạo nữa. Và ông không còn sống để chứng kiến việc con ông được trao danh hiệu “Vinh danh nước Việt” của báo điện tử VietnamNet vào năm 2005.

– Ngày 21 tháng 9 năm 2009, Nguyễn Lân Tuất đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học với đề tài “Sân khấu truyền thống Việt Nam hiện đại” tại Trường Đại học sư phạm Quốc gia Liên bang Nga ở Sankt-Peterburg. Ông đã phá kỷ lục người có tuổi cao nhất bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại học viện này. Ông cũng trở thành người đầu tiên và duy nhất có học hàm Tiến sĩ khoa học trong ngành sân khấu ở Việt Nam.

– Ngày 29 tháng 4 năm 2014 ông qua đời ở nhà riêng tại Novosibirsk, Nga vì bệnh ung thư.

Đời tư Nguyễn Lân Tuất

– Vợ của ông là phó giáo sư – cũng nghệ sĩ công huân Liên bang Nga Svetlana Kurbetova. Gia đình ông hiện có nhiều người cùng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

– Ngoài vợ ông, con gái ông Natalia là nghệ sĩ đàn organ Nhà hát thành phố Novosibirsk.

– Cháu ngoại ông, Alina tham gia trong một ban nhạc rock của thành phố.

– Gia đình ông là một trong hai gia đình ở tỉnh Novosibirsk có cả chồng lẫn vợ đều là nghệ sĩ công huân nước Nga.

Giải thưởng: 

– Danh hiệu “Nghệ sĩ công huân Liên bang Nga” (Заслуженный артист, tương đương Nghệ sĩ Ưu tú) do Cộng hòa Liên bang Nga phong tặng, năm 2001.

– Danh hiệu “Vinh danh nước Việt 2005” do báo Điện tử Vietnam.Net trao tặng.

– Danh hiệu “Giáo sư danh dự” tại trường Đại học sư phạm quốc gia thành phố Novosibirsk” 2.

2. Nguyễn Tề Chỉnh (Tiến sĩ, đã mất)

Nữ Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), là người con thứ 2 trong gia tộc Nguyễn Lân, nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Nguyễn Lân Dũng (Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân)

Nguyễn Lân Dũng (sinh năm 1938, là Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân) là người con thứ 3 của gia tộc Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Dũng là Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, Giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Khoa học – Giáo dục của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nguyễn Lân Dũng (Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân)

Giáo sư – Nhà báo nhân dân Nguyễn Lân Dũng – Ảnh wikipedia

Nguyễn Lân Dũng, sinh năm 1938 là một giáo sư tiến sĩ sinh học, Nhà giáo Nhân dân của Việt Nam.[1] Công tác chính của ông là giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thân thế: Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938 tại Huế trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học. Ông là con thứ 3 của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng có may anh em? Giáo sư Nguyễn Lân Dũng có 7 anh chị em, bao gồm: Nguyễn Lân Tuất, Nguyễn Tề Chỉnh, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Tráng, Nguyễn Lân Việt, và Nguyễn Lân Trung

Công tác hiện tại:

– Giáo sư, nhà báo nhân dân Nguyễn Lân Dũng hiện là Phó Chủ tịch (PCT) Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài

– Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam,

– Chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (VSV&CNSH),

– Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam

– Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực,

– Viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng,

– Cố vấn Việt Nam của Hội liên hiệp thanh niên Quốc tế (IYF),

– Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân;

– Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội;

– Đại biểu Quốc hội khóa XII (tỉnh Đắc Nông).

Cống hiến

– Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa X, XI, XII.

– Ông là nhà nghiên cứu sinh học hàng đầu Việt Nam.

Quá trình công tác trong ngành sinh học của ông đã làm cho ngành này phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Ông đóng góp công lớn cho công tác nghiên cứu sinh học tại Việt Nam, đồng thời đưa nhiều ý kiến quan trọng để hoàn thiện bộ sách giáo khoa sinh học rất được đánh giá cao tại Việt Nam.

Ông luôn luôn đóng góp ý kiến cho việc xây dựng bộ sách giáo khoa ở Việt Nam. Ông tham gia chuyên mục nổi tiếng “Hỏi gì đáp nấy” chuyên về giải đáp mọi thắc mắc của mọi người, ông cũng viết một bộ sách cũng mang tên này.

Ông có nhiều lời khuyên cụ thể, thiết thực cho bà con nông dân Việt Nam để phát triển kinh tế.

Khen thưởng:

– Nhà giáo nhân dân, Quyết định của Chủ tịch Nước số 1917, ngày 9-11-2010

– Huân chương Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước Hạng Hai (1985)

– Huân chương Lao động Hạng Ba (1973)

– Huân chương Lao động Hạng Hai (2013)

– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (1971)

– Bằng khen của Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2011), (2020)

-Bằng khen của Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (1976)

– Bằng khen của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước (1991)

– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Đại học & Trung học chuyên nghiệp (1982)

– Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2011)

– Bằng khen của Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (2015)

– Bằng khen của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Trí thức Việt Nam tiêu biểu, năm 2020)

– Bằng khen số 1419 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội (2021)

– Bằng khen số 603 của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội (2021)

– Bằng khen số 02 của Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (2021)

– Kỷ niệm chương của các đoàn thể xã hội (thanh niên, phụ nữ, VTV, công đoàn…)

– Chiến sĩ thi đua cấp Trường Đại học: 17 năm liên tục.

Gia đình giáo sư Nguyễn Lân Dũng

– Ông Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân.

– Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Tề.

– Vợ là Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Đại tá, Phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân y 108, bà Hiếu là con gái Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên.

– Bố vợ là Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên. Ông Huyên từng làm bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975.

– Con trai cả là Nguyễn Lân Hiếu

– Con gái là Nguyễn Kim Nữ Thảo” 3.

4. Nguyễn Lân Cường (Phó Giáo sư – Tiến sĩ)

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Cường là con thứ 4 của gia tộc Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Cường là chuyên viên cổ nhân học, Viện khảo cổ học Việt Nam, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Cổ sinh địa tầng Việt Nam, Trưởng ban Kiểm tra Hội Âm nhạc Hà Nội.

 

Địa chỉ thường trú tại P. 207. Nhà A4. Ngõ 102 Nguyễn Huy Tưởng . P. Thanh Xuân Trung. Quận: Thanh Xuân. Hà Nội.

Họ tên: Nguyễn Lân Cường
Cách gọi tên: Ông
Điện thoại: 35575198
Điện thoại di động / Fax: 0913081129 /
Thư điện tử: Nguyen.lancuong@yahoo.com
Đơn vị: Viện Khảo cổ học
Chức vụ: Nghiên cứu viên cao cấp
Học hàm, học vị:
Mô tả, ghi chú:

1. Thông tin cá nhân

Họ và tên

NGUYỄN LÂN CƯỜNG

Năm sinh

1941

Chức danh khoa học Phó Giáo sư, tiến sĩ, NCV cao cấp

Giới tính

Nam

Chức vụ hành chính Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học

Tên phòng , ban, bộ môn
Tên cơ quan công tác
Địa chỉ cơ quan 61 Phan Chu Trinh Tỉnh/ TP Hà Nội
Điện thoại cố định 35575198 Di động 0913081129
Email chính Nguyen.lancuong@yahoo.com Fax
Email thay thế
Số tài khoản 0451000271235
Mở tại Ngân hàng VIETCOMBANK
Tên chi nhánh NH Trung Hòa Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Hà Nội

2. Quá trình đào tạo:

TT

Thời gian

Tên cơ sở đào tạo

Chuyên ngành

Học vị

1

1960-1964 Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Động vật có xương sống Cử nhân

2

1994 Viện Khảo cổ học Lịch sử Phó Tiến sĩ

3

2002 Bộ Giáo dục & Đào tạo Khảo cổ học Phó Giáo sư

4

2003 TT KHXH&NVQG Khảo cổ học Nghiên cứu viên Cao cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

1/ 1965 về công tác tại Viện Khảo cổ học đến 2007 thì nghỉ chế độ

2/ 1978 – 1980. Thực tập sinh tại Viện Hàn lâm CHDC Đức. (đề tài Khôi phục lại mặt theo xương sọ)

3/ 1988 – 1990. Thực tập sinh tại Viện Hàn lâm Liên Xô (cũ) (đề tài Cổ nhân học )

Ngoài ra:

+ Tháng 6-9/1994 được Trường Đại học Bordeax (Pháp)I,  mời làm Phó Giáo sư thỉnh giảng về cổ nhân học

+ Năm 1998 sang trao đổi Khoa học tại Bảo tàng Người Musei d’lom

+ Năm 1998 và 2002 trao đổi khoa học tại CHLB Đức (tại Trường Đại học Thurbingen và Trường Đại học mang tên Johann  Wolfgang Goethe)

+ Các năm 2012, 2013, 2015 đều sang giúp cho Bảo tàng Quảng Tây Trung  Quốc phục chế và nghiên cứu sọ cổ (thời hạn mỗi lần 10 ngày)

+ Năm 2007 Trao đổi khoa học tại Pháp (10 ngày)

+ Năm 2009 Trao đổi Khoa học tại Nhật Bản (10 ngày)

+  Năm 2014 Trao đổi khoa học tại Indonesia (10 ngày)

+  Năm 2016 Trao đổi khoa học tại Đài Loan  (10 ngày) 4

5. Nguyễn Lân Hùng (Giáo sư – Tiến sĩ)

– Theo Wikipedia: Nguyễn Lân Hùng ( Giáo sư – Tiến sĩ, sinh năm 1945 tại Huế) là người con trai thứ 5 của gia tộc Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Hùng là tổng Thư ký Các hội sinh học Việt Nam, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Lân Hùng là một Giáo sư tiến sĩ Sinh học, Nhà giáo nhân dân của Việt Nam. Ông từng là Giáo sư tại khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay ông là chuyên gia sinh học, Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam.

Ngoài ra, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng còn được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại những trường đại học lớn và danh giá về sinh học cũng như nông nghiệp như Cornell, California, Harvard, Oxford…

Dù đã ở tuổi “thất thập”, nhưng GS.TS NGND Nguyễn Lân Hùng hàng ngày vẫn rong ruổi khắp nơi để mang những kiến thức bổ ích đến với bà con nông dân. Vì thế mà nhiều người gọi ông là bạn của nhà nông.

Với những gì đã cống hiến, GS.TS Nguyễn Lân Hùng đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt là các Huy chương Vì giai cấp nông dân Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huân chương Lao động hạng Nhất…

Thân thế Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng

Nguyễn Lân Hùng sinh ngày 26 tháng 9 năm 1945, tại Huế trong một gia đình có truyền thống hiếu học, tài hoa và chuẩn mực. Các anh chị em của ông đều là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ.

Ông là người con thứ 5 của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân – một giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam.

Nối tiếp truyền thống của gia đình, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng đã luôn cố gắng học tập, làm việc và cống hiến hết mình với quan điểm sống “mỗi ngày sống là một ngày có ích”.

– Người anh trai cả là Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất (đã mất), nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novoxibiec – Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001).

– Người chị thứ hai là nữ Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

– Người anh thứ ba là Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng, Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, Giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Khoa học – Giáo dục của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

– Người anh thứ tư là Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, chuyên viên cổ nhân học, Viện khảo cổ học Việt Nam, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Cổ sinh địa tầng Việt Nam, Trưởng ban Kiểm tra Hội Âm nhạc Hà Nội.

– Người em thứ nhất là Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

– Người em thứ hai là Giáo sư – Tiến sĩ – Nhà giáo Nhân dân – Anh hùng lao động (được trao tháng 12/2015) Nguyễn Lân Việt là Giáo sư đầu ngành Tim mạch Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch – Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.

– Người em út là Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung, nguyên Hiệu Phó Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF” 5.

6. Nguyễn Lân Tráng (Phó Giáo sư – Tiến sĩ)

Người con thứ sáu là Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

– Tìm hiểu thêm: Nguyễn Lân Thắng (con trai Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng) bị bắt tạm giam

7. Nguyễn Lân Việt (Giáo sư – Tiến sĩ – Nhà giáo Nhân dân – Anh hùng lao động)

Nguyễn Lân Việt (sinh 3/2/1952, là giáo sư – tiến sĩ – nhà giáo nhân dân – anh hùng lao động) là người con thứ 7 của gia tộc Nguyễn Lân, ông là Giáo sư đầu ngành Tim mạch Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch – Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.

 

– Nguyễn Lân Việt là Bác sĩ,Giáo sư, Tiến sĩ,Anh hùng lao động, Nhà giáo Nhân dân và là con trai thứ 7 trong tổng số 8 người con của cố Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân.

– Ngày 08/11/2019, ông được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất để ghi nhận công lao và đóng góp của ông cho ngành Y nói chung và lĩnh vực Tim mạch nói riêng.

Tiểu sử Nguyễn Lân Việt

– Năm 1967, ông học khóa 2 của lớp chuyên Toán, Trường Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội[cần dẫn nguồn]

– Năm 1995, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội và Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam.

– Năm 2003, ông được bổ nhiệm vào cương vị hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nội

– Năm 2008, Nhà nước phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

– Năm 2009: ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam

– Năm 2014: ông được bầu là Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam.

– Tháng 12/2015: ông vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

Gia đình Nguyễn Lân Việt

– Bố là Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân

– Mẹ là Nguyễn Thị Tề

– Vợ là Lê Thị Thúy Hải

– Con trai cả là Nguyễn Lân Việt Anh

– Con gái thứ hai là Nguyễn Ngọc Hải Thanh” 6

8. Nguyễn Lân Trung (Phó Giáo sư – Tiến sĩ)

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung là người con út của gia tộc Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Trung nguyên Hiệu Phó Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung là người con út của gia tộc Nguyễn Lân

(Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung – Ảnh wikipedia)

Nguyễn Lân Trung là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam VFF, hiện đang là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là con trai thứ tám của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân.

Thân thế sự nghiệp

Nguyễn Lân Trung trong hội thảo của Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam tại nước ngoài (AVSE), tháng 4 năm 2018 tại Hà Nội
Ông quê tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

– Năm 1969, ông học tại trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội khóa đầu tiên.[5]

– Năm 2001, ông là ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam[6]

– Năm 2009, ông là Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông đối ngoại của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam[6]

– Năm 2010, ông đảm nhiệm 7 vị trí khác nhau cùng 1 lúc như: Phó hiệu trưởng Trường ĐHNN – ĐHQG Hà Nội, Phó Chủ tịch phụ trách Truyền thông & Đối ngoại VFF, Phó Chủ tịch Hội các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, Tổng Thư ký Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt – Pháp, Ủy viên Đoàn chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VN, Ủy viên BCH Hội chữ thập đỏ VN.[7]

– Năm 2013, ông thôi giữ chức Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

– Gia đình

+ Con gái: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Lưu Ly, Phó Chủ nhiệm Khoa ngôn ngữ và Văn hóa tiếng Pháp, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam (32 tuổi), Gương mặt Thủ đô tiêu biểu năm 2014.

+ Con trai: Nguyễn Lân Trung Anh, doanh nhân, Chủ tịch công ty xe thể thao và giải trí XLE, từng được Forbes Vietnam tôn vinh trong danh sách Forbes Under 30 năm 2018″ 7.

5/5 - (11 bình chọn)

Bài nổi bật

Đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng, khung hình phạt ra sao?

Bà Nguyễn Phương Hằng bị đề nghị truy tố về tội gì?

Bà Nguyễn Phương Hằng bị truy tố về tội gì? Bà Nguyễn Phương Hằng phạm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *