Home / 🔥 Tin nóng / Tina Dương được bảo lãnh về nhà, chưa có dấu hiệu lừa đảo

Tina Dương được bảo lãnh về nhà, chưa có dấu hiệu lừa đảo

Liên quan đến vụ việc Tina Dương được bảo lãnh về nhà, Cơ quan chức năng xác định ban đầu Tina Dương chưa có dấu hiệu lừa đảo lừa đoạt tài sản, việc xác định Tina Dương có lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không cần thời gian và cần thêm nhiều thông tin, chứng cứ và đơn của những người có liên quan.

1. Tina Dương được bảo lãnh về nhà

Theo thông tin Công an TP. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) cho biết, Công an đã làm việc với Tina Dương (tên thật là Ninh Thị Vân Anh, quê Bắc Giang) theo đơn trình báo của bị hại. Trước mắt phải điều tra, xem xét các dáu hiệu và chứng cứ liên quan mới có thể kết luận, hiện tại chưa đủ căn cứ để khởi tố hay bắt giam. Theo đó, Cơ quan công an đã cho gia đình, người thân bảo lãnh Tina Dương về nhà.

Liên quan đến vụ việc drama Anna Bắc Giang lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến hàng chục tỷ đồng, đại diện Công an TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cũng cho biết, Cơ quan CSĐT Công an thành phố đã mời Ninh Thị Vân Anh (thường được gọi với tên Tina Dương, sinh năm 1995, quê tại Bắc Giang) lên làm việc do có liên quan đến đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá lên đến 1,5 tỉ đồng.

Trưởng Công an TP.Phan Thiết khẳng định, thông tin trên mạng xã hội Facebook và những thông tin trên Tiktok lan truyền trong những ngày qua liên quan đến vụ việc Tina Dương lừa đảo rất nhiều người, nhưng hiện tại Cơ quan CSĐT Công an TP.Phan Thiết mới chỉ nhận được đơn tố cáo của một bị hại.

Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin tố giác Tina Dương “dàn dựng” nhiều kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của rất nhiều người ở các tỉnh thành khác nhau… Những người tố cáo cô này trên mạng xã hội chứ chưa làm đơn tố cáo

Những bị hại tố cáo trên mạng xã hội cho rằng, cô gái này đóng vai là tiểu thư con nhà giàu, có cuộc sống sang chảnh, dùng đồ hiệu, đi xe đắt tiền, bản thân đang kinh doanh lớn ở nhiều lĩnh vực, thậm trí còn dựng lên câu truyện có bố là cựu đặc vụ của Cục tình báo Mỹ, bị bắt cóc,… từ đó tạo lòng tin của nhiều người, rủ họ làm ăn chung, hoặc yêu cầu mượn tiền, và nhiều hình thức khác nhằm chiếm đoạt tài sản trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng.

Sau khi xảy ra ồn ào trên mạng xã hội, không ai biết Tina Dương đang ở đâu. Nhóm các nạn nhân đã tập hợp với nhau để cùng gửi đơn tố cáo NTVA và truy tìm cô này để báo cho cơ quan công an xử lý.

2. Tina Dương chưa có dấu hiệu lừa đảo

Theo Công an xã Bình Tân, ngày 17/9/2022, cơ quan này nhận được tin báo về việc Tina Dương (tên thật Ninh Thị Vân Anh) đang có mặt tại nhà một người tên H. ở thôn Bình Nghĩa, xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Cảnh sát sau đó đã có mặt và đưa cô này về trụ sở làm việc.

Anh N.H.N. (38 tuổi, ngụ TP.Hồ Chí Minh, người tố cáo Tina Dương lừa đảo 1,5 tỷ đồng) cho biết, anh đã có buổi làm việc, đối chất với Ninh Thị Vân Anh và Công an xã Bình Tân.

Tại buổi làm việc, anh N. cho biết, Ninh Thị Vân Anh phủ nhận việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của anh mà nói, đang nợ anh 1,5 tỷ đồng.

“Hotgirl” Tina Dương khẳng định giữa mình và anh N. có mối quan hệ làm ăn chung và việc nhận tiền cũng chỉ liên quan đến vấn đề làm ăn, chứ không lừa đảo ông N. Bên cạnh đó, cô cũng đề nghị cung cấp thêm chứng cứ tố cáo mình lừa đảo và kiểm tra số lần chuyển khoản cho ông N.

NTVA cho rằng sau khi xảy ra mâu thuẫn, mình đã cố gắng khắc phục để lấy lại chiếc xe Mercedes E250 mà mình trước đó đã đưa cho ông N có phương tiện đi lại chứ không phải cầm cố hay thế chấp. “Tuy nhiên ông N không đồng ý mà còn đe dọa sẽ tháo rời mang bán qua Campuchia”, bản tường trình của NTVA viết.

Theo VA, ngày 16/09/2022 đã chủ động liên lạc với ông N để hẹn gặp vào hôm sau để thương lượng, giải quyết nhưng sau đó Công an Bình Tân đến mời về trụ sở làm việc.

Sau khi làm việc với công an, Tina Dương đã được người thân bảo lãnh về và cam kết sẽ đến trình diện, làm việc khi có yêu cầu triệu tập của cơ quan chức năng.

Theo chia sẻ của nhiều người trên mạng xã hội, cô gái này thường khoe trên trang cá nhân Facebook của mình là người có cuộc sống giàu sang, thường xuyên đăng tải hình ảnh sử dụng hàng hiệu, thuê biệt thự, căn hộ hạng sang, xế hộp sang trọng ở để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo đơn tố cáo, Tina Dương làm quen với anh N. trong một dịp tình cờ tại TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Nhiều lần cô đến nhà anh N. chơi và vợ chồng anh cũng đến nơi ở của cô gái này tại hai căn hộ sang trọng nằm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Tina Dương tự xưng là người của “Tổng cục 5” và là giám đốc của 1 công ty ở tỉnh Bình Thuận, đã “dụ” anh N. đưa số tiền 1,5 tỷ đồng. Sau đó, Công an tỉnh Bắc Giang hướng dẫn anh N. tố cáo đến Công an tỉnh Bình Thuận và hiện tại đơn được chuyển đến Công an TP.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

3. Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

– Một hành vi được xem là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” khi có thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin tưởng mà giao tài sản cho, sau đó thực hiện chiếm đoạt số tài sản đã nhận trước đó.

– Về bản chất, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hình thức xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của người khác, chuyển quyền sở hữu đó sang cho người phạm tội.

– Về giá trị tài sản: Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, trường hợp giá trị tài sản thấp hơn 2 triệu đồng phải thuộc các trường hợp tại khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự 2015 thì mới được xem là dấu hiệu của tội lừa đảo.

Về phía Tina Dương, thời gian vừa qua cô bị nhiều trang cá nhân đăng thông tin hình ảnh lên mạng xã hội Facebook cho rằng cô lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu cảm thấy việc người khác đăng thông tin không đúng quy định, sai sự thật, vu khống mình thì cô cũng có thể đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xem xét xử lý người đã đưa tin sai sự thật đó.

Khi có yêu cầu xem xét xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về hành vi đưa tin sai sự thật hoặc hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc xác minh làm rõ.

Còn vấn đề đưa ra những thông tin có tính chất quan điểm, chưa rõ ràng, thiếu chứng cứ và chỉ là thông tin một chiều nhưng không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan chức năng cũng sẽ không vào cuộc xác minh để xử lý.

Còn trường hợp người làm đơn tố cáo Tina Dương lừa đảo và gửi đơn đến cơ quan chức năng, lúc này cơ quan chức năng vào cuộc điều tra xác minh thì mới có thể rõ được bản chất vụ việc.

– Tại điều 174 Bộ luật hình sụ 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 – dưới 50 triệu đồng: Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 – dưới 200 triệu đồng: Phạt tù từ 2 – 7 năm

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu: Phạt tù từ 7 – 15 năm

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên: Phạt tù từ 12 – 20 năm, hoặc tù chung thân

+ Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm; hoặc tịch thu một phần tài sản; hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

Trên đây là phân tích mang tính chất tham khảo, không có ý quy kết tội cho bất kỳ ai. Việc Tina Dương có lừa đảo hay không, bị xử lý như thế nào phải chờ cơ quan chức năng vào cuộc điều tra thì mới có thể xác định chính xác vụ việc.

👉 Xem Video clip Tina Bắc Giang bị bắt giao Công an xử lý

5/5 - (1 bình chọn)

Bài nổi bật

Nhân chứng kể lại vụ giẫm đạp lễ hội halloween Hàn Quốc

Nhân chứng vụ giẫm đạp halloween Hàn Quốc: 살려주세요 경

Con số thương vong trong vụ thảm kịch giẫm đạp halloween Hàn Quốc tính đến …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *