Home / ⚖ Pháp luật / Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Lừa đảo bị phạt bao nhiêu năm tù?

Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Lừa đảo bị phạt bao nhiêu năm tù?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm? tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu thì bị xử phạt như thế nào? Hành vi chiếm đoạt tài sản qua mạng trên 1 tỷ thì bị xử phạt bao nhiêu năm tù giam? Kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu để được giải quyết và lấy lại tiền? Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích và hướng dẫn các bạn một cách chi tiết.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm?

Căn cứ tại điều 174 BLHS 2015 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu thuộc khoản 1, phạt tù từ 2 – 7 năm nếu thuộc khoản 2, phạt tù từ 07 – 15 năm (khoản 3), phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4).

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm?

1. Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị trên 2 triệu đồng, hoặc dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc vào các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

– Trường hợp dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản trị giá trên 2 triệu đồng

Người phạm tội trước tiên phải có suy nghĩ chiếm đoạt tài sản của người khác trước khi nhận tài sản (nãy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của người khác trước), sau đó mới dùng thủ đoạn gian dối (mời chào, quảng cáo, …) để lấy được lòng tin của người khác nhằm mục đích giao tài sản cho họ, sau đó người phạm tội chiếm đoạt luôn tài sản của người bị hại.

Ví dụ: Đầu tiên, A có suy nghĩ sẽ lừa đảo để lấy tiền tiêu xài, A bắt đầu lên kế hoạch, sau đó lên mạng xã hội đăng bán một chiếc điện thoại iPhone 12 với giá 10 triệu đồng, A quảng cáo trên Facebook rằng điện thoại còn mới và chưa qua sử dụng, yêu cầu người mua thanh toán tiền đặt cọc trước 5 triệu đồng để chuyển hàng, nhưng khi người mua thanh toán tiền đặt cọc thì A không giao hàng, chặn số khách hàng, hoặc khóa máy. Đây chính là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Trường hợp dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 2 triệu đồng

Tương tự như trường hợp ở trên, A cũng dùng thủ đoạn gian dối như vậy để tìm khách hàng, nhưng A chỉ yêu cầu khách hàng thanh toán tiền đặt cọc 1,9 triệu đồng (chưa đủ 2 triệu đồng), nhưng trước đó A đã từng vi phạm và bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính rồi mà vẫn tái phạm, lúc này mặc dù A mới chỉ chiếm đoạt số tiền dưới 2 triệu đồng nhưng vẫn bị truy tố trách nhiệm hình sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tính chất của hành vi, cũng như mức độ vi phạm mà người phạm tội (qua mạng hoặc trực tiếp) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những khung hình phạt khác nhau. Dưới đây là những khung hình phạt cụ thể đối với các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2. Trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu thuộc một trong các điểm a, b, c, d khoản 1 điều 174 bộ luật hình sự 2015 dưới đây:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại”.

– Trường hợp thứ 1, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng.

Chỉ cần hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị áp dụng khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Trường hợp thứ 2, lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng, nhưng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm. Ví dụ, trước đó bạn chiếm đoạt tài sản của người khác một lần và đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính vì hành vi chiếm đoạt đó (nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. Sau đó, bạn tiếp tục hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một lần nữa với số tiền dưới 2 triệu đồng, lúc này bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc cũng có thể bạn sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều sau dưới đây, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:  Điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 173 (tội trộm cắp tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật hình sự 2015.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vấn đề này cần xem xét đến từng trường hợp cụ thể của tội phạm và mức độ nghiêm trọng của tội phạm làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ví dụ, nếu hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 2 triệu đồng nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng như đánh nhau, làm loạn đường phố,… Thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. Trường hợp người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác là những vật có giá trị về mặt tinh thần mà có giá trị dưới 2 triệu đồng cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt này.

3. Trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

Căn cứ pháp lý để người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù từ 2 – 7 năm được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 174 bộ luật hình sự 2015 như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này”.

– Trường hợp thứ 1, phạm tội có tổ chức. Trường hợp một tổ chức (nhiều người cùng tham gia, cùng lên kế hoạch và cùng dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản) có sự điều khiển của người cầm đầu, đây cũng là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia.

– Trường hợp thứ 2, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Thế nào là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp? Những người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là nguồn kiếm sống chính (nguồn thu nhập chính là từ lừa đảo chiếm đoạt tài sản), số lần thực hiện phạm tội từ 5 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Trường hợp thứ 3, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. Đây là một quy định khá cụ thể và rõ ràng, người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khung hình phạt từ 2 – 7 năm.

– Trường hợp thứ 4, tái phạm nguy hiểm. Trường hợp nào được coi là tái phạm nguy hiểm? Tại điều 53 BLHS 2015 quy định các trường hợp tái phạm nguy hiểm bao gồm:

+ Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

– Trường hợp thứ 5, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

– Trường hợp thứ 6, Dùng thủ đoạn xảo quyệt. Thế nào là dùng thủ đoạn xảo quyệt? Dùng thủ đoạn xảo quyệt phạm tội là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại hoặc những người khác khó lường thấy trước được để đề phòng.

– Trường hợp thứ 7, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm sau đây:

+ Điểm a khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm

+ Điểm b khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 173 (tội trộm cắp tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm)

+ Điểm c khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

+ Điểm d khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

4. Trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

Tại khoản 3 điều 174 bộ luật hình sự 2015 xác định khung hình phạt đối với tội danh này cụ thể như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”.

– Trường hợp thứ 1, dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng. Quy định này rất cụ thể và rõ ràng, người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 7 – 15 năm tù giam.

– Trường hợp thứ 2, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định dưới đây:

+ Điểm a khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm

+ Điểm b khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 173 (tội trộm cắp tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm)

+ Điểm c khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

+ Điểm d khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

– Trường hợp thứ 3, lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Trong trường hợp người nào lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 7 – 15 năm.

Ví dụ: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm diễn ra ngày càng trầm trọng, lợi dụng vấn đề ngày, người phạm tội lên kế hoạch bán các mặt hàng thiết yếu như gạo, thiết bị y tế,…sau đó quảng cáo để bán sản phẩm, nhưng khi khách hàng chuyển tiền mua hàng thì không chuyển hàng cho họ, mà tắt máy, hoặc chặn liên lạc của người mua hàng… Lúc này, đơn vị bán hàng này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tình tiết tăng nặng là “Lợi dụng dịch bệnh để phạm tội”.

5. Trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị tù từ 12 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân:

Tại khoản 4 điều 174 bộ luật hình sự 2015 quy định về khung hình phạt tù từ 12 – 20 năm, hoặc phạt tù chung thân với các trường hợp cụ thể dưới đây:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp”.

– Trường hợp thứ 1, Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

– Trường hợp thứ 2, Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

+ Điểm a khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm

+ Điểm b khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 173 (tội trộm cắp tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm)

+ Điểm c khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

+ Điểm d khoản 1 điều 174 BLHS 2015: Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

– Trường hợp thứ 3, Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Ví dụ, khi xảy ra chiến tranh dẫn tới tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm, hoặc nhu cầu cần thiết về thiết bị y tế tăng cao, hoặc nhu cầu lánh nạn của người dân tăng cao, lúc này tội phạm lợi dụng vấn đề này để cung cấp dịch vụ lánh nạn có trả phí, hoặc bán các mặt hàng y tế thiết yếu nhưng nhận tiền mà không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng, chủng loại,..

6. Trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị tịch thu một phần, hoặc toàn bộ tài sản

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

– Trường hợp thứ 1, phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm

Trong trường hợp người phạm tội đang đảm nhiệm, chức vụ cụ thể trong một công ty, tổ chức, doanh nghiệp nào đó mà phạm tội thì có thể bị xử phạt thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cộng với cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

– Trường hợp thư 2, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Không phải trường hợp phạm tội nào cũng bị tịch thu tài sản, để có thể áp dụng biện pháp tịch thu tài sản thì cần phải xét đến nhiều yếu tố khác nhau mà pháp luật có quy định.

Hình thức xử phạt bằng phương pháp tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với những người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, chủ yếu là những tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, các tội liên quan đến vấn đề tham nhũng, hoặc tội phạm khác do Bộ luật hình sự có quy định.

Như vậy, trên đây là phân tích vấn đề thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm? Cũng như phân tích các trường hợp cụ thể, nếu bạn còn câu hỏi, thắc mắc nào liên quan khác vui lòng để lại ở dưới bình luận để cùng trao đổi thêm.

Cảnh giác những hình thức lừa đảo trên mạng xã hội phổ biến nhất

Cảnh giác những hình thức lừa đảo khi chơi chứng khoán trên mạng

Hotline đường dây nóng tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cách trình báo công an online trong đợt giãn cách vì dịch Covid-19

5/5 - (3 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *