Home / ⚖ Pháp luật / Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán!

Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán!

Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để điều tra hành vi thao túng chứng khoán, khung hình phạt dành cho Tội thao túng thị trường chứng khoán  là bao nhiêu năm tù giam? Ông Trịnh Văn Quyết (chu tịch tập đoàn FLC) có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù giam vì hành vi thao túng thị trường chứng khoán?

1. Trịnh Văn Quyết FLC bị bắt tạm giam vì thao túng thị trường chứng khoán

Ngày 29/03/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch tập đoàn FLC) để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán (theo điều 211 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) và hành vi bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC.

Trịnh Văn Quyết FLC bị bắt tạm giam vì thao túng thị trường chứng khoán

(Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC, kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways chính thức bị bắt tạm giam để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán!)

TTO – Trung tướng Tô Ân Xô (chánh Văn phòng Bộ Công an) xác nhận với Tuổi Trẻ, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam bị can Trịnh Văn Quyết để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên.

Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để điều ra các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thao túng giá chứng khoán và bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC.

Cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam, đồng thời ra lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết để phục vụ điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán và bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC

Theo trung tướng Tô Ân Xô, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã tiến hành điều tra, xác minh với ông Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”, “che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ các căn cứ trên, ngày 29/03/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc của các đối tượng liên quan tại 21 địa điểm.

Trước đó, chủ tịch FLC, kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết đã bị cơ quan điều tra ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh một tháng để phục vụ điều tra. Quyết định được cơ quan điều tra ban hành ngày 26/03/2022.

Những hành vi của ông Quyết xảy ra hồi tháng 1 từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán. Cụ thể, sau nhiều ngày cổ phiếu FLC được “đánh lên” với giá rất cao, ngày 10-1, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Đáng chú ý, chỉ trong một phiên giao dịch, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình 15 – 40 triệu cổ phiếu.

Cũng trong phiên này, nhiều nhà đầu tư vừa mới “đua lệnh” mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.

Sau sự việc người đứng đầu Tập đoàn FLC “bán chui” cổ phiếu, thị trường chứng khoán chao đảo, nhà đầu tư liên tục bán tháo FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết, hàng chục mã cổ phiếu khác cũng bị vạ lây.

Ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10-1 của ông Trịnh Văn Quyết, nhiều nhà đầu tư được hoàn tiền đã mua.

Ngày 18-1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng, mức cao nhất theo quy định.

Đồng thời chủ tịch Tập đoàn FLC cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.

Trước khi xảy ra phi vụ “bán chui”, ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn của tập đoàn. Sau khi hủy giao dịch, tỉ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC không thay đổi.

Tuy nhiên, sự cố này cũng gây một số tác động tâm lý đến nhà đầu tư chứng khoán, dẫn đến các cổ phiếu “họ FLC” bị nhiều nhà đầu tư bán ra, rớt giá, mất thanh khoản.

Đây là lần thứ hai chủ tịch FLC nhận án phạt từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trước đó vào tháng 11-2017, ông Quyết bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường.

Cũng trong năm 2017, Công ty CP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT cũng bị phạt với nguyên nhân đã bán chui hơn 13,69 triệu AMD (Công ty CP đầu tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có thể thu được hơn 136 tỉ đồng, song mức phạt chỉ 130 triệu đồng” 1

2. Trịnh Văn quyết có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù giam?

Ông Trịnh Văn Quyết vi phạm tại điều 211 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, theo đó khung hình phạt cao nhất mà ông Trịnh Văn Quyết có thể bị áp dụng là 7 năm tù giam, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Căn cứ quy định tại điều 211 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cụ thể như sau:

“Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

b) Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm” 2

3. Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc tội thao túng thị trường chứng khoán

Cơ quan điều tra đang tiếp tục các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để làm sáng tỏ nội dung vụ án và những hành vi cụ thể thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết.

Trịnh Văn Quyết FLC bị cáo buộc tội thao túng thị trường chứng khoán

(Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC, kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways chính thức bị bắt tạm giam để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán!)

Theo VietNamNet, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC, kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways).

Việc khởi tố vụ án nhằm điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán và che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra ngày 10/1/2022.

Trao đổi với VietNamNet, Tiến sỹ, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam về tội danh thao túng thị trường chứng khoán khá bất ngờ, bởi trước đó ông Quyết đã bị xử phạt hành chính.

Theo luật sư, về nguyên tắc, một hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một lần. Nếu hành vi vi phạm mà bị xử phạt hành chính rồi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp xử lý hình sự thì phải hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Bởi vậy, trong vụ việc này, CQĐT sẽ làm rõ hành vi vi phạm của ông Quyết là hành vi nào, hành vi này đã từng bị cơ quan chức năng nào xử lý hay chưa?

Trong trường hợp, hành vi đã bị xử phạt hành chính, nhưng cơ quan chức năng xác định việc xử phạt hành chính là không đúng, hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính trước khi khởi tố vụ án hình sự.

Tiến sỹ Đặng Văn Cường phân tích: Nhà nước quản lý thị trường chứng khoán bằng pháp luật. Những người tham gia thị trường chứng khoán phải tuân thủ các quy định của pháp luật về niêm yết, mua, bán và thực hiện các hoạt động đầu tư khác.

Trên thực tế, có những người có tầm ảnh hưởng trên thị trường chứng khoán. Họ nắm giữ nhiều cổ phần và có uy tín, nên việc mua bán của họ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thị trường.

Để tránh trường hợp những người này thao túng thị trường chứng khoán, pháp luật đã có những quy định nhằm quản lý thị trường, tạo sự minh bạch, công bằng, bình đẳng.

Hành vi vi phạm pháp luật trong thị trường chứng khoán có thể tác động tiêu cực, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước.

Bởi vậy, hành vi thao túng thị trường chứng khoán mà thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 211 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017″ 3.

4. Điều kiện để buộc tội Trịnh Văn Quyết tội thao túng thị trường chứng khoán

Để buộc tội ông Trịnh Văn Quyết về tội thao túng thị trường chứng khoán, Cơ quan điều tra phải thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh ông Quyết đã thực hiện một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây mà gây thiệt hại cho người khác số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên:

– Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác, hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

– Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu, hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm, nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

– Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

– Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

– Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;

– Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Theo luật sư Đặng Văn Cường, một trong những căn cứ để buộc tội là xác định số tiền thu lợi bất chính hoặc số tiền thiệt hại đối với các nạn nhân.

Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, luật sư cho rằng, nếu có tội, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC sẽ phải đối diện với mức án cao nhất là 7 năm tù.

Trường hợp cơ quan chức năng xác định có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự và số tiền thu lợi bất chính từ 1,5 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 3 tỷ đồng trở lên, người vi phạm sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh này là án tù 2 – 7 năm tù giam.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Theo quan điểm của Tiến sỹ Đặng Văn Cường, ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để điều tra chỉ mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình điều tra. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để làm sáng tỏ nội dung vụ án” 4

👉 Xem thêm: Tiểu sử Lê Thị Ngọc Diệp, vợ Trịnh Văn Quyết là ai?

5/5 - (4 bình chọn)

Bài nổi bật

Full video clip vụ 3 cô con gái đốt nhà mẹ đẻ ở Hưng Yên

Video clip vụ 3 cô con gái đốt nhà mẹ đẻ ở Hưng Yên

Liên quan đến video clip vụ 3 cô con gái đốt nhà mẹ đẻ ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *