Home / ⚖ Pháp luật / Các app online cho vay tiền dọa nạt thì phải làm thế nào?

Các app online cho vay tiền dọa nạt thì phải làm thế nào?

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì để chấm dứt hành vi khủng tố một cách triệt để? Các app online cho vay tiền dọa nạt thì phải làm thế nào để yêu cầu họ ngừng việc khủng bố đòi tiền? Dưới đây, văn phòng điều tra viên 126 sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý khi bị các app cho vay tiền online khủng bố đòi nợ một cách chi tiết.

Có thể nói được rằng, tình trạng khủng bố và dọa nạt để đòi nợ của các app cho vay tiền online hiện nay diễn ra rất phổ biến, hầu hết là khủng bố và dọa nạt người vay thông qua điện thoại, mạng xã hội Facebook. Đây là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, do vậy nếu các app cho vay tiền online đang áp dụng những cách khủng bố và dọa nạt để đòi nợ hãy cân nhắc để tránh vi phạm các quy định của pháp luật về lĩnh vực cho vay tài chính tiêu dùng.

1. Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?

Khi vay tiền qua app mà bị khủng bố qua điện thoại, Facebook thì người bị khủng bố có thể làm đơn khiếu nại đến công ty tài chính đã quấy rối khi đòi nợ, hoặc gửi đơn tố cáo lên cơ quan Công an nếu các app vay tiền online vẫn tiếp tục sử dụng điện thoại, phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, đe dọa tinh thần.

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?

(Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? – Ảnh minh họa)

Việc đôn đốc thu nợ ( đòi nợ ) đối với những công ty tài chính ( app cho vay tiền online ) được quy định tại điểm d, khoản 2 điều 7 của Thông tư 43/2016/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung 2019) cụ thể như sau:

– “Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng.

– Trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ;

Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, theo quy định trên thì các công ty tài chính (bao gồm cả những app cho vay tiền online) khi đòi nợ thì không được áp dụng các biện pháp đe dọa với người vay tiền, đồng thời không được áp dụng các biện pháp gọi điện cho người thân của người vay tiền để đòi nợ. Đây là 2 trường hợp các app cho vay tiền online thường xuyên vi phạm và ngày càng có diễn biến xấu hiện nay.

Mặc dù pháp luật đã có quy định cụ thể vấn đề không được áp dụng các biện pháp dọa nạt khi đòi tiền, cũng như không được thông báo cho người thân của người vay tiền, nhưng các công ty tài chính, app cho vay tiền online vẫn thực hiện một cách thường xuyên, đây là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, tùy thuộc vào từng mức độ cụ thể mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Hành vi khủng bố, dọa nạt để đòi tiền bị xử phạt như thế nào?

Hành vi dọa nạt, khủng bố khi đòi nợ bị xử phạt như thế nào? Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi dọa nạt, khủng bố khi đòi nợ có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1. Trường hợp bị xử phạt hành chính

Người nào có hành vi khủng bố tinh thần, dọa nạt người khác để đòi tiền sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng. Tại điểm e, g, khoản 3 điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính cho các hành vi vi phạm về sử dụng thông tin cụ thể như sau:

“Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Như vậy, người nào có những hành vi đe dọa, quấy rối, vu khống, xúc phạm uy tín của người khác để đòi nợ bằng cách đăng ảnh của người khác lên Facebook để bêu rêu đòi nợ thì bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng. Trong trường hợp vi phạm có tính chất nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.2. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Các hành vi khủng bố, dọa nạt khi đòi nợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào từng trường hợp, tính chất của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 1 – 7 năm tù giam.

– Phạt cải tạo không giam giữ 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm:

Hành vi đe dọa khi đòi tiền có thể thuộc vào tội đe dọa giết người, khung hình phạt có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Căn cứ pháp lý truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người tại điều 133 bộ luật hình sự 2015 như sau:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.

Hình thức đe dọa sẽ giết người nếu không trả tiền là hành vi diễn ra rất nhiều, hầu hết các nhân viên thu hồi nợ không nắm được quy định pháp luật trong vấn đề này, hoặc biết nhưng cố tình phớt lờ, miễn sao đòi được tiền là được,… Từ đó vô tình họ đang vi phạm pháp luật và rất dễ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạt cải tạo không giảm giữ 3 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm:

Người nào có những hành vi bôi xấu uy tín, danh dự nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội với mục đích làm nhục để đòi tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 5 năm tù giam. Căn cứ pháp lý về tội làm nhục người khác tại điều 155 bộ luật hình sự 2015 cụ thể như sau:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy, tùy thuộc vào từng tính chất của hành vi khủng bố dọa nạt khi đòi tiền, nếu nhân viên thu nợ của các công ty tài chính có dấu hiệu của những hành vi tội phạm ở trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với khung hình phạt cụ thể.

3. Các app online cho vay tiền dọa nạt thì phải làm thế nào?

Nếu bị các app cho vay tiền dọa nạt thì người bị dọa nạt có thể làm đơn và gửi đến công ty tài chính yêu cầu chấm dứt hành vi dọa nạt khi đòi nợ, nếu các app này vẫn tiếp tục dọa nạt và bôi xấu danh dự thì có thể gửi đơn tổ cáo tới cơ quan Thanh tra để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính.

Các app online cho vay tiền dọa nạt thì phải làm thế nào?

(Các app online cho vay tiền dọa nạt thì phải làm thế nào? – Ảnh minh họa)

– Làm đơn khiếu nại gửi đến công ty tài chính, app cho vay tiền online

Trước tiên, khi vay tiền qua app bị khủng bố thì các bạn nên làm đơn khiếu nại và gửi đến công ty tài chính (chủ của app vay tiền online) để khiếu nại hành vi vi phạm quy định pháp luật về tài chính tiêu dùng, yêu cầu công ty chấm dứt hành vi khủng bố, dọa nạt khi đòi nợ, hoặc yêu cầu công ty thay đổi người thu nợ để không làm ảnh hưởng đến tinh thần của bạn.

Sau khi làm đơn khiếu nại và gửi về công ty tài chính, họ sẽ nhận được đơn khiếu nại của bạn, lúc này họ sẽ có 2 phương pháp xử lý, đó là dừng việc khủng bố và dọa nạt khi đòi tiền, hoặc vẫn tiếp tục để nhân viên của minh khủng bố và dọa nạt để đòi tiền.

Trong trường hợp bạn đã làm đơn khiếu nại gửi đến công ty và họ vẫn tiếp tục sử dụng điện thoại, mạng xa hội Facebook, các phương tiện truyền tin khác để khủng bố, dọa nạt bạn thì bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của họ.

– Gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng để kiến nghị giải quyết vụ việc

Các bạn có thể nộp đơn tố giác đến cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố của trụ sở, hoặc chi nhánh của công ty tài chính đang hoạt động để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính.

Trong trường hợp các app vay tiền online khủng bố mà có dấu hiệu của hình sự thì các bạn có thể tố cáo đến cơ quan Công an để kiến nghị khởi tố vụ án hình sự đối với các hành vi khủng bố, dọa nạt khi đòi nợ.

Như vậy, trên đây là giải đáp vấn đề vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? Các app online cho vay tiền dọa nạt thì phải làm the nào? Hy vọng sẽ giúp bạn có nhận định chính xác vấn đề này một cách cụ thể để tránh vi phạm các quy định của pháp luật.

Hiện nay, tình trạng khủng bố qua điện thoại, dọa nạt trên mạng xã hội, đăng ảnh của người khác lên Facebook để đòi nợ, khủng bố tinh thần người thân của người vay tiền để gây áp lực đòi nợ,… diễn ra rất phổ biến, hầu hết những hành vi này đang vi phạm quy định của pháp luật, nếu người vay tiền cũng như người đi dòi nợ không nắm rõ những quy định của pháp luật thì có thể làm cho quyền của mình bị lãng quên, cũng như đối với những người đi đòi ợ có thể vi phạm pháp luật một cách tự nhiên mà họ không hề hay biết.

Do vậy, thông qua bài phân tích trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho cả bên vay và phía bên đòi nợ hiểu rõ tính chất pháp lý của việc khủng bố dọa nạt khi đòi nợ như thế nào, từ đó có biện pháp xử lý sao cho hiệu quả và hù hợp nhất, tránh vi phạm pháp luật, chúc các bạn thành công!

Đường dây nóng tố cáo app cho vay nặng lãi online

Cách đối phó với tín app vay nặng lãi, tín dụng đen

Cách trình báo công an online khi tố giác tội phạm

Bùng nợ của app vay tiền online? Có nên hay không?

Vay tiền online qua app không trả có bị làm sao không?

5/5 - (10 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

7 Tin tức liên quan:

  1. Nguyễn thị vân anh

    Giúp e với e bị app tín dụng đen khủng bố gia đình bạn bè người thân xuốt này chúng nó còn dọa e và gủi tin nhắn zalo xác phạm e đến tất cả mn ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *