Home / 🔥 Tin nóng / Siêu lừa đảo Anna Bắc Giang bị bắt (video clip), bị xử lý như thế nào?

Siêu lừa đảo Anna Bắc Giang bị bắt (video clip), bị xử lý như thế nào?

Siêu lừa đảo Anna Bắc Giang đã bị bắt hay chưa? Chiều 19/09 trên mạng xã hội lan truyền video clip được cho là đã bắt được Tina Dương (tức Ninh Thị Vân Anh), người được biết đến với những phi vụ lừa đảo thế kỷ với những kịch bản tưởng chừng chỉ có trên các bộ phim hành động của Mỹ.

1. Video vụ “Siêu lừa đảo” Anna Bắc Giang bị bắt

Theo thông tin mới nhất, vào chiều ngày 17/09/ 2022 siêu lừa đảo Anna Bắc Giang (tên gọi khác Tina Dương, tên thật là Ninh Thị Vân Anh, sinh năm 1995, quê tại tỉnh Bắc Giang) đã bị một nhóm người bắt, giữ lại và hỏi một số vấn đề, sau đó giao cho Công an để xử lý, điều tra.

(Video clip bắt siêu lừa đảo Anna Bắc Giang chờ giao cơ quan chức năng xử lý)

Trước đó, theo thông tin mới nhất trên trang cá nhân Tina Dương đăng tải thì cô đang ở Lào, tuy nhiên theo như video clip trên thì thực tế Anna đang ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Thực tế, dù cho Ninh Thị Vân Anh có sang Lào nhưng nếu trong quá trình xác minh nếu có dấu hiệu của tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì Anna Bắc Giang sẽ bị dẫn độ về Việt Nam theo hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam – Lào.

Những ngày qua cư dân mạng xôn xao drama Anna phiên bản Việt Nam dựng lên rất nhiều kịch bản và lừa đảo rất nhiều người, số tiền lừa đảo lên đến hàng chục tỷ đồng, trong số đó một số người còn bị lừa cả tình lẫn tiền.

Đa số kịch bản mà Anna dựng nên đều đánh vào tâm lý vật chất, quyền lực và danh vọng của con người, bên cạnh đó còn những kịch bản liên quan đến con cái (giả mạo có thai), kịch bản tình yêu túp lều lý tưởng,… Nói chung, tính đến thời điểm hiện tại thì không biết Anna đã đám cưới với bao nhiêu người, lừa đảo được bao nhiêu tiền, tất cả mọi việc sẽ chờ cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

2. Anna Bắc Giang (Ninh Thị Vân Anh) có lừa đảo không?

2.1. Điều kiện để Anna Bắc Giang bị bắt và khởi tố tội lừa đảo

Để xác định được Ninh Thị Vân Anh có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không thì cần phải xác định những yếu tố cấu thành của tội phạm, cụ thể phải làm rõ và xác định các yếu tố cấu thành sau:

– Về chủ thể: Tất cả những chủ thể từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tại thời điểm diễn ra vụ việc năm 2022, Ninh Thị Vân Anh (sinh năm 1995) đã 27 tuổi là đã đủ tuổi chịu trách nhiệm, tuy nhiên cần xem xét vấn đề “năng lực trách nhiệm hình sự” của Ninh Thị Vân Anh)

Tại điều 21 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như vậy, cần phải chứng minh được tại thời điểm thực hiện, Ninh Thị Vân Anh không bị bệnh tâm thần nay căn bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

– Về khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác (cụ thể trong các trường hợp trên là tiền)

Một lỗi cố ý trực tiếp làm chấm dứt quan hệ sở hữu tài sản của người khác được xem là dấu hiệu khi tài sản đó có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc nếu dưới 2 triệu thì phải thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

Trong trường hợp này, cần làm rõ vấn đề Anna Bắc Giang có xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản của người khác hay không? Hay chỉ là một vấn đề cho / mượn tiền của dân sự thông thường?

Vấn đề xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác được hiểu đơn giản là hành vi dẫn đến hậu quả chấm dứt quan hệ sở hữu tài sản của chủ thể khác, nghĩa là làm cho người khác không còn quyền sở hữu đối với tài sản của họ nữa, mà chuyển quyền sở hữu đó sang chủ thể phạm tội.

+ Trong trường hợp có giấy tờ nhận tiền (hoặc chứng minh được Ninh Thị Vân Anh nhận tiền), sau đó lẫn tránh và tìm cách chiếm đoạt tài sản, không trả lại thì đó là dấu hiệu của tội đảo.

+ Trường hợp Ninh Thị Vân Anh mượn tiền nhưng cam kết trả lại, hoặc quá trình nhận tiền có văn bản mượn tiền (nói đơn giản là giấy vay tiền) thì đó chỉ là một vấn đề dân sự, không phải là dấu hiệu của tội phạm.

– Về mặt khách quan: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm lòng tin của người khác để người khác tin tưởng mà giao tài sản, sau đó thực hiện chiếm đoạt tài sản

Cần làm rõ thủ đoạn gian dối trong trường hợp này là gì?

Theo như lời của những người có liên quan, Anna Bắc Giang đã tạo ra những câu truyện và tình huống không có thật, nâng cao giá trị bản thân, tự tạo ra những câu truyện như cần tiền chữa bệnh, cần tiền chi trả mua sắm,… để tạo lòng tin cho bị hại mà giao tài sản, sau đó thực hiện hành vi chiếm đoạt. Cần xác minh vấn đề này có phải là thủ đoạn gian dối hay không.

Trong trường hợp Ninh Thị Vân Anh nãy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước, sau đó mới tạo nên kịch bản để chiếm đoạt tài sản thì là dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Trường hợp Ninh Thị Vân Anh không có ý định chiếm đoạt, nhưng vì ý do nào đó mà vay, mượn tiền của những người liên quan, sau đó bỏ trốn, cắt đứt liên lạc,… như những gì người liên quan kể thì đó là dấu hiệu của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

– Về mặt chủ quan: Là lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Tại thời điểm thực hiện, Ninh Thị Vân Anh có ý thức được hành vi của mình là hành vi vi phạm pháp luật không? Có ý thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả cho người bị hại và đồng thời mong muốn hậu quả đó xảy ra không?

Nếu đáp ứng được tất cả những yếu tố cấu thành trên thì Anna Bắc Giang có thể bị khởi tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngược lại thì đó chỉ là vấn đề dân sự và Anna có nghĩa vụ phải hoàn trả lại tài sản cho những người có liên quan nếu quá trình nhận tiền là vay mượn hoặc do nhầm lần mà giao tiền.

Trên đây là phân tích chỉ mang tính chất tham khảo, mọi thông tin về việc Anna Bắc Giang bị bắt, điều tra, truy tố, xét xử bao nhiêu năm tù cần phải chờ đến khi cơ quan Công an điều tra, Viện kiểm sát truy tố và có bản án của Tòa án thì mới được xem là nguồn tin chính thức và đáng tin cậy nhất.

2.2. Nếu Ninh Thị Vân Anh lừa đảo thì bị xử lý như thế nào?

Khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định chi tiết và cụ thể tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, theo những gì mà các nạn nhân thông tin, Anna Bắc Giang (tức Ninh Thị Vân Anh) đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của rất nhiều người với số tài sản trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng, nếu có căn cứ trong quá trình điều tra, xét xử thì rất có thể Anna rơi vào khoản 4 điều 174 Bộ luật hình sự 2015, khung hình phạt dao động từ 12 năm đến 20 năm, hoặc thậm trí là có thể đối với mặt với án tù chung thân.

Như chúng tôi đã nói, trên đây là phân tích chỉ mang tính chất tham khảo, việc Ninh Thị Vân Anh có thực sự lừa đảo hay không, bị xử lý như thế nào thì phải chờ cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Xem video clip do người quay đăng tải đầy đủ

5/5 - (6 bình chọn)

Bài nổi bật

Nhân chứng kể lại vụ giẫm đạp lễ hội halloween Hàn Quốc

Nhân chứng vụ giẫm đạp halloween Hàn Quốc: 살려주세요 경

Con số thương vong trong vụ thảm kịch giẫm đạp halloween Hàn Quốc tính đến …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *