Home / ⚖ Pháp luật / Từ vụ “Việc nhẹ lương cao tại Campuchia”, cảnh báo bẫy lừa đảo

Từ vụ “Việc nhẹ lương cao tại Campuchia”, cảnh báo bẫy lừa đảo

Từ vụ việc nhẹ lương cao tại Campuchia, cảnh báo những hình thức lừa đảo tìm việc làm online, những cái bẫy này thường được núp bóng dưới hình thức tuyển nhân sự việc nhẹ lương cao, mọi người cần cảnh giác những hình thức tương tự để tránh bị lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cũng như tránh được những hệ lụy từ việc bẫy việc làm online này.

1. Vụ việc lao động Việt Nam bị cưỡng bức, bỏ trốn khỏi Campuchia

Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh tượng hỗn loạn hàng chục người Việt Nam tháo chạy khỏi một casino ở Campuchia và cố gắng vượt sông nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, gây xôn xao dư luận. Nhận được tin báo, Cơ quan điều tra Công an tỉnh An Giang nhanh chóng vào cuộc mở rộng điều tra, đấu tranh, xử lý.

Cảnh giác việc nhẹ lương cao tại Campuchia

(Vụ việc hơn 40 lao động Việt Nam bỏ trốn khỏi casino tại Campuchia – Ảnh cắt từ clip)

Thiếu tá Lê Ngọc Tuấn (Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang) cho biết, sáng 18/8 đơn vị bắt giữ 40 người (35 nam, 5 nữ, chưa xác minh nhân thân, lai lịch) nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Họ cho biết có tổng cộng 42 người trốn khỏi một casino thuộc ấp Chrey Thum (xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia), bơi qua sông Bình Di về nước. Tuy nhiên, một người bị nước cuốn mất tích, một người bị casino bắt lại.

Nhóm người này khai, trước đó đã trốn sang Campuchia làm việc tại một số casino. Công việc của họ làm game online, lên các trang mạng làm theo sự chỉ đạo của casino. Do làm việc quá thời gian quy định, không được nghỉ ngơi và không được trả lương, họ bàn cách vượt biên về Việt Nam.

Hiện, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang tổ chức tìm kiếm người mất tích đồng thời phối hợp công an, quân sự tỉnh, UBND huyện An Phú xác minh, xử lý sự việc. Một số người bị thương nhẹ đang được chăm sóc y tế.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang cũng đang phối hợp công an, quân sự tỉnh, UBND huyện An Phú xác minh, xử lý vụ việc.

Thời gian gần đây, nhiều người Việt bị lừa sang Campuchia bán cho các tổ chức đánh bạc, kinh doanh tiền ảo, bị bóc lột sức lao động, muốn về phải nộp 3.000-30.000 USD.

Theo Bộ Công an, các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản tập trung ở khu Bà Vẹt, tỉnh Svaytieng; Banteay Meanchay, tỉnh Poipet; thành phố Shihanoukvile, tỉnh Preah Shihanouk; Chrey Thom, tỉnh Kandal và tại thành phố Phnompênh. Sáu tháng đầu năm, Công an Việt Nam phối hợp với nhà chức Campuchia giải cứu hơn 250 trường hợp bị lừa đi lao động trái phép” 1.

2. Bắt đối tượng núp bóng “việc nhẹ lương cao tại Campuchia” để trục lợi

Chiều ngày 20.8, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 2 đối tượng Nguyễn Thị Lệ, sinh năm 1980 và Lê Văn Danh, sinh năm 1988 cùng trú tại thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang về hành vi “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”.

Bắt đối tượng trong vụ lao động Việt Nam bị cưỡng bức, bỏ trốn khỏi Campuchia

(Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã tạm giữ hình sự 02 đối tượng. Trong đó có Lê Văn Danh và Nguyễn Thị Lệ  để làm rõ liên quan đến việc tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép trong vụ án này. Ảnh: VT)

Vào khoảng 9h ngày 18.8, Chốt quản lý bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 số 21 thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) đóng tại khóm Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang phát hiện, bắt giữ 40 người (35 nam và 5 nữ) từ một casino thuộc ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal (Vương quốc Campuchia) bơi qua sông Bình Di nhập cảnh trái phép về Việt Nam.

Nhóm người này còn cho biết, các đối tượng bên casino hành hung đánh đập dã man cả phụ nữ và với bất cứ ai khi họ không hoàn thành nhiệm vụ. Chính trong môi trường đầy áp lực và bị đối xử thậm tệ, nên họ đã bàn bạc, tìm cách trốn về Việt Nam.

Trong quá trình vượt sông, một người không may mất tích. Sau đó, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể người này. Kết quả khám nghiệm tử thi, nạn nhân chết do ngạt nước.

Tại cơ quan Công an, bước đầu Lệ khai nhận từ khoảng tháng 5.2022, Lệ được một người đàn ông không rõ lai lịch câu móc tham gia đưa người xuất cảnh trái phép từ Việt Nam sang Campuchia. Sau đó, Lệ câu móc với Danh tham gia rước khách xuất cảnh chở đến bến sông bờ phía Việt Nam giao cho Lệ đưa sang Campuchia.

Mỗi khách khi trót lọt qua Campuchia, Lệ và Danh được trả công 100.000 đồng. Trong số 40 người trốn khỏi casino ở Campuchia vượt sông về Việt Nam, Lệ cùng Danh đưa đi 6 người. Ngoài ra, Lệ còn thừa nhận cùng Danh đưa trót lọt nhiều lần, nhiều đối tượng xuất cảnh trái phép qua Campuchia với mục đích làm việc tại casino.

Qua lời khai của các nạn nhân và tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang nhận định đây là vụ việc có dấu hiệu của tội phạm mua bán người và tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”  2.

3. Cảnh giác lừa đảo việc nhẹ lương cao tại Campuchia

Thời gian gần đây, các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Long An bắt giữ nhiều người chuyên dụ dỗ nạn nhân sang Campuchia làm “việc nhẹ lương cao” rồi sau đó yêu cầu người nhà gửi số tiền rất lớn để chuộc về.

Cảnh giác lừa đảo tìm việc làm online không cần bằng cấp, lương cao ở Campuchia

(Nhan nhản thông tin tìm việc làm lương cao tại Campuchia trên mạng xã hội – Ảnh Plo)

Trên mạng nhiều lời chào mời rất hấp dẫn với nhiều người có nhu cầu tìm việc như: khi sang Campuchia làm việc sẽ được lo toàn bộ chi phí, thu nhập từ 10-15 triệu đồng/tháng.

Những nạn nhân mà bọn lừa đảo nhắm tới chủ yếu dưới 40 tuổi, có gia cảnh khó khăn, cần tiền để trang trải cuộc sống.

Cảnh giác lừa đảo việc nhẹ lương cao online ở Campuchia

Sau khi lộ chiêu trò lừa đảo việc nhẹ lương cao ở Campuchia, giờ các đối tượng này sẽ đổi địa điểm qua MYANMAR. Qua lời kêu gọi của bạn bè giới thiệu qua đấy thu nhâp từ 50-80 triệu đồng/tháng

Tỉnh Long An có đường biên giới dài gần 133km, tiếp giáp 2 tỉnh Svay Rieng, Prey Veng của Vương quốc Campuchia nên những kẻ lừa đảo thường xuyên tổ chức đưa người vượt biên trái phép.

Theo Thượng tá Phạm Thành Trung, Đồn Biên phòng Mỹ Quý Tây huyện Đức Huệ, sau khi có quyết định của UBND tỉnh Long An việc mở lại các cửa khẩu khi dịch Covid-19 được kiểm soát thì gần đây, số người tìm cách vượt biên có chiều hướng gia tăng.

“Thông qua mạng xã hội các đối tượng tìm cách dụ dỗ người để đưa sang Campuchia việc nhẹ lương cao. Do đó lực lượng biên phòng phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhiều trường hợp đang tìm cách xuất cảnh trái phép sang Campuchia”, Thượng tá Phạm Thành Trung nói.

Theo đó, lực lượng chức năng ở các đồn biên phòng thường xuyên tuần tra, kiểm soát, phối hợp với người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này.

Trong 7 tháng đầu năm, Đồn Biên phòng Mỹ Quý Tây huyện Đức Huệ đã phối hợp với lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 14 vụ với 30 người vượt biên trái phép sang biên giới” 3.

4. Cảnh giác những lừa đảo việc nhẹ lương cao online cho nam, nữ

Theo như các đối tượng quảng cáo việc làm online cho nam và nữ, phù hợp với những người có quỹ thời gian ít cũng có thể tham gia vào công việc, kiếm thêm thu nhập, thậm trí thu nhập khủng mà không tốn bất kỳ một chi phí nào, cũng không cần bằng cấp nào vẫn có thể được nhận vào công ty làm việc.

Cảnh giác lừa đảo việc nhẹ lương cao online

(Cảnh giác những hình thức lừa đảo việc nhẹ lương cao online với lợi nhuận cực khủng)

Không tốn chi phí, dễ dàng được nhận vào các công ty có quy mô lớn, được làm trong môi trường trẻ trung, năng động, những đối tượng chuyên buôn bán người núp bóng dưới danh nghĩa “việc nhẹ lương cao” đã thành công lừa đảo chiếm đoạt tài sản của rất nhiều người.

Cụ thể, tìm việc làm online bằng cách làm nhiệm vụ, hoặc các hình thức lừa đảo bằng cách tuyển nhân viên đánh máy, tư vấn khách hàng, sau khi làm nhiệm vụ hoặc tới kỳ hạn trả lương thì phải đóng 1 khoản tiền bảo hiểm, hoặc tiền phí môi giới việc làm, hoặc tiền bảo lãnh,… Lúc này, nếu các bạn đóng thì chắc chắn sẽ bị mất khoản tiền này.

Bên cạnh đó, một số trường hợp đang cần tìm việc làm đã sập bẫy những lời mời chào tìm việc làm online qua mạng xã hội bằng hình thức xuất cảnh trái phép qua Campuchia qua đường tiểu ngạch. Lương đâu chưa thấy, một số người đã bị đánh đập, hành hạ, bỏ đói, bán cho công ty khác và buộc gia đình phải dùng tiền chuộc về.

Cụ thể là những đối tượng này thường lên mạng xã hội (đặc biệt là Zalo và Facebook, Tiktok), tạo Fanpage để lôi kéo người Việt Nam ở trong nước tham gia các trò chơi trực tuyến, đầu tư vào các sàn giao dịch ảo với lợi nhuận cao, thu nhập khủng,… nhưng thực tế đó là những hình thức lừa đảo trá hình, chiếm đoạt tiền của người chơi.

5. Quảng Nam: Bắt đối tượng môi giới việc nhẹ lương cao tại Campuchia

– Ngày 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa phối hợp với Công an huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) bắt khẩn cấp Trương Công Duy (30 tuổi, trú tại xã Quế Châu, huyện Quế Sơn) để điều tra hành vi “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”.

Theo cơ quan điều tra, đầu tháng 4/2022, Duy rủ rê 2 thanh niên cùng địa phương sang Campuchia làm việc cho công ty của một người tên Nguyễn Thị Hiền với mức lương 20 triệu đồng/ tháng và tiền hoa hồng. Sau khi 2 thanh niên này đồng ý, Duy liên hệ với Hiền lấy 20 triệu đồng để tổ chức cho 2 người này qua Campuchia.

Khi Duy và 2 thanh niên vào được địa phận Campuchia thì được đón về công ty của Hiền. Duy được Hiền trả 10 triệu đồng tiền công giới thiệu, đưa người sang Campuchia làm việc. Còn 2 thanh niên được đưa vào khu nhà công ty. Sau đó, Duy tiếp tục giới thiệu và đưa thêm 5 người sang Campuchia làm việc.

Tại cơ quan Công an, Duy khai nhận, khi giới thiệu 1 người sang Campuchia thì được Hiền trả 5 triệu đồng. Duy đã dùng mạng xã hội đăng thông tin tuyển người làm việc tại Campuchia với mức lương 800USD/tháng.

Tổng cộng Duy đã tổ chức cho 7 người sang Campuchia làm việc và nhận 35 triệu đồng từ Hiền.

Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam, thống kê từ đầu tháng 12/2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 10 vụ người bị đưa sang Campuchia làm việc cầu cứu về nước.

Phương thức thủ đoạn của các đối tượng môi giới là dùng mạng xã hội Facebook, Zalo đăng thông tin tuyển người thu nhập cao. Khi đăng ký xin việc thì đối tượng dụ dỗ, lôi kéo và đưa sang Campuchia làm việc.

Tại Campuchia, các nạn nhân bị bán vào các khu liên hợp để làm việc. Nếu không thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng thì sẽ bị nhốt, đánh đập, bỏ đói… và yêu cầu gọi điện thoại về cho gia đình nộp từ 80 triệu đến 200 triệu đồng thì mới cho về.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật”  4.

6. Không có chuyện việc nhẹ lương cao, thu nhập khủng

Em L.N.T.O. (15 tuổi, quê xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) là nạn nhân bị lừa sang Campuchia kể lại: Vào đầu tháng 5-2022, thông qua tài khoản Facebook Phan Văn Tuấn Anh, em được giới thiệu sang Campuchia việc nhẹ lương cao, làm trên máy tính. “Vì thấy mẹ vất vả nên em đã nghe theo và trốn đi vào ngày 14-5”, O nói.

O. kể tiếp: Sau đó, em bắt xe lên TP.HCM và người có tài khoản Tuấn Anh liên lạc, hướng dẫn em ra cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. “Sang Campuchia, em được đưa vào làm việc cho công ty của người Trung Quốc.

Em được hướng dẫn cách thức lừa đảo người khác thông qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Telagram… hoặc tìm kiếm, mời chào, lôi kéo các khách hàng tham gia đánh bạc trực tuyến” – O kể.

Do không thành thạo nên O. không thể làm việc được và bị một nhóm người uy hiếp và yêu cầu thông báo gia đình chuyển hơn 50 triệu đồng để trả chi phí đi lại, đưa rước.

Gia đình không thể lo tiền chuộc nên O. đã bị bán sang công ty thứ 2.

Tiếp tục công việc như ở công ty đầu, O. cố gắng bắt được khách nhưng theo yêu cầu phải tuyển đủ 50 khách hàng trong vòng 30 ngày.

Làm được 1 tuần thì không đủ khả năng, họ bắt O. phải liên lạc với gia đình để chuộc và số tiền lần này là 3.800 USD.

Gia đình không đủ tiền để chuộc, thông qua mạng xã hội, mẹ của O. đã tìm đến youtuber Phong Bụi để giải cứu, nhờ đó O. đã được Phong giải cứu chuộc về với giá 3.500usd vào ngày 1-7.

Theo O., tại 2 công ty ở Campuchia còn rất nhiều trường hợp khác xuất cảnh trái phép, đi theo lời rủ rê, lôi kéo “việc nhẹ, lương cao” 5.

Hình thức tuyển cộng tác viên đăng bài trên Facebook có lừa đảo không?

Cảnh giác những hình thức lừa đảo cho vay tiền online qua app (ứng dụng)

Cảnh giác hình thức lừa đảo mở tài khoản chứng khoán trên mạng phổ biến

Tổng hợp những hình thức lừa đảo mới nhất và tinh vi nhất trên Facebook

5/5 - (3 bình chọn)

Bài nổi bật

Hành vi pháp lý đơn phương là gì cho ví dụ

Một số vấn đề liên quan đến “Hành vi pháp lý đơn phương”

Hành vi pháp lý đơn phương là gì cho vi dụ? Hành vi pháp lý …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *