Sacombank có biến gì? Thông tin vụ cán bộ của ngân hàng Sacombank Cam Ranh Khánh Hòa vỡ nợ, chiều 6/11/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa cho biết, lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) vừa đình chỉ công tác, cho nghỉ 3 cán bộ Phòng giao dịch Cam Ranh vì liên quan hoạt động vay vốn ở bên ngoài rồi vỡ nợ. Vụ việc cũng được chuyển cho cơ quan công an.
👉 Tìm nội dung ở đây
1. Ngân hàng Sacombank Cam Ranh Khánh Hòa có biến vỡ nợ?
Mấy ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin liên quan đến chủ đề “Ngân hàng Sacombank Cam Ranh Khánh Hòa có biến vỡ nợ”, thông tin được cộng đồng mạng và một số hội nhóm chia sẽ, bàn luận sôi nổi. Tuy nhiên trên thực tế Sacombank chưa có biến động gì liên quan đến lừa đảo hay vỡ vợ, vụ việc xuất phát từ việc 3 cán bộ của ngân hàng Sacombank chi nhánh Cam Ranh vay tiền của khách hàng, sau đó vỡ nợ dẫn đến mất khả năng chi trả.
VOV.VN – Trong mấy ngày qua, một số người dân ở tỉnh khánh Hòa đã tập trung trước Phòng giao dịch của ngân hàng Sacombank Cam Ranh, có khả năng dẫn đến nguy cơ gây mất an ninh trật tự khu vực.
Qua công tác nắm bắt thông tin, 3 cán bộ phòng giao dịch gồm trưởng và 2 phó phòng giao dịch đã lấy tư cách cá nhân để vay vốn của những cán bộ ngân hàng và khách hàng để đầu tư bất động sản, tiêu dùng cá nhân.
Khi đến hạn trả tiền, những người vay tiền không có khả năng chi trả nên bị người cho vay tố cáo. Sau đó, ngân hàng Sacombank tìm hiểu vụ việc, đình chỉ công tác, cho nghỉ việc đối với 3 cán bộ Phòng giao dịch Sacombank Cam Ranh.
Nhận thấy vụ việc vay nợ này của 3 nhân viên ngân hàng có liên quan nhiều cá nhân, có dấu hiệu hình sự nên phía ngân hàng Sacombank đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan Công an để điều tra, giải quyết theo thẩm quyền.
(phòng giao dịch ngân hàng Sacombank, chi nhánh Cam Ranh, Khánh Hòa)
Về phía quyền lợi khách hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Chi nhánh Khánh Hòa) cho biết đã chỉ đạo ngân hàng Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động. Nếu cán bộ ngân hàng sai tức là lợi dụng tín nhiệm của ngân hàng, chiếm dụng tiền của khách hàng liên quan đến ngân hàng thì ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả.
Ông Đỗ Trọng Thảo, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Ba cán bộ vay mượn tới giờ không trả được, người dân kéo đến đòi. Trước mắt, ngân hàng cho kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, nếu như cái nào liên quan đến trách nhiệm ngân hàng thì ngân hàng sẽ trả lại cho người dân. Cái nào đơn thuần là quan hệ vay mượn giữa 3 người đó với người dân, sẽ giao cho cơ quan cảnh sát điều tra đề xuất hướng xử lý”.
Theo thông tin chia sẽ của một lãnh đạo ngân hàng Sacombank Khánh Hoà, tổng số tiền 3 cán bộ đã vay của hàng chục cá nhân và khách hàng lên tới hơn 100 tỷ đồng. Hiện ngân hàng Sacombank Khánh Hoà đang làm việc với khách hàng để phối hợp giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng tại Sacombank Cam Ranh.
Số tiền chính xác trong vụ 3 cán bộ thuộc phòng giao dịch ngân hàng Sacombank Cam Ranh này vay của các khách hàng vẫn trong giai đoạn rà soát nên chưa thể thống kê đầy đủ và chính xác.
Hiện tại, ngân hàng Sacombank chi nhánh Cam Ranh vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu vỡ nợ hay lừa đảo như những gì trên mạng xã hội chia sẽ.
2. Nhân viên vay tiền, ngân hàng Sacombank có chịu trách nhiệm?
Để tìm hiểu vụ việc 3 cán bộ ngân hàng Sacombank Cam Ranh vay tiền dẫn đến vỡ nợ thì ngân hàng Sacombank có chịu trách nhiệm hay không, chúng tôi xin phân tích theo từng trường hợp cụ thể như sau:
– Trường hợp 1: Cán bộ ngân hàng lấy danh nghĩa Sacombank để vay tiền
Tại khoản 1 Điều 87 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân”.
Theo quy định này, trong trường hợp 3 cán bộ ngân hàng nhân danh ngân hàng Sacombank chi nhánh Cam Ranh để mượn tiền dẫn đến mất khả năng trả nợ, vỡ nợ thì ngân hàng Sacombank chi nhánh Cam Ranh có nghĩa vụ phải trả nợ và tiền lãi (nếu có) mà 3 cán bộ đã vay trước đó.
Ngân hàng có trách nhiệm phải quản lý nhân viên của họ, còn khách hàng chỉ biết ký kết hợp đồng với ngân hàng thông qua người đại diện hoặc người có đủ năng lực thay mặt ngân hàng để ký kết hợp đồng. Do đó, trách nhiệm sẽ thuộc về ngân hàng nếu nhân viên, cán bộ lấy danh nghĩa của ngân hàng để ký kết các hợp đồng.
Tuy nhiên, cũng còn tùy từng trường hợp cụ thể, nếu như 3 cán bộ ngân hàng có đủ thẩm quyền để ký kết các hợp đồng vay mượn thì hợp đồng vay tiền đó có hiệu lực pháp luật, trong trường hợp 3 cán bộ ngân hàng không có đủ thẩm quyền để nhân danh ngân hàng tham gia ký kết hợp đồng vay tiền thì hợp đồng đó bị vô hiệu.
Tóm lại, nếu như 3 cán bộ ngân hàng có đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng cho chi nhánh, nhân danh ngân hàng Sacombank chi nhánh Cam Ranh để ký kết hợp đồng vay tiền thì ngân hàng Sacombank có nghĩa vụ phải thanh toán tiền gốc và tiền lãi (nếu có) cho chủ nợ.
Sau khi chịu trách nhiệm trả nợ và tiền lãi cho chủ nợ, ngân hàng có thể xử lý đối với nhân viên, cán bộ của mình,
– Trường hợp 2: Cán bộ ngân hàng lấy danh nghĩa cá nhân để vay tiền
Tại khoản 2 Điều 87 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo quy đình này, trong trường hợp 3 cán bộ ngân hàng Sacombank chi nhánh Cam Ranh mà tự nhân danh bản thân mình để đi vây tiền của khách hàng, đồng nghiệp,… thì 3 cán bộ đó phải chịu trách nhiệm trả nợ và tiền lãi (nếu có) cho chủ nợ, ngân hàng Sacombank chi nhánh Cam Ranh sẽ không phải chịu trách nhiệm trả nợ thay cho 3 cán bộ đó.
3. Cán bộ Sacombank (CN Cam Ranh) có thể bị truy cứu tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Chiều 7/11/2022, một lãnh đạo Sacombank Khánh Hoà cho biết, ngân hàng đã gửi đơn đề nghị Công an tỉnh Khánh Hoà khởi tố 1 trưởng phòng và 2 phó phòng của Sacombank Cam Ranh về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những khung hình phạt như sau:
– Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 – dưới 50 triệu đồng: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
– Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 50 triệu – dưới 200 triệu đồng: Phạt tù từ 2 – 7 năm
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng: Phạt tù từ 5 – 12 năm
– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên: Phạt tù từ 12 – 20 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo thông tin chia sẽ của một lãnh đạo ngân hàng Sacombank Khánh Hoà, tổng số tiền 3 cán bộ đã vay của hàng chục cá nhân và khách hàng lên tới hơn 100 tỷ đồng, chiếu theo quy định thì có thể 3 bán bộ này thuộc khoản 4, phạt tù từ 12 – 20 năm.
Trường hợp trong quá trình điều tra, nếu 3 cán bộ ngân hàng Sacombank chi nhánh Cam Ranh Khánh Hòa mà nãy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của người khác trước, sau đó lên kế hoạch mượn tiền của người khác để chiếm đoạt thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trên đây chỉ là phân tích mang tính chất tham khảo, để biết 3 cán bộ ngân hàng Sacombank Cam Ranh Khánh Hòa bị xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? bị xử lý như thế nào? Ngân hàng Sacombank Cam Ranh có phải chịu trách nhiệm dân sự thay cho nhân viên của mình hay không?,… Thì phải chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng mới có thể xác định được chính xác vụ việc.
Xem thêm: Ngân hàng SCB bị kiểm soát đặc biệt