Trần Thị Kim Chi giám đốc ngân hàng Oceanbank Hải Phòng sinh năm bao nhiêu? Trần Thị Kim Chi giám đốc ngân hàng Oceanbank Hải Phòng bị bắt vì tội gì? Bị xử phạt bao nhiêu năm tù? Dưới đây là tóm tắt vụ án Oceanbank chi nhánh Hải Phòng
👉 Tìm nội dung ở đây
- 1. Tóm tắt vụ án Oceanbank chi nhánh Hải Phòng
- 2. Trần Thị Kim Chi Oceanbank Hải Phòng – Người tổ chức vụ án tham ô
- 3. Các bị cáo trong vụ án OceanBank Hải Phòng có dấu hiệu lừa đảo khách hàng?
- 4. Tội tham ô tài sản theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
- 5. Trần Thị Kim Chi, Lê Vương Hoàng, Nguyễn Thị Minh Huệ OceanBank bị truy nã từ 2017
1. Tóm tắt vụ án Oceanbank chi nhánh Hải Phòng
Theo cáo trạng, từ 2012 – 8/2017, các bị cáo đã chiếm đoạt tiền của Oceanbank CN Hải Phòng bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng nhưng không hạch toán vào hệ thống quản lý ngân hàng; tất toán khống, lập khống hồ sơ vay cầm cố thẻ tiết kiệm của khách hàng; phát hành 109 thẻ tiết kiệm ngoài hệ thống.
Các bị cáo trong vụ án gồm Trần Thị Kim Chi, cựu Giám đốc OceanBank chi nhánh Hải Phòng, Lê Vương Hoàng (kiểm soát viên), Nguyễn Thị Minh Huệ (kế toán) và Chu Văn Nha (thủ quỹ).
– Theo Zingnews, các bị cáo chiếm đoạt của ngân hàng Oceanbank chi nhánh Hải Phòng số tiền gần 414 tỷ đồng; gây thiệt hại cho ngân hàng số tiền hơn 9,3 tỷ đồng là tiền lãi của 107 thẻ tiết kiệm của khách hàng phát sinh từ thời điểm khách hàng nhận tiền lãi lần cuối cùng đến khi vụ án bị phát hiện, khởi tố.
Bà Trần Thị Kim Chi bị cáo buộc là người tổ chức, chỉ đạo Hoàng, Huệ và Nha thực hiện hành vi phạm tội.
Mức án của vụ án Oceanbank chi nhánh Hải Phòng
– Trần Thị Kim Chi (sinh năm 1974), nguyên Giám đốc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank) – chi nhánh Hải Phòng, y án tử hình về tội Tham ô tài sản (Theo khoản 4 điều 353 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)
Các đồng phạm của Chi cũng không được giảm nhẹ hình phạt. Cụ thể:
– Lê Vương Hoàng (nguyên kiểm soát viên) nhận mức án tù chung thân về tội tham ô tài sản, trong vụ án Oceanbank – chi nhánh Hải Phòng với vai trò là đồng phạm.
– Nguyễn Thị Minh Huệ (nguyên Trưởng phòng Kế toán kho quỹ) nhận mức án tù chung thân về tội tham ô tài sản, trong vụ án Oceanbank – chi nhánh Hải Phòng với vai trò là đồng phạm.
– Chu Văn Nha (nguyên Thủ quỹ Oceanbank – chi nhánh Hải Phòng) lĩnh 20 năm tù về tội tham ô tài sản, trong vụ án Oceanbank – chi nhánh Hải Phòng với vai trò là đồng phạm.
Trong phiên sơ thẩm ngày 4/9/2020, bà Chi không nhận tội và đề nghị HĐXX đánh giá lại toàn bộ tính chất vụ việc. Bị cáo cho rằng mình không phạm tội tham ô tiền của ngân hàng và khách hàng để tư lợi. Tuy nhiên, các bị cáo Hoàng, Huệ và Nha lại nhận tội và cho rằng chỉ nghe theo chỉ đạo của Chi.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc Oceanbank bồi thường toàn bộ số tiền cho 27 khách hàng cùng số tiền lãi phát sinh. Ngoài ra, bị cáo Chi phải bồi thường 353,3 tỷ đồng và 2,7 triệu USD cùng số tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng Oceanbank. Các bị cáo còn lại cũng phải bồi thường tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng Oceanbank” 1.
2. Trần Thị Kim Chi Oceanbank Hải Phòng – Người tổ chức vụ án tham ô
Chiều 5/4, tại Thành phố Hải Phòng, HĐXX phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên y án tử hình đối với bị cáo Trần Thị Kim Chi (sinh năm 1974, cựu giám đốc Ngân hàng Đại Dương – OceanBank chi nhánh Hải Phòng) về tội “Tham ô tài sản” hơn 400 tỉ đồng theo điều 353 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
(Trần Thị Kim Chi – Người tổ chức vụ án tham ô tại ngân hàng Oceanbank Hải Phòng)
Các bị cáo trong vụ án gồm Trần Thị Kim Chi, cựu Giám đốc OceanBank chi nhánh Hải Phòng, Lê Vương Hoàng (kiểm soát viên), Nguyễn Thị Minh Huệ (kế toán) và Chu Văn Nha (thủ quỹ).
Tại tòa, các bị cáo Hòa, Hoàng và Huệ đều thừa nhận hành vi phạm tội và khai thực hiện rút sổ tiết kiệm, nhận tiền gửi, chi lãi ngoài dưới sự chỉ đạo của bị cáo Chi. Qua đó, các bị cáo tham ô hơn 413 tỉ đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Hòa khai bị cáo Chi sử dụng tiền đã tham ô được để đánh bạc, mua bất động sản và chi tiêu cá nhân, tuy nhiên không có tài liệu chứng minh.
Trong khi đó, bị cáo Chi cho rằng mình không nắm được việc chi lãi ngoài. Việc này diễn ra khi các giao dịch viên của ngân hàng làm việc trực tiếp với khách hàng.
Cựu Giám đốc OceanBank chi nhánh Hải Phòng liên tục cho rằng đến phiên phúc thẩm, VKS vẫn buộc tội căn cứ vào lời khai của các bị cáo khác là không khách quan. Nữ bị cáo đề nghị HĐXX làm rõ dòng tiền (hơn 413 tỉ đồng) mà bị cáo bị quy kết tội “Tham ô”.
Bị cáo Chi khẳng định tại tòa không dùng tiền của ngân hàng để mua nhà, đánh bạc và chi tiêu cá nhân. Nhà của bị cáo được mua bằng tiền kinh doanh từ công ty của gia đình. Đến nay, bị cáo cũng không biết số tiền mà mình bị quy kết tham ô đang ở đâu. Nhiều tình tiết trong vụ án cũng chưa được cơ quan điều tra làm rõ.
Trong khi đó, đại diện Ngân hàng OceanBank đưa ra quan điểm cho rằng vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; việc chứng minh làm rõ đường đi của dòng tiền mà cựu giám đốc Chi nhánh OceanBank bị cáo buộc chiếm đoạt trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm chưa được làm rõ để làm căn cứ thu hồi số tiền bị chiếm đoạt.
Đặc biệt, trong quyển sổ ghi chép tay được Hoàng lập thể hiện có tới 860 giao dịch liên quan đến các khách hàng trong vụ án này, các bị cáo đã thu tổng cộng được hơn 332 tỉ đồng, chi ra hơn 296 tỉ đồng.
Ngoài ra, quyển sổ này cũng thể hiện có đến 1.149 giao dịch liên quan đến đối tượng khác, không phải là các khách hàng trong vụ án này, thu về hơn 227 tỉ đồng và chi ra hơn 280 tỉ đồng.
Quyển sổ này đã được giám định nhưng chưa được coi là chứng cứ trong vụ án. Trong đó, nhiều khoản tiền phù hợp với các lời khai chi lãi suất ngoài hệ thống ngân hàng, là bẫy lãi suất cao khiến khách hàng mất cảnh giác, giao dịch không đúng quy định, quy trình, giao dịch có tính chất riêng tư cá nhân với các bị cáo trong vụ án.
3. Các bị cáo trong vụ án OceanBank Hải Phòng có dấu hiệu lừa đảo khách hàng?
Luật sư đại diện cho Ngân hàng OceanBank cũng nêu quan điểm, trong số 79 thẻ tiết kiệm của khách hàng với số tiền tương ứng hơn 242 tỉ đồng cùng gần 2,8 triệu USD khách hàng gửi tiết kiệm, để ngoài hệ thống sổ sách, các bị cáo có dấu hiệu tội lừa đảo khách hàng.
Tại giai đoạn điều tra, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an cũng đã có kết luận, đề nghị VKSND Tối cao truy tố nhóm bị cáo này về tội lừa đảo đối với khoản tiền này. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo đối với các hành vi này về tội tham ô là chưa thỏa đáng …
Từ những phân tích trên, đại diện ngân hàng, luật sư của ngân hàng cũng như luật sư của Trần Thị Kim Chi đều kiến nghị HĐXX phúc thẩm trả hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm để điều tra lại.
HĐXX tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội nhận định, từ năm 2012 đến tháng 8-2019, Trần Thị Kim Chi đã cấu kết, chỉ đạo các nhân viên là kiểm soát viên, kế toán, thủ quỹ thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của người gửi tiền, của ngân hàng tại chi nhánh bằng hình thức sử dụng thông tin cá nhân của người thân, nhân viên chi nhánh, khách hàng lập 109 thẻ tiết kiệm với tổng giá trị hơn 2,5 tỉ đồng (mỗi thẻ tiết kiệm từ 5 – 50 triệu đồng).
Sau khi có được những thẻ tiết kiệm trị giá thấp, những đối tượng này đã thực hiện tất toán, lập khống hồ sơ vay cầm cố thẻ tiết kiệm của khách hàng đã gửi trước đó để mở thẻ tiết kiệm mới. Dùng phôi thẻ tiết kiệm đã mở in nội dung giao dịch tiền gửi cho khách hàng để nhận tiền của khách hàng không đưa vào hệ thống ngân hàng.
Theo đó, nhóm này đã lập hồ sơ tất toán khống thẻ tiết kiệm của 14 khách hàng để rút hơn 110 tỉ đồng tiền gửi tại Chi nhánh ngân hàng để Chi quản lý, chi tiêu; nhận 242 tỉ đồng và gần 2,8 triệu USD của các khách hàng nhưng không hạch toán về hệ thống ngân hàng mà giao lại cho cựu Giám đốc Chi nhánh tự chi, tiêu.
Để che giấu khách hàng khoản tiền này, nhóm bị cáo lập 79 thẻ tiết kiệm khách hàng để ngoài hệ thống ngân hàng rồi giao lại cho khách hàng thẻ khống.
Theo đánh giá của HĐXX tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, các bị cáo là cán bộ ngân hàng, có chức vụ, quyền hạn tại ngân hàng, đã dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tiền là phạm tội “Tham ô tài sản”.
Do đó, HĐXX phúc thẩm đã tuyên bác kháng cáo của Ngân hàng OcenanBank, tuyên y án sơ thẩm đối với cựu Giám đốc Ngân hàng OcenanBank chi nhánh Hải Phòng và các đồng phạm về tội tham ô tài sản. Trong đó, bị cáo Trần Thị Kim Chi bị tuyên án tử hình; Lê Vương Hoàng, Nguyễn Thị Minh Huệ bị tuyên án phạt tù chung thân; Chu Văn Nha bị tuyên phạt mức án 20 năm tù cùng về tội tham ô tài sản.
Bản án phúc thẩm cũng tuyên buộc Ngân hàng OceanBank phải bồi thường toàn bộ số tiền gốc và lãi cho 27 khách hàng đã gửi tiền tại Chi nhánh Hải Phòng. Bị cáo Trần Thị Kim Chi phải bồi thường 353,3 tỉ đồng và 2,7 triệu USD cùng số tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng OceanBank” 2.
4. Tội tham ô tài sản theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Điều 353. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
5. Trần Thị Kim Chi, Lê Vương Hoàng, Nguyễn Thị Minh Huệ OceanBank bị truy nã từ 2017
Ngày 18/09/2017, Bộ Công an cho biết Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định truy nã đối với ba bị can Trần Thị Kim Chi (43 tuổi), Lê Vương Hoàng (36 tuổi), và Nguyễn Thị Minh Huệ (35 tuổi) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cả 3 cùng làm việc tại ngân hàng OceanBank Hải Phòng, sau đó bỏ trốn vào 9/2017.
(Trần Thị Kim Chi, Lê Vương Hoàng và Nguyễn Thị Minh Huệ – Ảnh: Cơ quan công an cung cấp)
Các bị can bị truy nã bao gồm:
1- Trần Thị Kim Chi (43 tuổi, nguyên giám đốc chi nhánh Hải Phòng – Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương, tức OceanBank);
2- Lê Vương Hoàng (36 tuổi, nguyên kiểm soát viên chi nhánh Hải Phòng – Ngân hàng OceanBank);
3- Nguyễn Thị Minh Huệ (35 tuổi, nguyên cán bộ chi nhánh Hải Phòng, Ngân hàng OceanBank).
Cả ba người này, trước khi bị truy nã đều sinh sống tại TP Hải Phòng, được cơ quan điều tra xác định đã bỏ trốn vào tháng 9-2017.
Trước đó, hàng chục khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng OceanBank chi nhánh Hải Phòng hốt hoảng khi phát hiện nhiều sổ tiết kiệm của mình “không khớp” trong hệ thống dẫn tới việc họ không thể rút tiền.
Con số thống kê tại buổi đối thoại gần nhất diễn ra ngày 15-9 giữa các khách hàng với lãnh đạo Ngân hàng OceanBank cho thấy có 24 người có sổ tiết kiệm bị “báo lỗi” với số tiền ước tính khoảng 500 tỉ đồng.
Liên quan đến vụ việc, phía Ngân hàng OceanBank cũng đã ra thông báo chính thức về vi phạm của một số cá nhân tại chi nhánh Hải Phòng liên quan đến số tiền lớn của nhiều cá nhân gửi tiết kiệm tại đây, tuy nhiên không được hạch toán trên hệ thống.
Theo đó, qua công tác kiểm tra, giám sát nội bộ và điều chuyển cán bộ trụ sở chính về để hỗ trợ cho chi nhánh Hải Phòng trong thời gian một số cán bộ chi nhánh này tham dự phiên tòa xét xử vụ án Hà Văn Thắm cùng đồng phạm từ ngày 25-8, OceanBank đã phát hiện được dấu hiệu vi phạm về nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm khi thông tin trên thẻ tiết kiệm không khớp với thông tin được hạch toán trong hệ thống corebanking về tên người gửi và số tiền gửi.
Trong khi đó, các cá nhân Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Minh Huệ và Lê Vương Hoàng đã không đến chi nhánh làm việc. Bên ngân hàng đã nhiều lần gọi điện thoại cho 3 cá nhân này nhưng vẫn không được.
Nhận thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật, OceanBank đã có văn bản tố giác tội phạm gửi tới Bộ Công an; văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban kiểm soát đặc biệt Ngân hàng Đại Dương và các cơ quan chức năng” 3.
Mọi người cũng tìm kiếm: Vụ án Trần Thị Kim Chi Oceanbank Hải Phòng có dấu hiệu lừa đảo hay tham ô? Tóm tắt vụ án Oceanbank chi nhánh Hải Phòng, Trần Thị Kim Chi Oceanbank Hải Phòng sinh năm bao nhiêu?
Xem thêm:
– Bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng, chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Vợ Đỗ Anh Dũng, chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh là ai? Thân thế như thế nào?
Tiểu sử quá trình lập nghiệp của ông Đỗ Anh Dũng, lịch sử hình thành Tân Hoàng Minh
– Bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC về tội thao túng thị trường chứng khoán
Vợ ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC là ai? Thân thế như thế nào?