Zalo sắp thu phí người dùng cá nhân đúng hay sai? Zalo thu phí như thế nào? Ai trả tiền cho Zalo để có thể duy trì hoạt động? Doanh thu của Zalo từ đâu? Đây là những câu hỏi của rất nhiều người, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích để các bạn hiểu rõ vấn đề này một cách chính xác và cụ thể nhất.
Zalo là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam hiện nay, với thông tin Zalo sắp thu phí người dùng, nhiều người lo ngại rằng sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, vui chơi giải trí, kết nối của mình. Vậy, thực hư việc Zalo thu phí người dùng là đúng hay sai? Hãy tìm câu trả lời ngay sau bài viết này nhé.
👉 Tìm nội dung ở đây
1. Zalo thu phí như thế nào?
Ngày 22/06/2022, Zalo thông báo “Triển khai Gói dịch vụ trả phí với Zalo OA Doanh nghiệp”, theo đó Zalo sẽ triển khai các Gói dịch vụ dành riêng cho OA xác thực bao gồm: Gói cơ bản (miễn phí), gói dùng thử (10.000 VND), gói nâng cao (59.000 VND), và gói Premium (399.000 VND).
(Bảng giá, mức phí các gói dịch vụ đối với tài khoản Zalo OA doanh nghiệp tham khảo ngày 30/06/2022)
Theo đó, các gói triển khai áp dụng của Zalo cụ thể:
– Gói miễn phí: Bất kỳ Doanh nghiệp, Thương hiệu, Hộ kinh doanh muốn tạo tài khoản OA xác thực để trải nghiệm các tính năng, dịch vụ cơ bản của Zalo OA.
– Gói Dùng thử: Dành cho các OA muốn thử nghiệm đầy đủ các tính năng. Gói dùng thử dành cho Zalo OA doanh nghiệp có mức phí dùng thử trong 45 ngày là 10.000 VNĐ. (đã bao gồm VAT 10%)
– Gói Nâng cao: Dành cho các OA là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhu cầu truyền thông và chăm sóc khách hàng. Mở ra nhiều cơ hội để OA xác thực chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng trong hệ sinh thái Zalo với hơn 70 triệu người dùng. Mức phí của gói OA doanh nghiệp nâng cao là 50.000 VNĐ (đã bao gồm VAT 10%)
– Gói Premium: Được thiết kế linh hoạt theo nhu cầu của các doanh nghiệp có quy mô lớn. Mức phí của gói OA doanh nghiệp Premium là 399.000 VNĐ (đã bao gồm VAT 10%)
2. Zalo sắp thu phí người dùng cá nhân?
Sau thông báo Zalo thu phí OA Doanh nghiệp, nhiều người lo ngại rằng Zalo sắp thu phí người dùng cá nhân, tuy nhiên theo thông báo ngày 27/06 thì Zalo chỉ cập nhật các tính năng giới hạn đối với tài khoản cá nhân nhằm nâng cao tính bảo mật, còn việc thu phí người dùng cá nhân thì chưa được xác thực.
(Thông báo cập nhật của Zalo ngày 27/06/2022)
Từ 22/06 Zalo sẽ thu phí đối với những tài khoản Zalo OA Doanh nghiệp, còn đối với những tài khoản người dùng cá nhân thì Zalo mới chỉ áp dụng các hình thức cập nhật hạn chế nhằm giúp bảo mật thông tin người dùng, cụ thể cá tài khoản Zalo cá nhân sẽ áp dụng các cập nhật bảo mật sau.
– Thứ 1: Người lạ không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký của bạn
Người lạ (không phải là bạn bè trên Zalo) sẽ không thể xem nhật ký trên Zalo của người khác cũng như không thể bình luận trên nhật ký nếu như 2 người chưa phải là bạn bè của nhau.
Giải thích cho cập nhật này, Zalo cho rằng việc tắt tính năng cho người lạ xem hoặc bình luận trên nhật ký sẽ giúp cho người dùng bảo mật thông tin cá nhân của mình hơn, do vậy sau ngày 01/08/2022 người lạ sẽ không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký của bạn, cũng như bạn cũng không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký của người khác nếu như chưa phải là bạn bè của nhau.
– Thứ 2: Mỗi tài khoản có 40 lần hiển thị/tháng khi người lạ tìm kiếm qua số điện thoại
Cũng nhằm nâng cao tính riêng tư cho người dùng, kể từ 01/08/2022 mỗi tài khoản cá nhân sẽ chỉ được người khác tìm thấy bằng số điện thoại giới hạn 40 lần/tháng.
Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể cung cấp cho người khác mã QR tài khoản Zalo của mình để người khác tìm kiếm bạn trên Zalo nhanh hơn khi đã quá 40 lần/tháng.
– Thứ 3: Mỗi tài khoản được phản hồi 40 hội thoại người lạ mỗi tháng
Giới hạn này áp dụng đối với người lạ khởi xướng, khi bạn nhận được quá 40 tin nhắn do người lạ khởi xướng thì bạn sẽ chỉ có thể xem được tin nhắn mà không thể trả lời được.
Để khắc phục tình trạng này, các bạn hãy gửi lời mời kết bạn trên Zalo đến người mà bạn muốn trả lời để có thể tiếp tục nhắn tin, trao đổi thông tin, bán hàng được hiệu quả nhất.
– Thứ 4: Danh bạ có tối đa 1000 liên hệ
Kể từ 01/08/2022, tài khoản Zalo của bạn chỉ có tối đa 1000 bạn bè, khi quá giới hạn 1000 bạn bè thì bạn không thể gửi lời mời kết bạn cho người khác, bạn cũng không thể chấp nhận lời mời kết bạn do người khác gửi đến bạn.
Để khắc phục tình trạng này, các bạn hãy xóa bớt bạn bè mà bạn cảm thấy không cần thiết, hoặc lọc nick Zalo ảo, hoặc xóa những kết bạn với những tài khoản ít sử dụng để kết bạn mới.
– Thứ 5: Tài khoản thường sẽ không còn được sử dụng username
Kể từ 01/08/2022, tài khoản Zalo cá nhân thông thường sẽ không còn tính năng username nữa, để khắc phục tình trạng này, các bạn hãy xác thực tài khoản Zalo chính chủ để có thể tiếp tục sử dụng tính năng username.
Xem hướng dẫn cách xác thực tài khoản Zalo chi tiết
– Thứ 6: Mỗi tài khoản được mặc định có 5 tin nhắn nhanh
Zalo sẽ giới hạn tính năng tin nhắn nhanh đối với tất cả tài khoản, nếu bạn muốn thêm tin nhắn nhanh mới, bạn phải xóa bớt những tin nhắn nhanh cũ thì mới có thể tiếp tục thực hiện được tin nhắn nhanh mới.
3. Ai trả tiền cho Zalo? Doanh thu của Zalo từ đâu?
Khi doanh nghiệp muốn quảng cáo thương hiệu, bán hàng online, quảng cáo game,.. trên Zalo thì phải trả phí cho Zalo, do vậy doanh thu của Zalo đến từ các nguồn thu quảng cáo, trong đó nguồn thu chính của Zalo có lẽ vẫn đến từ mãng thương mại điện tử (Zalo Official Account doanh nghiệp) và ví điện tử ZaloPay.
“Trong năm 2020, các mảng kinh doanh chủ lực của VNG vẫn tiếp tục phát triển theo lộ trình đặt ra: lĩnh vực trò chơi điện tử tăng trưởng khả quan ở các thị trường nước ngoài như Đông Nam Á và tiếp tục thăm dò các thị trường mới tại Nam Mỹ, Nga…
Zalo ra mắt trợ lý ảo Kiki tại Zalo AI Summit 2020, hướng tới hợp tác với hãng loa số 1 thế giới Harmon Kardon để sản xuất ứng dụng AI đầu tiên.
Ví điện tử ZaloPay đạt sự tăng trưởng mạnh về người dùng sau khi triển khai tính năng lì xì và chuyển tiền nhanh gọn qua ZaloPay ngay trong khung chat Zalo.
VNG Cloud là một trong 4 doanh nghiệp điện toán đám mây nòng cốt cho chuyển đổi số tại Việt Nam. Đáng chú ý, ứng dụng eKYC trueID do VNG phát triển hiện đang được nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam tích hợp vào hệ thống như ACB, Bản Việt…
Hiện VNG (công ty mẹ của Zalo) vẫn đang trong giai đoạn đầu tư mạnh cho các công nghệ mới như ZaloPay hay các dự án xây dựng quy mô lớn như VNG Data Center” 1.
– “Ngoài thương mại điện tử và game, Zalo còn được sử dụng như một công cụ cho các dịch vụ công như hợp tác với EVN để người dân có tra cứu tiền điện, với Bộ Y Tế để theo dõi sổ tiêm chủng cho các em bé, tìm điểm tiêm chủng gần nhất hay cẩm nang phòng chống virus Zika, chống đuối nước, phòng bệnh sốt xuất huyết…
Ngày 30/6, tại buổi báo cáo trước đại hội cổ đông Công ty VNG, ông Tom Herron – Giám đốc phát triển của VNG cho biết doanh thu từ quảng cáo và game di động của VNG đang tăng mạnh, trong đó doanh thu từ quảng cáo chiếm 12% tổng doanh thu trong năm 2015, đạt khoảng 250 tỷ đồng.
Các sản phẩm có thể đem lại doanh thu quảng cáo cho VNG gồm Zalo và Zing MP3… Chưa kể đến, cuối năm 2015, Zalo cũng nhận giải thưởng công cụ truyền thông của năm của Hiệp hội marketing toàn cầu khi thực hiện chiến dịch quảng bá cho một số nhãn hàng. Như vậy, có thể nói, phần doanh thu lớn nhất của Zalo đang đến từ quảng cáo.
Tuy nhiên, khi mà doanh thu quảng cáo trong năm 2015 phần lớn nằm trong tay 2 gã khổng lồ nước ngoài là Facebook và Google thì miếng bánh còn lại của Zalo chưa chắc đủ bù đắp lại chi phí đã đầu tư nhằm đánh bại các đối thủ nước ngoài như Viber, Line, Kakao Talk… để lấy 60 triệu người dùng như hiện nay” 2.
Tin tức liên quan khác:
– Đăng nhập Zalo trên điện thoại khác bị mất tin nhắn phải làm sao?
– Cách kiểm tra xem Zalo có đang bị người khác theo dõi hay không
– Cách kết bạn trên Zalo không cần số điện thoại, không cần đồng ý