Home / 📶 Công nghệ / Hướng dẫn điều khiển đèn năng lượng mặt trời bằng điện thoại, remote

Hướng dẫn điều khiển đèn năng lượng mặt trời bằng điện thoại, remote

Sử dụng đèn năng lượng mặt trời có điều khiển bằng cách nào? Bật / tắt đèn năng lượng mặt trời bằng remote điều khiển như thế nào?  Bật / tắt cảm biến đèn năng lượng mặt trời bằng cách nào? Dưới đây là bài chia sẽ kinh nghiệm hướng dẫn điều khiển đèn năng lượng mặt trời bằng điện thoại iPhone, Android một cách chi tiết, các bạn có thể sử dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh một cách hiệu quả nhất.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đèn năng lượng mặt trời, trong đó đa phần đều sử dụng cảm biến tự động bật khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng, cách này rất phổ biến và tiện lợi. Tuy nhiên, ngoài cách bật / tắt tự động thông qua cảm biến ra thì chúng ta còn có thể sử dụng loại đèn năng lượng mặt trời /tắt bằng điều khiển từ xa (remote) và trên điện thoại.

1. Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời có điều khiển (remote)

Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời có điều khiển (remote)

– Nút ON/OFF: Bấm nút này để bật/tắt đèn năng lượng mặt trời

Đầu tiên, các bạn hãy bấm nút ON/OFF trên remote điều khiển để khởi động bật hoặc tắt đèn. Khi bạn bấm nút ON/OFF để tắt thì nó sẽ tắt mãi mãi, do vậy các bạn cần cài đặt chế độ tự động hoặc hẹn giờ bật/tắt.

– Nút AUTO: Bấm nút này nếu muốn bật chế độ sáng tự động

Nếu bạn muốn đèn năng lượng mặt trời tự động sáng khi trời tối và tự động tắt khi trời sáng thì các bạn hãy bấm nút ON/OFF –> Sau đó bấm nút AUTO là xong.

Chế độ tự động này phù hợp trong sân vườn nhà bạn hoặc ngoài trời khi trước nhà bạn chưa có đèn đường, bởi cảm biến trong thân đèn sẽ tự động cảm nhận ánh sáng khu vực xung quanh và điều phối theo ánh sáng.

– Nút 3H, 5H, 8H: Tự động tắt đèn sau 3 giờ, 5 giờ, 8 giờ

Khi bạn mới mua đèn năng lượng mặt trời về thì mặc định sẽ là chế độ tự động, đèn sẽ sáng khi trời tối và tự tắt khi trời sáng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm năng lượng thì tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu sử dụng của bạn, bạn có thể hẹn giờ tắt để tiết kiệm năng lượng.

Khi bạn bấm nút 3H thì sau 3 tiếng sau, đèn sẽ tự tắt và tương tự như nút 5H, 8H. Chức năng nay phù hợp với những ngày mưa gió, âm u, ít nắng, chúng ta hãy sử dụng đúng mục đích để tiết kiệm năng lượng khi thời tiết âm u.

– Nút Δ / ∇ : Bấm Δ để tăng ánh sáng, bấm ∇ để giảm ánh sáng

Tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm đèn năng lượng mặt trời của từng hãng mà trên Remote điều khiển sẽ có thêm nút Δ / ∇ tăng giảm ánh sáng, hoặc một số Remote điều khiển sẽ có ký hiệu khác Ο là ánh sáng mạnh, còn ký hiệu ⊕ là ánh sáng yếu.

Như vậy, trên đây là hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời có điều khiển Remote phím cứng chi tiết, ngoài ra các bạn cũng có thể cài đặt các chức năng khác theo sách hướng dẫn của nhà sản xuất cho đạt hiệu quả cao nhất.

2. Hướng dẫn điều khiển đèn năng lượng mặt trời bằng điện thoại

Để điều khiển đèn năng lượng mặt trời bằng điện thoại các bạn bật nút bluetooth/wifi trên thân đèn –> Tải ứng dụng điều khiển về điện thoại –> Vào “cài đặt” –> Chọn dấu + để thêm thiết bị điều khiển –> Mở bluetooth/wifi trên điện thoại để tìm thiết bị đèn –> Kết nối với tên đèn nhà bạn và bắt đầu điều khiển từ xa.

Hướng dẫn điều khiển đèn năng lượng mặt trời bằng điện thoại

Tùy thuộc vào từng hãng sản xuất và sản phẩm được tích hợp sẵn bộ kết nối bluetooth/wifi và ứng dụng điều khiển, để biết loại đèn năng lượng mặt trời nhà bạn có được hỗ trợ điều khiển trên điện thoại hay không, các bạn hãy hỏi người bán hàng hoặc xem trên sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Bước 1: Bật nút bluetooth / wifi ở trên thân đèn

Tùy thuộc vào từng hãng đèn mà thân đèn sẽ được tích hợp bộ bluetooth / hoặc thậm trí được tích hợp bộ kết nối wifi. Các bạn để ý ở trên thân đèn có nút nào thì các bạn bấm nút đó để bật kết nối.

Lưu ý: Một vài hãng có chức năng điều khiển đèn năng lượng mặt trời bằng điện thoại, một số hãng thì chưa được tích hợp tính năng này, do vậy nếu như đèn nhà bạn không có tính năng này, hãy hỏi người bán hàng hoặc xem thêm trên sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Bước 2: Tải ứng dụng / app điều khiển đèn về điện thoại

Đầu tiên, các bạn hãy tải ứng dụng điều khiển đèn năng lượng mặt trời về trên điện thoại của bạn, bằng cách vào CH Play (đối với điện thoại Android) hoặc vào App Store (đối với điện thoại iPhone), sau đó tải ứng dụng điều khiển về điện thoại của mình.

Tùy thuộc vào từng hãng mà ứng dụng điều khiển đèn năng lượng mặt trời trên điện thoại sẽ khác nhau, các bạn hãy hỏi người bán hàng, hoặc xem trên sách hướng dẫn sử dụng để biết chính xác tên ứng dụng của hãng mà bạn đã mua trước đó.

Bước 3: Cài đặt –> Thêm thiết bị/đèn vào bảng điều khiển

Sau khi tải ứng dụng điều khiển đèn năng lượng mặt trời về điện thoại thì tại giao diện màn hình trang chủ, các bạn sẽ không thể thao tác bật / tắt, hẹn giờ, tăng / giảm ánh sáng được, bởi vì ứng dụng và thân đèn chưa được kết nối với nhau, do vậy các bạn phải kết nối ứng dụng với đèn trước khi sử dụng.

Các bạn vào thư mục Cài đặt (biểu tượng bánh răng cưa ở góc phải trên cùng) –> Chọn dấu + để thêm thiết bị –> Lúc này điện thoại của bạn sẽ yêu cầu mở bluetooth/ hoặc wifi, các bạn bấm OK để mở.

Tiếp theo, ứng dụng điều khiển sẽ tự động dò tìm thiết bị và bắt kết nối với đèn năng lượng mặt trời nhà bạn, nếu đúng tên đèn nhà bạn, các bạn hãy bấm vào kết nối để thêm thiết bị vào bảng điều khiển trên điện thoại của bạn.

Bước 4: Đổi tên thiết bị đèn (không bắt buộc)

Sau khi kết nối xong, bạn quay lại màn hình trang chủ sẽ thấy liệt kê tất cả thiết bị đèn mà bạn đã kết nối trước đó, các bạn có thể đổi tên thiết bị cho dễ nhớ để dễ dàng thao tác điều khiển trên điện thoại.

Nếu nhà bạn có nhiều đèn năng lượng mặt trời, các bạn có thể đổi tên như sau:

+ Tên thiết bị “LC-0805-A” thì bạn có thể đổi tên thành “Đèn ngoài cổng” để dễ dàng điều khiển chính xác nhất

+ Tên thiết bị LC-0005-A” bạn cũng có thể đổi tên thành “Đèn sân trái” để phân biệt cho dễ điều khiển

+ Tên thiết bị LC-8571-A” bạn cũng có thể đổi tên thành “Đèn  sân phải”

Các bạn chỉ cần bấm vào biểu tượng câu bút kế bên tên thiết bị để đổi tên thiết bị đèn nhà bạn

Bước 5: Bật bluetooth / wifi trên điện thoại để điều khiển đèn năng lượng mặt trời

Sau khi cài đặt, thiết lập xong hết thì các bạn bật wifi hoặc bluetooth trên điện thoại, sau đó bấm vào tên thiết bị đèn nhà bạn để bắt đầu điều khiển trên điện thoại.

Các bạn lưu ý:

+ Đối với đèn sử dụng kết nối wifi: mỗi khi bạn muốn điều khiển đèn năng lượng mặt trời bằng điện thoại thì trên điện thoại của bạn phải có kết nối internet (wifi, 3G, 4G) thì mới điều khiển được.

+ Trong trường hợp đèn nhà bạn sử dụng kết nối bluetooth thì bạn chỉ cần bật bluetooth trên điện thoại của mình là có thể sử dụng, tuy nhiên các bạn phải đứng ở khoảng cánh gần đèn (khoảng 5 – 10m)

Như vậy, trên đây là hướng dẫn điều khiển đèn năng lượng mặt trời bằng điện thoại áp dụng đối với những sản phẩm / hãng sản xuất có hỗ trợ, để biết đèn nhà bạn có được hỗ trợ hay không, hãy hỏi người bán hàng hoặc xem thêm chi tiết trong sách hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Cách bật / tắt cảm biến đèn năng lượng mặt trời

Để tắt cảm biến đèn năng lượng mặt trời, các bạn hãy che mắt cảm biến ánh sáng trên thân đèn lại, hoặc các bạn cũng có thể bấm nút ON/OFF khi đèn đang sáng để tắt cảm biến, lúc này đèn sẽ tắt cho đến khi bạn bật lại bằng nút ON/OFF một lần nữa.

Cách bật / tắt cảm biến đèn năng lượng mặt trời

cảm biến ánh sáng trên đèn năng lượng mặt trời là gì? Đây là một loại chip cảm biến bằng ánh sáng, khi trời sáng thì đèn sẽ tự tắt và khi trời tối thì đèn sẽ tự sáng. Tính năng cảm biến này rất tiện lợi, giúp người dùng có thể sử dụng một cách liên tục mà không phải lo việc tắt đèn hay bật đèn khi quên.

Cảm biến ánh sáng là một công nghệ được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trên đèn năng lượng mặt trời, nó giúp cho người dùng dễ dàng cài đặt 1 lần và sử dụng mãi về sau mà không cần phải thao tác bật/tắt lại.

Cảm biến ánh sáng trên đèn năng lượng mặt trời được tích hợp sẵn trên thân đèn (hình dạng 1 con mắt, hoặc giống như chiếc camera nhỏ), nếu như trong quá trình sử dụng mà cảm biến ánh sáng bị hư, các bạn hãy thử kiểm tra mắt ở trên thân đèn.

Trong trường hợp bị vật cản che mắt, hoặc bụi bẩn bám làm mất cảm biến ánh sáng, các bạn hãy vệ sinh và lau chùi sạch sẽ mắt cảm biến, lúc này cảm biến sẽ hoạt động lại bình thường.

5/5 - (17 bình chọn)

Bài nổi bật

Ngày Thất tịch là ngày gì?

Những thú vị ngày Ngưu Lang Chức Nữ (Ông Ngâu Bà Ngâu)

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ là gì? Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ở …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *