Home / 🔥 Tin nóng / Diễn biến Vụ Công an bắn dê của dân ở Hà Nội mới nhất

Diễn biến Vụ Công an bắn dê của dân ở Hà Nội mới nhất

Vụ Công an bắn dê của dân ở Hà Nội bị xử lý như thế nào? Chiều 27/6/2023, Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội trộm cắp tài sản để điều tra vụ ba cán bộ Công an bắn dê của dân  xảy ra tại khu vực núi Mào Gà, thôn Ái Nàng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Diễn biến vụ Công an bắn dê của dân ở Hà Nội

– Diễn biến vụ việc: Ngày 26/6/2023, 3 cán bộ Công an đi trên xe ô tô, mang theo một khẩu súng hơi vào khu vực núi Mào Gà, thôn Ái Nàng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, để bắn chim. Trong lúc đi bắn chim, 3 cán bộ Công an đã bắn chết 2 con dê của người dân, sau đó bỏ vào cốp xe ô tô rồi đi về. Khi đến khu vực cầu Ái Nàng, xã An Phú, 3 cán bộ Công an bị người dân phát hiện và chặn lại, sau đó báo Công an xã An Phú để xử lý.

Diễn biến Vụ Công an bắn dê của dân ở Hà Nội

(Người dân vây quanh xe oto của 3 cán bộ công an)

– Ba cán bộ Công an bắt chết dê của dân bao gồm: Đại úy Nguyễn Văn Nhân, thượng úy Bùi Đình Việt và thượng úy Bùi Tiến Tùng, bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản.

Diễn biến Vụ Công an bắn dê của dân ở Hà Nội

(3 cán bộ Công an bắt chết dê của dân ở Hà Nội)

– Khởi tố vụ án: Ngày 27/6/2023, Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội trộm cắp tài sản. Các quyết định tố tụng trên được cơ quan điều tra đưa ra sau một ngày xảy ra vụ việc ba cán bộ công an bắn dê của dân.

Diễn biến Vụ Công an bắn dê của dân ở Hà Nội

(Tang vật trong vụ việc là 2 con dê đã bị chết)

Căn cứ kết quả điều tra, ngày 27/62023, giám đốc Công an TP Hà Nội đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ba cán bộ Công an thị trấn Đại Nghĩa, gồm: đại úy Nguyễn Văn Nhân, thượng úy Bùi Đình Việt và thượng úy Bùi Tiến Tùng. Đồng thời, cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ hình sự ba cán bộ Công an nêu trên.

Yêu cầu Công an huyện Mỹ Đức trực tiếp xin lỗi người dân bị bắn chế dê

Sau khi xem xét vụ việc, giám đốc Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo xem xét, xử lý trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy có liên quan trong việc quản lý để cán bộ sai phạm, vi phạm pháp luật, đồng thời yêu cầu Công an huyện Mỹ Đức gặp trực tiếp xin lỗi và bồi thường đối với gia đình người dân bị 3 cán bộ Công an bắn chế dê.

Hiện tại các lực lượng chức năng đang vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc, là rõ động cơ và xác định thiệt hại để có căn cứ xử lý theo quy định pháp luật.

Theo nội dung vụ việc, 3 cán bộ công an bị người dân vây xung quanh, sau đó báo cho Công an xã An Phú để xử lý. Lúc đó người dân bị bắt chế dê, do tâm lý bị mất tài sản nên họ rất tức giận, yêu cầu giải quyết tại chỗ. Sau đó tôi báo tin lên Công an huyện và một lãnh đạo Công an TP Hà Nội cũng đã có mặt tại hiện trường để lập biên bản.

Chúng tôi áp tải ba cán bộ công an trên về huyện để tiếp tục điều tra, xử lý đúng trình tự pháp luật” – vị lãnh đạo trên thông tin.

Vị này cho biết thêm, ba cán bộ công an trên trong lúc đi bắn chim, thấy dê ăn trên đỉnh núi “hiếu kỳ nên bắn. Thấy dê trên đỉnh núi nghĩ là xa nhân dân nên bắn. Bắn xuống thì cho lên thùng xe để về, mà dân người ta mất nhiều rồi nên họ quy cho ba người này ăn trộm dê” – vị lãnh đạo nói thêm.

Được biết, khẩu súng mà ba người này dùng để bắn dê là khẩu súng tự chế.

Vụ 3 Công an bắn chết dê của dân ở Hà Nội có thể bị xử lý như thế nào?

Trường hợp 2 con dễ bi bắt chết có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, nếu cơ quan chức năng xác định giá trị tài sản trên 2 triệu đồng thì 3 cán bộ Công an đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp tài sản, khung hình phạt như sau:

– Trường hợp 2 con dê bị bắn chết có giá trị từ 2 – dưới 50 triệu đồng thì 3 cán bộ Công an đó có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

– Trường hợp 2 con dê bị bắn chết có giá trị dưới 2 triệu đồng, nhưng đó là tài sản kiếm sống chính của gia đình người dân thì 3 cán bộ Công an cũng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

– Trường hợp 3 2 con dê có giá trị từ 2 – dưới 50 triệu đồng, nhưng quá trình thực hiện hành vi của 3 cán bộ công an gây anh hưởng đến an ninh trật tự, hoặc 2 con dê đó là tài sản kiếm sống chính của gia đình người dân thì bị phạt tù từ 2 – 7 năm.

– Trường hợp 3 cán bộ công an thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mà có tổ chức (có phân công nhiệm vụ của từng người) thì có thể bị phạt tù từ 2 – 7 năm.

– Trường hợp 3 cán bộ công an thực hiện hành vi trộm cắp mà có tính chất chuyên nghiệp (thường xuyên trộm cắp dê, công việc kiếm sống chính là trộm cắp,…) thì có thể bị phạt tù từ 2 – 7 năm.

– Trường hợp 2 con dê có giá trị từ 50 – dưới 200 triệu đồng thì 3 cán bộ công an có thể bị phạt tù từ 2 – 7 năm.

– Trường hợp 3 cán bộ công an dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để thực hiện hành vi (dùng súng nguy hiểm, hoặc dùng các thủ đoạn xảo quyệt để thoát tội,…) thì phạt tù từ 2 – 7 năm.

Trên đây là phân tích khung hình phạt chỉ mang tính chất tham khảo, vụ việc 3 cán bộ công an bắt chết dê của dân xảy ra tại Hà Nội bị xử lý như thế nào phải chờ đến khi có kết luận điều tra và có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án mới có thể khẳng định chính xác được khung hình phạt của vụ việc.

Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Ba cán bộ Công an còn có thể bị khởi tố thêm tội chế tạo, tàng trữ vũ khí

Trong vụ việc này, các cán bộ đã bắn chết 2 con dê, có thể thấy, lực sát thương của khẩu súng được sử dụng là không hề nhỏ, có tính nguy hiểm.

Tại khoản 6 điều 3 quy định Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.

– Tại khoản 3 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định: “Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này”.

– Tại khoản 2 Điều 5 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định: Nghiêm cấm các hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Vụ việc 3 cán bộ công an sử dụng súng hơi bắn chết 2 con dê của dân có thể thấy được rằng, súng hơi này có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Qua đó cho thấy lực sát thương của khẩu súng này là không hề nhỏ.

Hơn nữa, 3 cán bộ công an sử dụng súng hơi tự chế không phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, do đó có căn cứ cho thấy 3 cán bộ công an nêu trên sử dụng súng hơi sát hại tài sản của người dân là hành vi vi phạm pháp luật.

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng vũ khí, súng săn theo quy định tại Điều 306 Bộ luật hình sự 2015:

“Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có 11 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng trở lên;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Làm chết 01 người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài nổi bật

Nguyên nhân thảm kịch dẫm đạp halloween Hàn Quốc

Nguyên nhân thảm kịch dẫm đạp halloween Hàn Quốc

Cập nhật thông tin nguyên nhân thảm kịch vụ giẫm đạp trong lễ hội halloween …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *