Home / ⚖ Pháp luật / Từ điển định nghĩa “nhà báo là thất nghiệp, ăn bám gia đình” đúng hay sai?

Từ điển định nghĩa “nhà báo là thất nghiệp, ăn bám gia đình” đúng hay sai?

Từ điển định nghĩa nhà báo là ăn bám, thất nghiệp trong cuốn “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” của tiến sĩ Huỳnh Công Tín là đúng hay sai? Định nghĩa nhà báo chính xác là gì?

1. Từ điển định nghĩa nhà báo là ăn bám, thất nghiệp?

Trong cuốn sách “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” của tiến sĩ Huỳnh Công Tín giải định nghĩa từ “nhà báo” là người không có việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám gia đình. Phía dưới tác giả Huỳnh Công Tín đã chú thích từ “nhà báo” này chỉ mang nghĩa bóng, tuy nhiên định nghĩa này đã gây ra nhiều tranh cãi.

Từ điển định nghĩa nhà báo là ăn bám, thất nghiệp?

Định nghĩa từ “nhà báo” là người không có việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám gia đình trong cuốn “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” của tiến sĩ Huỳnh Công Tín

Cuốn sách “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” của tiến sĩ Huỳnh Công Tín giải định nghĩa từ “nhà báo” là người không có việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám gia đình. Phía cuối định nghĩa, tác giả Huỳnh Công Tín trích dẫn một ví dụ về câu nói nhà báo: Ra trường rồi ở nhà làm nhà báo chớ có làm được gì đâu”.

Được biết, Cuốn Từ điển từ ngữ Nam Bộ của tác giả Huỳnh Công Tín do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007. Theo mô tả của cuốn sách, đây là công trình biên soạn dưới sự chỉ đạo của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học Cần Thơ.

Cuốn từ điển nhằm phục vụ cho mọi đối tượng muốn tìm hiểu về từ ngữ Nam Bộ ở các bình diện: từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ âm, ngữ pháp và phong cách diễn đạt, cuốn từ điển này có độ dày 1.392 trang và có khoảng 20.000 từ.

Từ điển định nghĩa "nhà báo thất nghiệp, ăn bám gia đình" đúng hay sai?

Cuốn “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” của tiến sĩ Huỳnh Công Tín – Ảnh Tiền Phong 1

Tuy đã để chú thích định nghĩa từ “nhà báo” nêu trên chỉ mang nghĩa bóng, không chỉ những người làm nghề báo, tuy nhiên cách cuốn sách định nghĩa về một nghề nghiệp bằng kiểu “nói vui” như vậy vẫn gây ra tranh cãi nhiều.

Trao đổi với Zing, tiến sĩ Huỳnh Công Tín cho hay “để nói về những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, người miền Nam hay dùng từ ký giả hơn là nhà báo. Định nghĩa nhà báo trong cuốn từ điển được hiểu theo nghĩa bóng chứ không chỉ những người làm nghề báo.

Mục đích ra đời của cuốn từ điển nhằm giải nghĩa những từ ngữ được dùng trong đời sống hàng ngày của người Nam Bộ. Từ nhà báo được ông Tín đưa vào từ điển vì ngoài nghĩa chỉ một nghề nghiệp được nhiều người biết đến, người miền Nam còn dùng từ nhà báo theo một nghĩa khác. Trong cuốn sách, ông cũng chú thích rõ đây là danh từ và được hiểu theo nghĩa bóng.

“Tôi giải nghĩa từ nhà báo theo nghĩa ‘không có công ăn việc làm, báo cha, báo mẹ’ để những người vùng miền khác khi nói chuyện với người miền Nam sẽ hiểu rõ hơn, tùy vào ngữ cảnh câu chuyện. Nếu nói về những người làm báo thì tôi không đưa vào cuốn từ điển này”, ông Tín giải thích.

Ông Tín cho biết thêm từ điển này không dẫn liệu theo kiểu lấy một phát ngôn toàn dân, rồi thay thế một từ nào đó bằng một từ ngữ Nam Bộ. Vì thế, trong dẫn liệu có thể có yếu tố chệch chuẩn toàn dân nhưng lại đúng chuẩn lời nói Nam Bộ.

“Người vùng miền khác khi nghe định nghĩa này có thể bất ngờ, nhưng với người miền Nam, từ nhà báo được dùng theo nghĩa bóng rất phổ biến”, ông Tín nói” 2

2. Định nghĩa nhà báo chính xác là gì?

Theo quy định pháp luật tại khoản 1 điều 25 Luật báo chí 2016 định nghĩa: Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo, bao gồm phóng viên (viết hoặc ảnh), biên tập viên, thư ký tòa soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí…

Theo quy định tại điều 25 Luật báo chí 2016 quy định, nhà báo có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Quyền của nhà báo:

a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;

b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

d) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;

đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;

e) Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ của nhà báo:

a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

b) Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;

e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

3. Định nghĩa Nhà báo là người thất nghiệp, ăn bám gia đình là tiêu cực

Từ điển từ ngữ Nam Bộ định nghĩa nhà báo là người không có việc làm, ăn bám gia đình, song theo các chuyên gia, đây là cách định nghĩa rất tiêu cực và không hợp đưa vào từ điển.

– “Định nghĩa nhà báo là “những người không có công ăn việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám vào gia đình” nêu trong cuốn Từ điển từ ngữ Nam Bộ của tác giả Huỳnh Công Tín đang gây nhiều tranh luận trái chiều.

Tiến sĩ Huỳnh Công Tín, tác giả cuốn từ điển, giải thích định nghĩa “nhà báo” được hiểu theo nghĩa bóng, không chỉ những người làm nghề báo.

Tác giả đưa từ nhà báo vào cuốn từ điển theo nghĩa “không có công ăn việc làm, báo cha, báo mẹ” để những người vùng miền khác khi nói chuyện với người miền Nam sẽ hiểu rõ hơn, tùy vào ngữ cảnh câu chuyện. Tuy vậy, lý giải này không thuyết phục được các chuyên gia ngôn ngữ.

Theo thạc sĩ ngôn ngữ học Phan Thế Hoài, không có cơ sở nào để khẳng định trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, người Nam Bộ sử dụng từ nhà báo theo nghĩa “thất nghiệp, ăn bám, báo cha, báo mẹ”. Cách nói này chỉ xuất hiện ở một số ngữ cảnh hẹp, mang tính trêu đùa, giải trí là chủ yếu.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng nghĩa bóng về từ nhà báo với nghĩa tiêu cực như vậy không phù hợp để đưa vào từ điển. Ông khẳng định từ “nhà báo” chỉ có nghĩa gốc, mà theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa là “người chuyên làm nghề viết báo”, chứ không có nghĩa chỉ người “thất nghiệp, ăn bám gia đình”.

Đồng thời, thạc sĩ Phan Thế Hoài cũng nhấn mạnh từ “nhà báo” không có trong phương ngữ Nam Bộ mà chỉ xuất hiện trong một ngữ cảnh hẹp.

“Phương ngữ là hệ thống ngôn ngữ được dùng cho một tập hợp người nhất định trong xã hội. Cách giải thích nghĩa bóng của tác giả không thuyết phục về mặt chuyên môn”, ông Hoài nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ, cho biết trong tiếng Việt có những từ “báo đời, báo cô, báo hại” để chỉ người “thất nghiệp, ăn bám gia đình”.

“Chữ báo trong ‘nhà báo’ và báo trong ‘báo đời, báo cô, báo hại’ nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nhà báo phải là từ chỉ một nghề nghiệp”, ông Hiệp nói.

Trao đổi với Zing, PGS.TS Phạm Minh Phúc, Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, đơn vị phát hành cuốn sách, cho biết đang cho kiểm tra trên hệ thống về cuốn sách và khi có thông tin đầy đủ sẽ phản hồi đến báo chí.

Từ điển từ ngữ Nam Bộ dày 1.392 trang, có khoảng 20.000 từ. Cuốn từ điển được xuất bản lần đầu năm 2007 (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội) và tái bản năm 2009 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia).

Từ điển giải thích ngữ nghĩa và dẫn liệu từ lời nói của người Nam Bộ trong cuộc sống. Ngoài ra, tác giả còn trích dẫn tác phẩm văn học của các nhà biên khảo, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng để đưa vào cuốn từ điển” 3.

4. Sẽ cho kiểm tra thông tin từ điển định nghĩa ‘Nhà báo’ là người thất nghiệp, ăn bám gia đình

(PLO) – Trao đổi với PLO, PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cho rằng định nghĩa theo tác giả trong sách là không được.

– “Cuốn Từ điển từ ngữ Nam Bộ của tác giả Huỳnh Công Tín do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2007 đang gây phản ứng dữ dội với định nghĩa về Nhà báo.

Cụ thể, trong cuốn sách này ghi rõ: “Nhà báo được diễn giải là những người không có công ăn việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám vào gia đình.

“Ra trường rồi ở nhà làm nhà báo chớ có làm được gì đâu”- cuốn từ điển dẫn chứng.

Theo mô tả của cuốn sách, đây là công trình biên soạn dưới sự chỉ đạo của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học Cần Thơ. Cuốn từ điển nhằm phục vụ cho mọi đối tượng muốn tìm hiểu về từ ngữ Nam Bộ ở các bình diện: từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ âm, ngữ pháp và phong cách diễn đạt.

Đặc biệt, giúp ích cho những người sáng tác muốn đưa lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ vào tác phẩm văn chương.

Ngày 15-6, trao đổi với PLO, PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, định nghĩa theo tác giả trong sách là không được.

“Nói gì thì nói phương ngữ phải chỉ rõ phương ngữ vùng nào, sử dụng ra sao, còn từ nhà báo Tiếng Việt toàn dân là chỉ một người có nghề nghiệp đàng hoàng và phải định nghĩa cho đúng”- ông Tình nói.

PGS.TS Phạm Văn Tình cũng nêu dẫn chứng, có khi người ta hay nói là có người ở nhà ăn báo hại thì đó là khẩu ngữ nói vui thì được, nhưng đưa vào từ điển phải thận trọng.

Được hỏi về việc cuốn Từ điển trên được ghi trên bìa có sự phối hợp của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học Cần Thơ, PGS.TS Phạm Văn Tình cho biết sẽ kiểm tra kỹ vấn đề này và có câu trả lời sau.

Đại diện NXB Khoa học xã hội cũng cho biết, cuốn sách này xuất bản đã lâu, NXB đang xem lại các tài liệu lưu trữ. Khi có thông tin chính thức, đơn vị sẽ phản hồi tới báo chí” 4.

5. Tiến sĩ Huỳnh Công Tín – Tác giả cuốn “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” là ai?

Tiến sĩ Huỳnh Công Tín giảng viên bộ môn Ngữ văn ở trường Đại học Cần Thơ, là tác giả của cuốn sách “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” (ra mắt năm 2007).

Tiến sĩ Huỳnh Công Tín - Tác giả cuốn “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ”  là ai?

Tiến sĩ Huỳnh Công Tín – Ảnh Tiền Phong 5

TP – Giữa năm 2007, TS Huỳnh Công Tín, giảng viên bộ môn Ngữ văn ở trường Đại học Cần Thơ cho ra mắt cuốn “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” NXB Khoa học Xã hội dày 1.392 trang, có khoảng 20.000 từ.

Theo GS-TSKH Nguyễn Quang Hồng, hiện nay dường như đang hình thành hai nhóm nghiên cứu về phương ngữ tiếng Việt. Một nhóm ở Nghệ Tĩnh mà trung tâm là Đại học Vinh, một nhóm ở đồng bằng sông Cửu Long mà trung tâm là Đại học Cần Thơ. Về các công trình nghiên cứu phương ngữ Nam Bộ, cuốn “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” thực sự gây ấn tượng nhất.

TS Huỳnh Công Tín biên soạn một mình. Ông bắt đầu công việc này cách đây đúng 10 năm. Sinh ở Bến Tre, giảng dạy tại Cần Thơ, cùng vợ con sống trong căn hộ tập thể nhưng dành dụm được đồng tiền nào ông dồn hết cho công trình này.

Thực ra, đây là một quá trình nghiên cứu khoa học. Đầu tiên là luận án tiến sĩ “Hệ thống ngữ âm tiếng Sài Gòn” ông hoàn thành năm 1999. Tiếp theo là công trình nghiên cứu cấp bộ “Từ điển Phương ngữ Nam Bộ”, nghiệm thu năm 2005 được đánh giá xuất sắc.

Tổng hợp và hoàn thiện thêm các kết quả nghiên cứu về hệ thống từ vựng và ngữ âm của phương ngữ Nam Bộ, một lĩnh vực khoa học mà ông kiên trì theo đuổi, từ đó cho ra đời “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ”.

Đây là một cuốn từ điển của riêng vùng đất Nam Bộ, có cấu trúc khoa học, kế thừa một cách sáng tạo các công trình nghiên cứu thuộc này trước đó của nhiều tác giả khác.

Nó gồm có ba lớp từ. Lớp từ Nam Bộ chính gốc, phản ánh cuộc sống và văn hóa của con người, vùng đất Nam Bộ: Vỏ lãi, trẹt, nóp, đệm, lộ, hủ tiếu, nước rong, cải lương, ca cổ, ông già Ba Tri, công tử Bạc Liêu…

Lớp từ Nam Bộ có nguồn gốc từ phương ngữ miền Trung: Bắp (ngô), cậy (nhờ), má (mẹ), mè (vừng)…

Lớp từ Nam Bộ có nguồn gốc từ từ ngữ toàn dân, đây là loại từ còn giữ được nguyên gốc cổ của nó mà ở phía Bắc đã không còn: Nhà thương (bệnh viện), dớn dác (nhớn nhác), chớp bóng (chiếu phim), dơ (bẩn); hoặc do phát âm chệch đi có tính hệ thống: bịnh (bệnh), kinh (kênh), đờn (đàn), nhơn (nhân), chánh (chính)…

Có những từ vẫn thường dùng trên sách báo nhưng hiểu cho đúng nghĩa chắc phải nhờ đến “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” của TS Huỳnh Công Tín. Chẳng hạn: Miệt, miệt trên, miệt dưới, miệt vườn, miệt thứ.

“Miệt thứ” là vùng đất ở Kiên Giang có đào 10 con kinh song song đổ ra biển được gọi theo thứ tự từ thứ Nhứt đến thứ Mười, “Sương khuya ướt đọng giàn bầu/ Em về miệt thứ bỏ sầu cho qua”. “Cho qua” là cho tôi, cho mình, cho anh.

“Đế” là một loại cỏ hoang “Con cua kềnh càng bò qua đám đế/ Nhắn chị Hai mày chiều xế tao qua”. Nhưng “đế” còn có nghĩa là rượu, hoặc hành vi đánh, nện, uống.

“Lịu địu” của Nam Bộ là bận bịu chứ không phải lận đận, “Gió đẩy đưa rau dừa quặn quỵu/ Anh mảng thương nàng lịu địu xuống lên”.

Thậm chí từ “đi đái” trong phương ngữ Nam Bộ lại có nghĩa là đi tong, mất sạch, thất bại, chết.

Phần dẫn liệu, cuốn sách sử dụng nhiều ca dao Nam Bộ khiến cho việc hiểu nghĩa thêm dễ dàng và hấp dẫn. “Nước ròng trong ngọn chảy ra/ Tin chồng em chết, anh bôn ba qua liền”: “Nước ròng” là nước chảy rút đi, “ngọn” là phần đầu cùng của một con rạch, “tin” là nghe tin chứ không phải tin tưởng, “bôn ba” là vội vã chứ không phải vất vả.

“Xắn quần em lội qua lung/Quần em tuột xuống anh hun chỗ nào”: “lội” ở đây là đi, “lung” là vùng trũng đọng nước, “hun” là hôn. “Anh hun thì hun má đào/ Quần em tuột xuống anh cặm sào ngủ luôn”.

Mỗi từ hay ngữ, sau khi giải thích nghĩa Nam Bộ còn được TS Huỳnh Công Tín giải thích nghĩa tương đương của miền Bắc. Đặc biệt, ông dùng thêm hệ thống ký hiệu phiên âm quốc tế để giới thiệu cách đọc, và giới thiệu cách đọc phổ thông lẫn cách đọc theo giọng Nam Bộ.

Điều này với người trong nước có lẽ không thật cần thiết nhưng lại rất có giá trị với người nước ngoài muốn nghiên cứu phương ngữ Nam Bộ.

Rất ít cuốn từ điển làm được điều này, nó cực kỳ tốn công nhưng cũng là thế mạnh của TS Huỳnh Công Tín bởi luận án tiến sỹ của ông chuyên về phiên âm 6.

5/5 - (4 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *