Công ty Việt Á là công ty gì? Công ty Việt Á của ai làm chủ? Tổng giám đốc Công ty Việt A là ai? Công ty Việt Á sai phạm gì? Tiểu sử Phan Quốc Việt Giám đốc Công ty Việt Á.
👉 Tìm nội dung ở đây
- 1. Công ty Việt Á là công ty gì?
- 2. Công ty Việt Á sai phạm gì?
- 3. Các bị can trong vụ án công ty Việt Á, CDC Hải Dương
- 3.1. Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á)
- 3.2. Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á)
- 3.3. Hồ Thị Thanh Thảo (Thủ quỹ Công ty Việt Á, Cửa hàng Trưởng Cửa hàng Âu Lạc)
- 3.4. Phan Tôn Noel Thảo (Trợ lý Tài chính Công ty Việt Á)
- 3.5. Trần Thị Hồng (Nhân viên Kinh doanh Công ty Việt Á)
- 3.6. Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương)
- 3.7. Nguyễn Mạnh Cường (Kế toán trưởng CDC Hải Dương)
- 4. Tiểu sử Phan Quốc Việt Giám đốc Công ty Việt Á
- 5. Các tội danh trong vụ án công ty Việt Á, CDC Hải Dương
1. Công ty Việt Á là công ty gì?
Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (mã số thuế là 0304851147, địa chỉ tại số 372A/8 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM) là công ty cung cấp các thiết bị, hóa chất y tế. Ngày 17/12/2021 bị khởi tố Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC Hải Dương.
– Tên quốc tế: VIET A TECHNOLOGY CORPORATION
– Mã số thuế: 0304851147
– Địa chỉ: 372A/8 Hồ Văn Huê, Phường 09, Quận Phú Nhuận, TPHCM
– Người đại diện: PHAN QUỐC VIỆT
– Điện thoại: 1900545543
– Ngày hoạt động: 2007-02-28
– Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Phú Nhuận
– Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN
– “Ngành nghề kinh doanh:
Mã | Ngành |
---|---|
0118 | Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh Chi tiết: Trồng các loại hoa lan (không hoạt động tại trụ sở). |
0130 | Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp Chi tiết: Trồng cây phục vụ trồng trọt bao gồm cát tỉa, tạo chồi, tạo cây con để nhân giống cây trực tiếp hoặc tạo từ các gốc ghép cành thành các chồi non đã được lựa chọn và ghép xong để cho ra sản phẩm cuối cùng là cây giống: các loại cây cảnh (không hoạt động tại trụ sở). |
0161 | Hoạt động dịch vụ trồng trọt Chi tiết: Kiểm tra hạt giống, cây giống (không hoạt động tại trụ sở). |
0163 | Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch (không hoạt động tại trụ sở). |
0164 | Xử lý hạt giống để nhân giống (không hoạt động tại trụ sở). |
1075 | Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn (không hoạt động tại trụ sở). |
1079 | Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Sản xuất thực phẩm (không hoạt động tại trụ sở). |
1104 | Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng Chi tiết: – Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai (không hoạt động tại trụ sở); – Sản xuất đồ uống không cồn (không hoạt động tại trụ sở). |
2011 | Sản xuất hoá chất cơ bản Chi tiết: Sản xuất hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh) (không hoạt động tại trụ sở). |
2029 | Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Sản xuất hợp chất dùng để thử phản ứng trong phòng thí nghiệm và để chẩn đoán khác (không hoạt động tại trụ sở). |
2620 | Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính Chi tiết: Sản xuất, lắp ráp máy vi tính (không hoạt động tại trụ sở). |
2651 | Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển Chi tiết: – Sản xuất dụng cụ phân tích thí nghiệm (không hoạt động tại trụ sở); – Sản xuất thiết bị chưng cất trong phòng thí nghiệm, máy li tâm, máy siêu âm (không hoạt động tại trụ sở); – Sản xuất thiết bị cân, đo, lồng ấp dùng trong phòng thí nghiệm (không hoạt động tại trụ sở). |
2819 | Sản xuất máy thông dụng khác Chi tiết: Sản xuất thiết bị – máy móc ngành nông – công nghiệp và môi trường – y tế (không hoạt động tại trụ sở). |
3250 | Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng Chi tiết: Sản xuất máy khử trùng trong phòng thí nghiệm, máy li tâm phòng thí nghiệm (không hoạt động tại trụ sở). |
3290 | Sản xuất khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Sản xuất chế phẩm xử lý môi trường (được phép lưu hành), thiết bị phòng thí nghiệm (không hoạt động tại trụ sở). |
3312 | Sửa chữa máy móc, thiết bị Chi tiết: Sửa chữa và bảo dưỡng các dụng cụ máy móc khác (không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở). |
3313 | Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học Chi tiết: Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị y tế, phòng thí nghiệm (không rèn, đúc, cắt, cán, kéo kim loại, dập, gò, hàn, sơn, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở). |
3314 | Sửa chữa thiết bị điện Chi tiết: Sửa chữa, bảo trì hệ thống mạng máy tính. |
3530 | Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hoà không khí và sản xuất nước đá Chi tiết: Sản xuất nước đá (không hoạt động tại trụ sở). |
3600 | Khai thác, xử lý và cung cấp nước (không hoạt động tại trụ sở). |
3700 | Thoát nước và xử lý nước thải (không hoạt động tại trụ sở). |
3811 | Thu gom rác thải không độc hại (không hoạt động tại trụ sở). |
3812 | Thu gom rác thải độc hại (không hoạt động tại trụ sở). |
3821 | Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại (không hoạt động tại trụ sở). |
3822 | Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hại (không hoạt động tại trụ sở). |
3830 | Tái chế phế liệu (không hoạt động tại trụ sở). |
3900 | Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác (không hoạt động tại trụ sở). |
4321 | Lắp đặt hệ thống điện Chi tiết: Lắp đặt hệ thống mạng máy tính. |
4610 | Đại lý, môi giới, đấu giá Chi tiết: Đại lý mua bán, ký gởi hàng hóa. |
4620 | Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống Chi tiết: – Mua bán hạt giống, hoa, cây cảnh, hạt giống (không hoạt động tại trụ sở); – Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (không hoạt động tại trụ sở). |
4632 | Bán buôn thực phẩm (không hoạt động tại trụ sở). |
4649 | Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (trừ dược phẩm). |
4651 | Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm Chi tiết: – Mua bán phần mềm máy tính; – Mua bán: máy vi tính và linh kiện. |
4652 | Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông |
4653 | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp Chi tiết: Mua bán thiết bị – máy móc ngành nông nghiệp. |
4659 | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Chi tiết: – Mua bán thiết bị – máy móc ngành công nghiệp và môi trường – y tế; – Mua bán thiết bị phòng thí nghiệm; – Mua bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành nông – công nghiệp, môi trường – y tế và phòng thí nghiệm; – Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng; – Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện); – Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may, da giày; – Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi); – Bán buôn máy móc, thiết bị y tế. |
4663 | Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng |
4669 | Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: – Mua bán hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), chế phẩm xử lý môi trường (được phép lưu hành); – Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại (không hoạt động tại trụ sở); – Bán buôn phân bón; – Bán buôn chất dẻo dạng nguyên sinh; – Bán buôn cao su; – Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt; – Bán buôn bột giấy; – Bán buôn đá quý. |
4722 | Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh (Thực hiện theo Quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/07/2009 của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về sửa đổi khoản 2 điều 1 quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/07/2009 của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh). |
4741 | Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh |
4772 | Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh Chi tiết: Bán lẻ dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh. |
4773 | Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh chi tiết: – Bán lẻ hoa tươi, cây cảnh, hạt giống, phân bón, động vật cảnh và thức ăn cho động vật cảnh (không hoạt động tại trụ sở); – Bán lẻ hàng hóa phi lương thực thực phẩm (không hoạt động tại trụ sở). |
5610 | Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động Chi tiết: Kinh doanh nhà hàng ăn uống (không kinh doanh tại trụ sở). |
5621 | Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới…) |
5820 | Xuất bản phần mềm Chi tiết: – Sản xuất phần mềm tin học; – Sản xuất phần mềm máy tính. |
6201 | Lập trình máy vi tính |
6202 | Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính Chi tiết: Tư vấn phần cứng, phần mềm máy vi tính. |
6209 | Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính |
6619 | Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu Chi tiết: Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính, kế toán). |
7020 | Hoạt động tư vấn quản lý Chi tiết: Tư vấn quản lý kinh doanh (trừ tư vấn tài chính, kế toán). |
7110 | Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan Chi tiết: Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan. |
7120 | Kiểm tra và phân tích kỹ thuật |
7210 | Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật |
7410 | Hoạt động thiết kế chuyên dụng Chi tiết: – Thiết kế trang web; – Thiết kế hệ thống máy tính (thiết kế tạo lập trang chủ internet, thiết kế hệ thống máy tính tích hợp với phần cứng, phần mềm với các công nghệ truyền thông). |
7490 | Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: – Tư vấn về chuyển giao công nghệ; – Dịch vụ tư vấn về môi trường; – Tư vấn về môi trường. |
7730 | Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác Chi tiết: Cho thuê thiết bị đo lường và điều khiển |
8531 | Đào tạo sơ cấp (không hoạt động tại trụ sở). |
8532 | Đào tạo trung cấp Chi tiết: Đào tạo nghề. |
8541 | Đào tạo đại học (không hoạt động tại trụ sở). |
8542 | Đào tạo thạc sỹ (không hoạt động tại trụ sở). |
8560 | Dịch vụ hỗ trợ giáo dục |
8620 | Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa Chi tiết: Phòng xét nghiệm; Hoạt động của các phòng khám chuyên khoa: Khám bệnh, chữa bệnh nội khoa; Phòng khám nội tổng hợp, phòng khám bác sĩ gia đình; Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội; phòng khám chuyên khoa ngoại; phòng chuẩn đoán hình ảnh, phòng khám chuyên khoa phụ sản, phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, phòng khám chuyên khoa mắt; Hoạt động phòng khám nha khoa; Hoạt động phòng khám đa khoa (trừ lưu trú bệnh nhân). |
9511 | Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi Chi tiết: Lắp ráp, sửa chữa máy vi tính (không gia công cơ khí, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở)” 1 |
2. Công ty Việt Á sai phạm gì?
Công ty Việt Á sai phạm trong quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế, cụ thể bao gồm các sai phạm nâng khống giá kit test COVID-19, chi tiền hối lộ, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
– Ngày 18 tháng 12 năm 2021, ông Phan Quốc Việt – Tổng giám đốc của công ty và hàng loạt các lãnh đạo bộ Khoa học và Công nghệ, bộ Y tế, CDC các tỉnh đã bị bắt để điều tra về hành vi nâng khống giá kit test COVID-19, chi tiền hối lộ, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ngày 10/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An) và triệu tập ghi lời khai trên 30 đối tượng có liên quan.
Kết quả điều tra và đấu tranh với các đối tượng xác định: Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật.
Tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm Kit xét nghiệm COVID-19. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng Kit xét nghiệm COVID-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng.
Kết quả điều tra bước đầu, Phan Quốc Việt và các đối tượng là lãnh đạo chủ chốt Công ty Việt Á khai nhận: Quá trình kinh doanh và tiêu thụ Kit xét nghiệm COVID-19 do Công ty Việt Á sản xuất, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test COVID-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm Kit test COVID-19 thuộc danh mục được áp dụng hình thức Chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng.
Sau đó, thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ Chỉ định thầu bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (Công ty liên danh, Công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá… để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty Việt Á theo giá do Công ty Việt Á đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
Đồng thời, để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn, tăng doanh thu lợi nhuận và được tạo điều kiện trong việc hoàn thiện hồ sơ, thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn.
Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/Kit; thỏa thuận và chi tiền % hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phổ trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Đến nay, bước đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán Kit xét nghiệm COVID-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt đã chi tiền % ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương số tiền gần 30 tỷ đồng” 2.
Bạn đang đọc: Công ty Việt Á là công ty gì? Công ty Việt Á của ai làm chủ? Tổng giám đốc Công ty Việt A là ai? Công ty Việt Á sai phạm gì? Tiểu sử Phan Quốc Việt Giám đốc Công ty Việt Á.
3. Các bị can trong vụ án công ty Việt Á, CDC Hải Dương
“Ngày 17/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan. Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra các Quyết định khởi tố bị can đối với 7 đối tượng:
3.1. Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á)
Phan Quốc Việt 3
– Phan Quốc Việt sinh ngày 20/10/1980;
– Quê quán: Thăng Bình, Quảng Nam
– Thường trú tại phường 9, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
– Chỗ ở: Tòa nhà The Gold View, số 346 Bến Vân Đồn, Phường 1, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
– Nghề nghiệp: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á
3.2. Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á)
Vũ Đình Hiệp 4
– Vũ Đình Hiệp là một trong số các bị can trong vụ án công ty Việt Á, CDC Hải Dương.
– Vũ Đình Hiệp sinh ngày 15/6/1986.
– Quê quán: Hải Hậu, Nam Định
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
– Chỗ ở: Chung cư Samsora Riverside, 207A QL 1A, khu phố Quyết Thắng, phường Bình Thắng, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương;
– Nghề nghiệp: Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á.
3.3. Hồ Thị Thanh Thảo (Thủ quỹ Công ty Việt Á, Cửa hàng Trưởng Cửa hàng Âu Lạc)
Hồ Thị Thanh Thảo 5
– Hồ Thị Thanh Thảo (Thủ quỹ Công ty Việt Á, Cửa hàng Trưởng Cửa hàng Âu Lạc) là một trong số các bị can trong vụ án công ty Việt Á, CDC Hải Dương.
– Hồ Thị Thanh Thảo sinh ngày 08/4/1984.
– Quê quán: Đức Hòa, Long An
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
– Chỗ ở: xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
3.4. Phan Tôn Noel Thảo (Trợ lý Tài chính Công ty Việt Á)
Phan Tôn Noel Thảo 6
– Phan Tôn Noel Thảo (Trợ lý Tài chính Công ty Việt Á) là một trong số các bị can trong vụ án công ty Việt Á, CDC Hải Dương.
– Phan Tôn Noel Thảo sinh ngày 25/12/1990.
– Quê quán: Thăng Bình, Quảng Nam
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ 1, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
– Chỗ ở: Chung cư Phú Đông, đường Lê Trọng Tấn, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
3.5. Trần Thị Hồng (Nhân viên Kinh doanh Công ty Việt Á)
Trần Thị Hồng 7
– Trần Thị Hồng (Nhân viên Kinh doanh Công ty Việt Á) là một trong số các bị can trong vụ án công ty Việt Á, CDC Hải Dương.
– Sinh ngày 04/01/1995
– Quê quán: Thanh Hóa
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thị trấn Đắc Mâm, huyện Krong Nô, tỉnh Đắc Nông
– Chỗ ở: khu phố Bình Đường II, phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương; Nghề nghiệp:
3.6. Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương)
Phạm Duy Tuyến 8
– Phạm Duy Tuyến sinh ngày: 10/2/1965;
– Quê quán: huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
– Chỗ ở: phố Nguyễn Thị Định, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương;
3.7. Nguyễn Mạnh Cường (Kế toán trưởng CDC Hải Dương)
Nguyễn Mạnh Cường 9
– Nguyễn Mạnh Cường (Kế toán trưởng CDC Hải Dương) là một trong số các bị can trong vụ án công ty Việt Á, CDC Hải Dương
– Nguyễn Mạnh Cường sinh ngày 10/10/1985
– Quê quán: Hải Dương
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở: phố Bùi Thị Xuân, phường Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên. Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các đối tượng thuộc Công ty Việt Á trị giá trên 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20 bất động sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các địa phương khác; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến…
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng đối với các cá nhân, đơn vị liên quan để làm rõ bản chất của vụ án, yếu tố tư lợi…; rà soát, kê biên tài sản của các đổi tượng để đảm bảo thu hồi cho Nhà nước” 10
4. Tiểu sử Phan Quốc Việt Giám đốc Công ty Việt Á
Phan Quốc Việt (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1980) tại Quảng Nam, Phan Quốc Việt là người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á, là một thủ phạm trong Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
– “Phan Quốc Việt tốt nghiệp cử nhân ngành Sinh học phân tử trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
– Năm 2007, Phan Quốc Việt thành lập Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á với số vốn 80 triệu đồng góp từ 5 thành viên.
– Theo đăng ký lần đầu Công ty cổ phần Thương mại – Sản xuất và Dịch vụ Việt Á, trụ sở chính tại số 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Phan Quốc Việt là người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc của Việt Á
– Thời điểm thành lập Công ty Việt Á vào năm 2007, Phan Quốc Việt đăng ký địa chỉ thường trú ở tổ 9, khu phố 1, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
– Phan Quốc Việt còn là người đại diện của loạt doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH Thế giới Đất Việt, CTCP Kỹ thuật Việt Á, CTCP Đầu tư Đức Ân, CTCP Tư vấn đầu tư Dịch vụ Tâm An, CTCP Kỹ thuật Việt Á, CTCP đầu tư Việt Á Y Dược 99.
– Phan Quốc Việt là cổ đông sáng lập, từng nắm giữ 30% vốn Vinbiocare, song đã triệt thoái vốn khỏi công ty này từ tháng 8/2021.
– Ngày 18/12/2021, Phan Quốc Việt bị C03 (Bộ Công an) ra quyết định khởi tố bị can đối với Phan Quốc Việt để điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá kit test COVID-19, chi tiền hối lộ cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh thành để bán kit với giá cao hơn so với giá thành sản xuất.
Cùng bị tạm giam là Phạm Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương – CDC Hải Dương). Cả hai cùng 5 bị can khác bị cáo buộc đã vi phạm Luật đấu thầu gây thiệt hại tài sản Nhà nước ước tính khoảng 30 tỉ đồng.
Trước đó vào tháng 4 năm 2020, Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa tin loại kit test trên đã được WHO chấp thuận và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu. Tuy nhiên thực tế WHO không chấp nhận loại kit này.
Trên trang thông tin chính thức Bộ Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Anh, bộ xét nghiệm của Việt Á không có tên trong danh sách đạt chuẩn Anh và được phép lưu hành trên thị trường Anh.
Cũng trong thời gian trên, Bộ Y tế Việt Nam với tư cách bộ quản lý chuyên ngành đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Á và gởi văn bản thông báo giá là 470.000 đồng/kit tới các địa phương theo chỉ đạo của ông Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Bộ Y tế, mặc dù giá kit test chưa được Hội đồng thẩm định thông qua” 11
– Theo lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt, Việt đã “bắt tay” với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỷ đồng; số tiền “hoa hồng” mà Việt Á chi cho các “đối tác” là gần 800 tỷ đồng.
– Ngày 7 tháng 1 năm 2022, Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết 19 bị can đã bị khởi tố về các tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; “đưa hối lộ, nhận hối lộ”; “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
– Cơ quan điều tra đã kê biên 28 bất động sản, phong tỏa tài khoản hơn 320 tỉ đồng, 100.000 USD và tạm giữ số tiền hơn 4,8 tỉ đồng do một số đối tượng có liên quan tự nguyện giao nộp.
Bạn đang đọc: Công ty Việt Á là công ty gì? Công ty Việt Á của ai làm chủ? Tổng giám đốc Công ty Việt A là ai? Công ty Việt Á sai phạm gì? Tiểu sử Phan Quốc Việt Giám đốc Công ty Việt Á.
5. Các tội danh trong vụ án công ty Việt Á, CDC Hải Dương
5.1. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
“Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
5.2. Tội đưa hối lộ
“Điều 364. Tội đưa hối lộ
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.
5.3. Tội nhận hối lộ
Điều 354. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
5.4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Bạn đang đọc: Công ty Việt Á là công ty gì? Công ty Việt Á của ai làm chủ? Tổng giám đốc Công ty Việt A là ai? Công ty Việt Á sai phạm gì? Tiểu sử Phan Quốc Việt Giám đốc Công ty Việt Á.