Home / 📶 Công nghệ / Cách rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM

Cách rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM

Hướng dẫn các bạn cách rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM, các bạn có thể rút tiền tại các địa điểm ATM bằng chính thẻ căn cước công dân gắn chip của mình một cách thuận tiện và dễ dàng.

Chức năng rút tiền bằng thẻ căn cước công dân gắn chip là một chức năng cực kỳ tiện lợi và an toàn, do phải nhập đồng thời mã pin và xác thực khuôn mặt nên tính an toàn được tăng cường, tránh trường hợp người khác đánh cắp hay nhặt được thẻ ATM của bạn để rút tiền.

1. Cách rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM

Để rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM các bạn chọn chức năng “Rút tiền không dùng thẻ” –> Chọn “Rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip” –> Đặt mặt sau CCCD lên đầu đọc thẻ –> Hướng khuôn mặt vào camera trên trụ ATM –> Nhấn “Xác nhận” –> Nhập mã pin –> Chọn số tiền cần rút –> Enter để rút tiền.

Các bạn lưu ý, việc rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip sẽ phải do chính bạn thực hiện, do phải nhận diện khuôn mặt trùng khớp mới được rút tiền, do vậy các bạn không thể nhờ người thân đi rút tiền thay bạn, và bạn cũng phải có thẻ CCCD 12 số gắn chip được tích hợp trên tài khoản ngân hàng của bạn thì mới thực hiện được. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện.

Bước 1: Chọn chức năng “Rút tiền không dùng thẻ –> Chọn “Rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip”

Đầu tiên, các bạn đến trụ ATM của ngân hàng bạn và chọn chức năng rút tiền không dùng thẻ, sau đó các bạn chọn tiếp chức năng rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip để bắt đầu.

Cách rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM

Bước 2: Đặt mặt sau CCCD (mặt có gắn chip) lên đầu đọc thẻ trên trụ ATM

Các bạn đặt mặt sau của thẻ căn cước công dân gắn chip của bạn vào đầu đọc thẻ trên trụ ATM để bắt đầu đọc, các bạn đặt mặt sau của CCCD vào đầu đọc thẻ, mặt có chứa con chip.

Cách rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM

Bước 3: Hướng khuôn mặt của bạn vào camera trên trụ ATM –> Nhấn “Xác nhận”

Tiếp theo, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn xác nhận khuôn mặt của bạn, lúc này bạn cần hướng khuôn mặt của bạn vào camera trên trụ ATM để xác nhận.

Cách rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM

Tính năng xác nhận khuôn mặt được tích hợp nhằm tăng cường bảo mật và an toàn cho tài khoản của bạn, dù cho bạn có bị mất đồng thời thẻ CCCD và thẻ ATM thì người khác nhặt được cũng không thể rút tiền, do không nhận diện được khuôn mặt.

Bước 4: Nhập mã pin –> Nhập số tiền cần rút –> Nhấn Enter/Ok để rút tiền.

Tiếp theo, các bạn sẽ cần nhập mã pin của tài khoản của bạn để xác nhận giao dịch

Cách rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM

Sau đó các bạn chọn số tiền cần rút, hoặc chọn số tiền khác và nhập vào con số cụ thể tương ứng với số tiền mà bạn cần rút trong phạm vi cho phép của từng trụ ATM các ngân hàng.

Cách rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM

Như vậy, trên đây là hướng dẫn cách rút tiền bằng căn cước công dân gắn chip tại trụ ATM, các bạn làm theo hướng dẫn như ở các bước trên sẽ rút được tiền, chúc các bạn thành công!

2. Điều kiện, yêu cầu để rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip

Để rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip tại trụ ATM các bạn cần đáp ứng các điều kiện, yêu cầu sau: Bạn phải có CCCD 12 số gắn chip, bạn phải dùng CCCD gắn chip này đi đăng ký mở tài khoản tại ngân hàng, và ngân hàng của bạn đã thực hiện triển khai tính năng rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM.

Bạn phải có thẻ CCCD 12 số gắn chip

Đây là điều kiện bắt buộc, các bạn cần phải có thẻ căn cước công dân 12 số được tích hợp chip điện tử ở mặt sau, loại căn cước công dân mới nhất, những căn cước công dân 12 số cũ nhưng chưa được tích hợp chip thì sẽ không thể dùng để rút tiền tại trụ ATM được.

Hiện nay đa số mọi người đã được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip 12 số loại mới, tuy nhiên nếu bạn chưa có thì bạn có thể đến cơ quan chức năng để đăng ký làm thẻ CCCD 12 gắn chip. Tìm hiểu cách đăng ký làm CCCD gắn chip qua Zalo để hiểu rõ các quy trình thực hiện cụ thể.

Dùng CCCD gắn chip đi đăng ký mở tài khoản tại ngân hàng

Sau khi bạn đã có thẻ căn cước công dân 12 số gắn chip rồi thì các bạn mang thẻ CCCD của mình đến ngân hàng để khai báo và tích hợp tính năng mới vào tài khoản của mình.

Cụ thể, các bạn sẽ được ngân hàng tích hợp tính năng rút tiền tại trụ ATM bằng thẻ CCCD gắn chip của mình, sau đó bạn mới có thể thực hiện chức năng như đã nêu ở trên.

Các bạn lưu ý: Ngân hàng không tự động tích hợp tính năng này vào tài khoản của bạn, bắt buộc các bạn phải mang thẻ CCCD 12 số có gắn chip của mình đến văn phòng giao dịch/trụ sở chính thì mới được tích hợp.

Ngân hàng của bạn đã cho phép rút tiền bằng CCCD gắn chip tại trụ ATM.

Đây là điều tất nhiên, ngân hàng mà bạn mở tài khoản phải đã và đang thực hiện tính năng này thì bạn mới có thể thực hiện giao dịch.

Trong trường hợp ngân hàng của bạn chưa có tính năng này, nhưng tại trụ ATM của ngân hàng khác có sử dụng tính năng rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip thì bạn cũng không thể rút tiền khác trụ ATM được, tính đến thời điểm hiện tại thì chưa thể rút tiền bằng CCCD gắn chip khác trụ ATM.

3. Những ngân hàng có thể rút tiền bằng CCCD gắn chip

Hiện nay, tính năng rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip được thí điểm thực hiện tại các ngân hàng lớn như: VietinBank (thí điểm tại PGD VietinBank – 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) và ngân hàng BIDV (thí điểm tại PGD BIDV – 194 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).

“Bộ Công an vừa thí điểm ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chip thay thế thẻ ATM tại một số chi nhánh ngân hàng ở Hà Nội và Quảng Ninh. Trong đó, BIDV và VietinBank là những ngân hàng đầu tiên tham gia thí điểm dịch vụ này.

Trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 65 năm ngày thành lập BIDV đầu tháng 5 vừa qua, đông đảo khách hàng đã chính thức đón nhận và trải nghiệm tính năng giao dịch mới như chuyển tiền, nộp tiền, rút tiền tại máy ATM,… hoàn toàn bằng CCCD gắn chip một cách dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo an toàn, bảo mật tại các kênh giao dịch tự động ATM, E-Zone của BIDV.

Hiện BIDV đang triển khai chấp nhận CCCD gắn chip trên kênh giao dịch tự động tại 09 điểm trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh. Trong thời gian tới, BIDV sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân – Bộ Công An triển khai mở rộng trên toàn hệ thống và trên ứng dụng BIDV SmartBanking để gia tăng trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng CCCD chip trong giao dịch ngân hàng.

Còn tại VietinBank với dịch vụ này, khách hàng có thêm một hình thức rút tiền mặt mà không cần tới thẻ ngân hàng hay rút tiền bằng mã QR trên VietinBank iPay.

Bằng công nghệ xác thực khách hàng thông qua dữ liệu sinh trắc học kết nối trực tiếp với dữ liệu công dân quốc gia, việc sử dụng CCCD có gắn chip sẽ giúp khách hàng giảm thiểu mọi nguy cơ giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn tối đa trong các giao dịch tài chính.

Theo đó, khi khách hàng quét CCCD tại ATM, hệ thống ngay lập tức kiểm tra và đối chiếu thông tin trên CCCD gắn chip, đảm bảo thông tin chính xác và tiếp tục xác thực thông tin chính chủ thông qua đối chiếu dữ liệu sinh trắc học của khách hàng bằng hình thức: Quét khuôn mặt và vân tay.

Thời gian xác thực thông tin khách hàng rất nhanh chóng, chỉ từ 6 – 8 giây với mỗi giao dịch. Đặc biệt hơn, các khách hàng mới chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang CCCD có gắn chip nhưng chưa cập nhật thông tin với ngân hàng vẫn có thể thực hiện giao dịch rút tiền bình thường” 1.

4. Rút tiền bằng CCCD có an toàn không?

So với hình thức rút tiền bằng thẻ ATM thông thường như trước đây thì hình thúc rút tiền bằng CCCD gắn chip an toàn hơn, bởi ngoài việc phải nhập mã pin tài khoản thẻ ra thì người rút tiền còn phải thực hiện xác nhận khuôn mặt / xác nhận vân tay, do đó mà được tăng cường bảo mật và an toàn hơn cho chủ thẻ.

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) đã thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chip để thực hiện các giao dịch rút tiền, chuyển tiền tại cây ATM của 2 ngân hàng ở Hà Nội và Quảng Ninh. Tuy nhiên, tính bảo mật thông tin khi dùng thẻ căn cước công dân gắn chip để giao dịch là băn khoăn của người dân.

– “Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh – Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc C06 cho biết: Những ngày qua, nhiều người dân có tài khoản tại 2 ngân hàng đã sử dụng căn cước công dân để rút tiền mặt thay vì dùng thẻ ATM truyền thống.

Theo trung tá Vĩnh, người dân sử dụng thẻ ATM truyền thống để rút tiền phải trải qua 10 bước. Thẻ ATM sử dụng nhiều phương thức bảo mật, trong đó chủ tài khoản phải sử dụng mật khẩu do ngân hàng cấp để giao dịch tiền mặt.

Dùng căn cước công dân gắn chip để rút tiền cũng trải qua các bước như sử dụng thẻ ATM. Tuy nhiên, chủ tài khoản sẽ xác thực thêm khuôn mặt, vân tay. Như vậy, mức độ bảo mật tăng lên nhiều lần.

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh phân tích, khách hàng khi bị mất thẻ ATM thường đối diện nguy cơ cao bị đánh cắp tiền trong ngân hàng do lộ, lọt mật khẩu. Khi đánh cắp được thẻ, kẻ gian còn hoàn toàn có thể lấy được tiền nếu nhập đúng mật khẩu.

Tuy nhiên, với việc sử dụng căn cước gắn chip để rút tiền từ ngân hàng, nếu ai đó đánh cắp được căn cước công dân của người dân cũng không thể sử dụng khi rút tiền. Thậm chí, khi thiết bị phát hiện dữ liệu sai sẽ hủy giao dịch.

“Thông tin trên chip phải được đối sánh, đảm bảo trùng khớp thông tin của chủ thẻ trong dữ liệu quốc gia về dân cư”, trung tá Vĩnh nói.

Ngoài ra, người sử dụng căn cước công dân gắn chip phải trùng khớp khuôn mặt, vân tay với chủ tài khoản thì mới lấy được tiền.

Rút tiền bằng CCCD có an toàn không?

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh thông tin về tính bảo mật của việc sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip rút tiền tại cây ATM. Ảnh: V.D

Riêng trong giao dịch ngân hàng, thiết bị đọc chip căn cước công dân không lưu giữ thông tin của công dân. Như vậy, việc rút tiền sẽ đảm bảo tính bảo mật, bảo vệ dữ liệu cá nhân, không bị thất thoát.

“Dữ liệu của mình là do người dân quyết định, người dân có quyền cho phép hoặc từ chối khi ngân hàng sử dụng thông tin căn cước công dân để giao dịch hay không”, ông Vĩnh nói và khẳng định điều này giúp tránh nguy cơ lộ lọt dữ liệu hoặc bị bên thứ 3 kiểm soát, theo dõi thông tin cá nhân.

Trung tá Vĩnh cũng chia sẻ, người dân có thể dùng thẻ căn cước công dân gắn chip để rút tiền ở bất cứ ngân hàng nào, nếu họ đăng ký mở tài khoản bằng căn cước công dân gắn chip ở ngân hàng đó.

Còn trường hợp công dân chỉ đăng ký căn cước công dân để mở tài khoản tại ngân hàng A mà muốn đến ngân hàng B để rút tiền thì không thể thực hiện giao dịch.

Về quy trình giao dịch, trung tá Vĩnh cho hay, người dân rút tiền bằng căn cước công dân phải đặt mặt sau của thẻ (nơi tích hợp chip bảo mật) lên “mắt đọc” tại cây ATM. Sau đó, thiết bị này thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân rồi đối sánh dữ liệu sinh trắc đã lưu trên chip.

Cuối cùng, nếu 2 trường dữ liệu trùng khớp thì người dân thực hiện các thao tác như sử dụng thẻ ATM truyền thống để rút tiền” 2.

– Cách lấy lại tiền khi đã chuyển khoản cho người khác tại ngân hàng Vietcombank

Cho người lạ biết số tài khoản ngân hàng của mình thì có bị làm sao không?

Cách lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác đúng quy định pháp luật

Bị người khác lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không?

Bị kẻ gian hack nick Facebook lừa người quen chuyển tiền có lấy lại được không?

5/5 - (2 bình chọn)

Bài nổi bật

Cách xóa biểu tượng cảm xúc trên Zalo trên máy tính

Cách thu hồi cảm xúc trên tin nhắn Zalo khi lỡ lỡ thả tim, like

Lỡ thả tim trên Zalo thì phải làm sao? Thu hồi thả tim trên tin …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *