Home / ⚖ Pháp luật / Cho vay với lãi suất cao, nhưng tại sao FE CREDIT vẫn tồn tại?

Cho vay với lãi suất cao, nhưng tại sao FE CREDIT vẫn tồn tại?

Bạn có đang thắc mắc vấn đề FE CREDIT mặc dù cho vay và thu lãi suất rất cao nhưng tại sao FE CREDIT vẫn tồn tại, thâm trí ngày càng lớn mạnh như bây giờ không? FE CREDIT cho vay tiền và thu lãi suất cao như vậy có bị coi là cho vay nặng lãi, tổ chức tín dụng đen không? Tại sao công an không bắt app cho vay tiền của công ty tài chính FE CREDIT? Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích để các bạn hiểu rõ vấn đề này.

Hiện nay, nhiều người đang lầm tưởng rằng FE CREDIT là đơn vị cho vay nặng lãi bởi vì thu lãi suất quá cao so với quy định, nhiều người cũng thắc mắc tại sao công ty cho vay tài chính FE CREDIT không bị công an bắt, mặc dù cho vay và thu lãi suất quá cao nhưng vẫn tồn tại cho đến bây giờ? Đó là do FE CREDIT là một doanh nghiệp kinh doanh tài chính, họ có quyền thỏa thuận lãi suất với bên vay mà không bi phạm pháp luật.

Tại sao FE CREDIT vẫn tồn tại cho đến bây giờ?

– FE CREDIT là một tổ chức tín dụng chuyên cho vay tiêu dùng, họ không chịu sự điều chỉnh mức của luật dân sự, mà họ chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng, trong luật các tổ chức tín dụng thì lãi suất do các bên thỏa thuận, do vậy mà FE CREDIT cho vay lãi suất cao nhưng vẫn tồn tại được cho tới bây giờ.

Tại sao FE CREDIT vẫn tồn tại cho đến bây giờ?

(Ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPB FC – Ảnh: Báo Thanh Tra)

Xin lưu ý vấn đề này, FE CREDIT mặc dù cho vay và thu lãi suất cao, nhưng họ vẫn không bị coi là cho vay nặng lãi hay tổ chức tín dụng đen, họ vẫn là tổ chức tín dụng cho vay tiêu dùng, chỉ có những cá nhân cho vay mà thu lãi suất cao hơn 20%/năm của khoản tiền vay thì mới vi phạm pháp luật, còn đối với những công ty tài chính, tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay mà thu lãi suất cao (cao hơn 20%/năm của khoản tiền vay) thì họ vẫn không vi phạm pháp luật.

– Lãi suất áp dụng cho các công ty tài chính

– Lãi suất cho vay dành cho các tổ chức tín dụng (bao gồm cả FE CREDIT) được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 91 luật các tổ chức tín dụng 2017 như sau:

Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Như vậy, trong trường hợp bạn đi vay của FE CREDIT thì bạn có quyền thỏa thuận về lãi suất cho vay với công ty FE CREDIT, nếu phía bên FE CREDIT không đồng ý mức lãi suất mà bạn đưa ra thì bạn có quyền từ chối vay, còn nếu như bạn đã đồng ý với mức lãi suất mà phía bên FE CREDIT đưa ra và đã ký hợp đồng vay, đã nhận tiền vay thì lúc này, bạn có nghĩa vụ phải trả khoản tiền gốc và tiền lãi theo lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng vay đó.

Ví dụ: Nếu bạn ký hợp đồng vay với bên FE CREDIT số tiền 100 triệu đồng, trong hợp đồng vay thỏa thuận lãi suất là 5%/tháng (tương đương 60%/năm) thì hợp đồng vay này mặc dù cao hơn 20%/năm của khoản tiền vya nhưng vẫn có hiệu lực pháp luật, lúc này bạn vẫn phải có nghĩa vụ trả lãi hàng tháng với số tiền là 5 triệu đồng/tháng, tổng 1 năm bạn phải đóng tiền lãi 60 triệu đồng.

Như vậy, thông qua quy định của luật các tổ chức tín dụng thì các bạn đã giải đáp được câu hỏi tại sao FE CREDIT vẫn tồn tại cho tới bây giờ, mặc dù là bên công ty cho vay và thu lãi suất cao nhưng họ cũng có những rủi ro bị bùng tiền, trốn nợ của những người không có khả năng trả nợ, đây có thể cũng là một trong những cách thức kinh doanh của FE CREDIT, chấp nhận rủi ro để thu lợi nhuận cao.

Còn đối với những cá nhân cho vay mà thu lãi suất cao, vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay thì như thế nào? Đối với những cá nhân mà cho vay và thu lãi suất cao vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay thì là vi phạm pháp luật về lãi suất vay, các cá nhân hoạt động cho vay đơn lẻ sẽ chịu sự điều chỉnh của luật dân sự (không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay).

– Lãi suất quy định dành cho cho các nhân

– Lãi suất cho vay được áp dụng đối với những cá nhân được quy định cụ thể tại điều 468 bộ luật dân sự 2015, lãi suất được quy định cụ thể như sau:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, theo điều 468 bộ luật dân sự 2015, chúng ta sẽ rút ra được những nội dung sau:

+ Thứ nhất, lãi suất cho vya là do các bên tự thỏa thuận với nhau, nhưng không được vượt quá 20%/năm (khoảng 0,016%/tháng) của khoản tiền vay, nếu vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay thì phần lãi suất vượt quá đó không có hiệu lực pháp luật.

Ví dụ: Nếu bạn cho người khác vay 100 triệu đồng, lúc này bạn chỉ được phép thu lãi suất tối đa 20 triệu/năm (khoảng 0,016%/tháng, tương đương khoảng 1.600.000 VNĐ/tháng)

+ Thứ 2, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác, điều này có nghĩa là dành cho luật các tổ chức tín dụng, các tổ chức cho vài chính (như FE CREDIT) sẽ không chịu sự điều chỉnh bởi bộ luật này, mà chịu sự điều chỉnh bởi luật chuyên ngành, ở đây luật chuyên ngành là luật các tổ chức tín dụng, lãi suất như chúng tôi đã nêu ở trên.

+ Thứ 3, trong trường hợp bạn vay tiền của một người nào đó, nếu như 2 bên không có thỏa thuận rõ ràng về lãi suất cho vay thì bạn sẽ phải chịu mức lãi suất là 10%/năm của khoản tiền mà bạn đã vay.

Ví dụ: Nếu bạn cho người khác vay 100 triệu, nhưng 2 bên không có thỏa thuận về mức lãi suất vay, hoặc thỏa thuận nhưng không rõ ràng, không có chứng minh lãi suất vay cụ thể, lúc này người vay tiền chỉ phải lãi cho bạn tối đa 10%/năm của khoản tiền vay đó ( khoảng 0,08%/tháng, tương đương khoảng 833.000 VNĐ/tháng).

Do vậy, khi cho người khác vay tiền thì tốt nhất các bạn nên viết giấy cho vay tiền rõ ràng, hoặc làm hợp đồng cho vay và ghi rõ lãi suất để tránh bị thiệt khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp về mức lãi suất cho vay.

Như vậy, trên đây là trả lời câu hỏi cho vay với lãi suất cao, nhưng tại sao FE CREDIT vẫn tồn tại cho tới bây giờ, thậm trí còn phát triển ngày càng lớn mạnh, nguyên nhân là bởi vi công ty tài chính FE CREDIT họ chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng nên họ không vi phạm pháp luật về lãi suất khi cho vay.

Vay tiền của những app cho vay tiền online không trả có sao không?

Có nên trốn nợ, bùng tiền của những app cho vay tiền online không?

Cách đối phó với tổ chức tín dụng đen, app cho vay nặng lãi online

5/5 - (9 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

One comment

  1. “+ Thứ nhất, lãi suất cho vya là do các bên tự thỏa thuận với nhau, nhưng không được vượt quá 20%/năm (khoảng 0,016%/tháng) của khoản tiền vay, nếu vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay thì phần lãi suất vượt quá đó không có hiệu lực pháp luật.”

    Xem lại tính chia 20:12=1,67%/tháng mới là đáp án đúng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *