Home / ⚖ Pháp luật / Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Shopee

Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Shopee

Làm cách nào để thu hồi lại tài sản khi bị người khác lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng? Dưới đây văn phòng Điều Tra Viên 126 sẽ hướng dẫn các bạn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Shopee,… một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.

Hiện nay, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội diễn ra rất phổ biến và công khai, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook và Zalo – Đây là 2 mạng xã hội có lượng người dùng tham gia lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Lợi dụng số người tham gia lớn, các đối tượng lừa đảo thường lên mạng xã hội để tìm con mồi, từ đó chiếm đoạt tài sản của bị hại. Vậy thì, khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng thì làm cách nào để lấy lại tiền?

1. Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Shopee

Bước 1: Xác định tội phạm lừa đảo qua mạng

Đầu tiên, trước khi tố giác tội phạm thì người bị hại (ở đây chúng tôi gọi là các bạn) cần phải xác định chính xác đối tượng mà các bạn chuẩn bị tố cáo có phải là tội phạm hay không?

Để xác định được một người có phải là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng hay không thì các bạn căn cứ vào các dấu hiệu của tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự 2015 để xác định.

Thế nào là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là hành vi dùng thủ đoạn gian dối (thông qua phương tiện truyền thông, mạng xã hội) để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, trường hợp dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2 triệu đồng thì phải thuộc các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 1 điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

Ví dụ: Nguyễn Văn A  quảng cáo, bán hàng trên mạng xã hội Facebook một chiếc điện thoại iPhone 12 với giá 10 triệu đồng, yêu cầu người mua hàng là Trịnh Thị B phải chuyển khoản trước 5 triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển hàng, nhưng khi B đã chuyển khoản cho A số tiền 5 triệu đồng thì lúc này A không giao chiếc điện thoại iPhone 12 cho B, mà thay vào đó là giao cho B một chiếc điện thoại 6S, khi B gọi điện hỏi thì A chặn số liên lạc, chặn tin nhắn Messenger, hoặc khóa máy, hoặc khóa tài khoản Facebook bán hàng,… Thì lúc này, Nguyễn Văn A đã có dấu hiệu của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và lúc này Trịnh Thị B có thể tố giác Nguyễn Văn A với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bước 2: Thu thập thông tin, chứng cứ bị lừa đảo

Sau khi đã xác định được đối tượng có phải là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng hay không thì các bạn hãy thu thập tất cả những thông tin và chứng cứ liên quan đến vụ việc để tố giác tội phạm đến cơ quan chức năng.

Để thực hiện cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng được hiệu quả thì các bạn cần phải thu thập thông tin và chứng cứ đầy đủ và chính xác. Các bạn cần thu thập những thông tin và chứng cứ sau đây:

+ Thu thập thông tin về đôi tượng lừa đảo qua mạng

Các bạn cần thu thập tất cả những thông tin của đối tượng lừa đảo mà bạn có được, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư (hoặc căn cước công dân), địa chỉ, số điện thoại, email, và các thông tin khác mà bạn có thể thu thập được.

+ Thu thập các tài liệu liên quan đến vụ việc bị lừa đảo

Các bạn cần phải thu thập đầy đủ, chính xác, chi tiết những loại chứng cứ liên quan đến việc bị lừa đảo. Trong tố tụng hình sự thì các bạn chỉ được thu thập những loại chứng cứ dưới đây, ngoài ra các loại chứng cứ khác đều không có giá trị sử dụng.

Căn cứ pháp lý tại điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể như sau:

“Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự”.

Như vậy, trong ví dụ mua bán điện thoại giữa A và B ở trên thì khi B thu thập chứng cứ để trình báo cơ quan chức năng có thể thu thập các chứng cứ sau đây:

+ Thu thập chính chiếc điện thoại 6S là vật chứng để giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.

+ Thu thập biên lai chuyển tiền, hóa đơn chuyển tiền, đoạn tin nhắn chat và trao đổi – thỏa thuận khi mua bán, đoạn quảng cáo trên Facebook bán điện thoại kèm theo những cam kết,… làm nguồn chứng cứ từ dữ liệu điện tử

+ Nếu như có bản ghi âm cuộc gọi khi mua bán thì các bạn cũng thu thập lại để làm nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử

+ Và các loại tài liệu, chứng cứ khác mà bạn có được khi thu thập theo quy định tại điều 87 của bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Bước 3: Tố giác tội phạm đến cơ quan công an

Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin và chứng cứ liên quan đến vụ việc, lúc này các bạn có thể thực hiện cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội bằng cách tố giác tội phạm đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

Căn cứ pháp lý tại điểm a, b khoản 2 điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm quyền cụ thể như sau:

“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm”.

Vậy thì, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm, giải quyết đơn tố cáo tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự? Cơ quan có thẩm quyền này bao gồm 2 cơ quan, đó chính là cơ quan Công anViện kiểm sát. Đây là 2 cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm, giải quyết tin tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

Đầu tiên là cơ quan Công an, Viện kiểm sát sẽ tiếp nhận tin tố giác tội phạm của người dân, sau đó họ sẽ kiểm tra, đánh giá và xác minh các thông tin, tài liệu, chứng cứ trong đơn tố giác,.. Nếu như có dấu hiệu của tội phạm thì họ sẽ thực hiện kiến nghị khởi tố vụ án hình sự theo thẩm quyền của mình.

Các bạn tìm hiểu danh sách các số điện thoại, địa chỉ, email của các cơ quan công an, Viện kiểm sát có thẩm quyền tiếp nhận tin báo – giải quyết đơn tố giác – kiến nghị khởi tố vụ án hình sự ở TPHCM và Hà Nội để nộp đơn theo thẩm quyền.

Bước 4: Cơ quan chức năng kiến nghị khởi tố

Sau khi xem xét, đánh giá và kiểm tra các thông tin, tài liệu và chứng cứ mà người tố giác cẩn thận, nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ kiến nghị khởi tố vụ án hình sự với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để điều tra vụ án.

Các bạn lưu ý rằng, quá trình kiến nghị khởi tố vụ án hình sự chưa phải là chính thức buộc tội đối tượng, mà việc buộc tội sẽ do Viện kiểm sát buộc tội bằng một bản cáo trạng có thể hiện đầy đủ thông tin.

Tìm hiểu cụ thể thời gian cơ quan chức năng giải quyết đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong bao lâu?

Bước 5 :Cơ quan Công an tiến hành điều tra

Cơ quan điều tra vụ án hình sự chính là cơ quan công an điều tra, trong quá trình điều tra thì cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể thực hiện một số biện pháp khẩn cấp tạm thời (ví dụ phong tỏa tài khoản ngân hàng), tạm giữ người, khám xét người, khám xét nơi ở, thu giữ tài liệu liên quan, và các biện pháp nghiệp vụ điều tra khác trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Quá trình kiến nghị khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do cơ quan chức năng thực hiện, đôi khi cơ quan chức năng cần thêm thông tin, hoặc yêu cầu lấy lời khai,… Thì người tố giác, người bị hại cần hợp tác với cơ quan chức năng để giúp quá trình điều tra vụ án được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Bước 6: Viện kiểm sát truy tố trước Tòa án

Sau khi cơ quan điều tra đã điều tra được đầy đủ thông tin và chứng cứ liên quan đến tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ có kết luận điều tra vụ án cụ thể. Tiếp theo, cơ quan điều tra sẽ chuyển hồ sơ vụ án sang cho Viện kiểm sát để thực hiện chức năng của mình.

Khi Viện kiểm sát nhận được hồ sơ và đã có kết luận điều tra của cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát sẽ truy tố ra trước Tòa án bằng một bản cáo trạng có thể hiện đầy đủ thông tin để làm căn cứ cho Tòa án xét xử vụ án. Quá trình truy tố bị can bằng bản cáo trạng sẽ được thực hiện theo quy tình, thủ tục mà pháp luật quy định.

Để tìm hiểu thêm về bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân, xin mời tham khảo bài phân tích bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân có ý nghĩa gì? Nội dung bao gồm những gì? Ai là người đọc bản cáo trạng?

Bước 7: Tòa án xét xử vụ án vụ án lừa đảo

Sau khi nhận bản cáo trạng và hồ sơ vụ án mà Viện kiểm sát nhân dân chuyển sang thì Tòa án sẽ xem xét, nếu đầy đủ thông tin và chứng cứ buộc tội bị can thì Tòa án sẽ nhận hồ sơ và thụ lý vụ án.

Nếu như hồ sơ vụ án chưa đầy đủ thông tin và chứng cứ để buộc tội bị can thì Tòa án sẽ trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. Quy trình, thời gian và thủ tục trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Khi hồ sơ đã đầy đủ chứng cứ để buộc tội bị can thì Tòa án tiếp nhận và thụ lý vụ án, sau đó thực hiện các thủ tục để xét xử vụ án. Quá trình xét xử vụ án bao gồm các thủ tục, quy định theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử vụ án hình sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì Tòa án sẽ ra bản án hoặc quyết định, bị cáo có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án hoặc quyết định, hết thời hạn trên thì bị cáo không có quyền kháng cáo nữa, bản án lúc này chính thức có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị hại lấy lại tiền hi bị lừa đảo trên mạng bằng cách nào?

Sau khi Tòa án xét xử vụ án thì hồ sơ sẽ được chuyển sang cơ quan thi hành án, lúc này người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng có quyền yêu cầu thu hồi tài sản và bồi thường thiệt hại, tuy nhiên về yêu cầu bồi thường thiệt hại thì bị hại phải chứng minh được việc bị lừa đảo đảo trên mạng có thiệt hại xảy ra.

Căn cứ pháp lý tại điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:

“Điều 62. Bị hại

1. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

4. Bị hại có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.

Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều này”.

Theo đó, người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản (người bị hại trong tố tụng hình sự) có quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại, và có quyền đề nghị các biện pháp bảo đảm bồi thường để thu hồi tài sản khi bị lừa đảo trên mạng gây ra.

Như vậy, trên đây là hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook, Zalo với 7 bước cơ bản, quá trình cơ quan tiến hành tố tụng vụ án từ khi nhận đơn tố giác đến khi xét xử vụ án và áp dụng các biện pháp tư pháp để thu hồi tài sản cho người bị hại cũng mất khá nhiều thời gian, tuy nhiên các bạn cần hợp tác với cơ quan chức năng để thu hồi lại số tiền mà mình đã bị lừa đảo trên mạng một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng theo quy định của pháp luật, chúc các bạn thành công!

Bị lừa đảo trên mạng khi chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không? Lấy lại bằng cách nào?

Cách trình báo, tố giác tội phạm đến Công an khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản đúng thẩm quyền giải quyết

Đường dây nóng tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội

Cảnh giác những hình thức môi giới chơi chứng khoán quốc tế trên mạng lừa đảo tinh vi và phổ biến nhất hiện nay.

5/5 - (5 bình chọn)

Bài nổi bật

Vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng video, tin tức mới nhất

Thông tin vụ án chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng mới nhất

Ngày 22/7/2022 xảy ra vụ chặt đầu ở Kiến An Hải Phòng kinh hoàng gây …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *